Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu phân tích hoạt độngtín dụng và rủi ro tín dụng của phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội huyện long phú (Trang 79 - 83)

5.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG

5.2.2. Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng

* Phải thực hiện nghiêm túc khâu thẩm định khách hàng, kiểm tra và giám sát vốn vay

Để phòng ngừa cũng như hạn chế rủi ro trong cơng tác tín dụng của PGD thì

khâu thẩm định được xem là khâu quan trọng nhất. Nhưng để thẩm định một cách

chính xác địi hỏi người cán bộ tín dụng phải thực hiện những nhiệm vụ sau:

- Cán bộ ngân hàng trước khi cho vay phải trở thành người tìm hiểu phương

cách làm ăn và tư vấn cho người nghèo phương cách đó. Cần phải có chiến lược lâu

dài, bắt đầu từ gói cho vay nhỏ để họ làm quen dần với việc sử dụng vốn, đến gói cho vay lớn hơn để mở rộng quy mơ sản xuất.

- Ngoài ra cần xác định rõ thời hạn cho vay vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến

phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh tạo điều kiện cho người vay có nguồn thu nhập, trả nợ đúng hạn, góp phần làm giảm tỷ lệ nợ quá hạn phát sinh.

- Cán bộ tín dụng thường xuyên kiểm tra và giám sát việc sử dụng vốn vay của các hộ vay, đảm bảo nguồn vốn vay được sử dụng đúng mục đích, điều này góp phần hạn chế rủi ro.

- Bên cạnh đó, cán bộ tín dụng cần phải thường xuyên đôn đốc, xử lý những

trường hợp người vay trả nợ, lãi khơng đúng hạn, tìm hiểu nguyên nhân đồng thời đưa ra những giải pháp thích hợp để hỗ trợ, giúp đỡ người vay có hướng giải quyết

nhằm đảm bảo an tồn vốn tín dụng.

* Tăng cường công tác phối hợp với các tổ chức, đoàn thể nhằm hạn chế và xử lí kịp thời rủi ro

- Cần phải phối hợp với các tổ chức CT-XH thành lập thêm các điểm giao dịch cố định tại các xã để thực hiện nhiệm vụ giải ngân trực tiếp đến từng hộ vay; thu nợ, thu lãi theo định kỳ thông qua các tổ giao dịch lưu động nhằm ngăn chặn, xử lý kịp thời các hiện tượng tiêu cực. Bên cạnh đó thơng qua hoạt động của các Tổ chức này PGD có thể tiết kiệm chi phí và nâng cao dung lượng hoạt động tín dụng.

- Ngồi ra, trong hoạt động tín dụng cần quan tâm, tranh thủ sự hỗ trợ của các cấp chính quyền, ban, ngành, đồn thể địa phương, cũng cố các tổ vay vốn làm cầu nối giữa cán bộ tín dụng và khách hàng nhằm làm tăng năng suất lao động và hiệu quả hơn cho PGD.

* Tích cực tiến hành xử lý nợ quá hạn

- Qua kết quả phân loại nợ PGD chủ động lên kế hoạch phối hợp với các

đồn thể nhận ủy thác, chính quyền địa phương, các tổ TK&VV có từng biện pháp

xử lí thích hợp cho từng nhóm nợ.

+ Đối với nhóm nợ có khả năng trả nợ thì tổ chức cho các hội đoàn thể, các

Tổ TK&VV vận động các hộ trả nợ tốt thì có chính sách khuyến khích đầu tư lại để phát triển sản xuất.

+ Đối với những hộ vay vốn có khả năng trả nợ nhưng cố tình khơng trả thì

phải kiên quyết xử lí thậm chí lập thủ tục khởi tố để răn đe cho các hộ khác. Bên cạnh đó đối với nhóm nợ khơng có khả năng trả do nguyên nhân khách quan thì nên tiến hành họp Tổ TK&VV công khai ra dân, lập hồ sơ xử lí nợ theo quy định.

- Gửi thơng báo nợ, lãi đến hạn kịp thời đến Ban xóa đói giảm nghèo và các hội đoàn thể xã, tổ trưởng Tổ TK&VV, kết hợp xử lí các món nợ đã đến hạn, quá hạn.

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. KẾT LUẬN

Nhìn chung trong những năm qua được sự quan tâm chỉ đạo sâu sắc kịp thời của Ngân hàng cấp trên, cùng với sự giúp đỡ của các cấp Ủy Đảng, chính quyền địa

phương, các ban ngành đoàn thể cùng sự nổ lực của cấp lãnh đạo và toàn thể nhân

viên PGD NHCSXH huyện Long Phú, hoạt động của Ngân hàng đạt được những kết quả khá tốt.

- Hiệu quả hoạt động kinh doanh của PGD tăng rõ rệt qua các năm thể hiện qua tỷ lệ tăng lợi nhuận bình quân là 74,38%. Mặc dù hoạt động khơng vì mục đích lợi nhuận nhưng với kết quả đạt được bước đầu tạo nền tảng cho PGD phát triển tốt

hơn trong thời gian sắp tới.

- Đối với hoạt động tín dụng, doanh số cho vay, doanh số thu nợ của các

chương trình khơng ngừng tăng qua các năm. Điều này đã chứng tỏ sự phối hợp

chặt chẽ giữa Ngân hàng với Chính quyền địa phương trong công tác đưa nguồn vốn đến tay hộ nghèo và các đối tượng chính sách.

- Thực hiện có hiệu quả các biện pháp để giảm thiểu nợ quá hạn nên tình hình nợ q hạn có xu hướng giảm. Tuy nhiên đối với chương trình hộ nghèo tỷ lệ nợ quá hạn vẫn còn cao. Do đó, tập thể CBCNV của Ngân hàng cần quan tâm hơn nữa đến công tác đôn đốc, thu hồi và xử lí nợ đến hạn.

Bên cạnh những mặt đạt được thì Ngân hàng vẫn cịn tồn tại những thiếu sót sau:

- Nguồn vốn huy động chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu nguồn vốn. Khoảng cách giữa vốn huy động và cho vay còn lớn do đó Ngân hàng TW phải thường

xuyên tăng vốn điều chuyển để đảm bảo nhu cầu vốn vay của hộ nghèo và các đối tượng chính sách.

- Trình độ thẩm định của một số cán bộ cịn hạn chế, thực hiện qui trình tín dụng chưa chặt chẽ dẫn đến nguy cơ tiềm ẩn nhiều rủi ro trong cơng tác tín dụng.

Tuy nhiên với những kết quả đạt được trong thời gian qua có thể khẳng định nguồn vốn vay của Phịng giao dịch NHCSXH huyện đã giúp cho các hộ nghèo, các

đối tượng chính sách có được cơng ăn việc làm, tăng thu nhập, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Bằng việc lồng ghép các chương trình khác

vào sinh hoạt, tổ TK&VV đã giúp các thành viên trao đổi, học hỏi cách làm ăn, góp phần tạo dựng cuộc sống ổn định, vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất q hương mình. Phịng giao dịch NHCSXH đang trở thành chỗ dựa cho bà con nông dân huyện Long Phú trong cơng cuộc xóa đói giảm nghèo, xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc, góp phần rút ngắn khoảng cách giàu nghèo trong xã hội.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt độngtín dụng và rủi ro tín dụng của phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội huyện long phú (Trang 79 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)