Phân tích doanh số thu nợ

Một phần của tài liệu phân tích hoạt độngtín dụng và rủi ro tín dụng của phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội huyện long phú (Trang 57 - 61)

4.1.2. Phân tích tình hình sử dụng vốn

4.1.2.2. Phân tích doanh số thu nợ

Để hiểu rõ hơn về doanh số thu nợ của PGD NHCSXH huyện Long Phú ta đi vào phân tích bảng số liệu:

GVHD: Nguyễn Xuân Vinh 58 SVTH: Hoàng Quế Nhi Bảng 4.6: DOANH SỐ THU NỢ THEO CHƯƠNG TRÌNH TÍN DỤNG CỦA PGD NHCSXH

HUYỆN LONG PHÚ QUA 03 NĂM 2007-2009

ĐVT: Triệu đồng

(Nguồn: Tổ KH - NV PGD NHCSXH huyện Long Phú)

Năm So sánh

2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008

Stt KHOẢN MỤC

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền %

1 Hộ nghèo 5.230,62 5.044 9.962 (186,62) (3,57) 4.918 97,50 2 Giải quyết việc làm 944,50 606 2.316 (338,50) (35,84) 1.710 282,18 3 Hộ SXKD VKK 129,75 577 2.865 447,25 344,7 2.288 265,66 4 HSSV có HCKK 4 57 519 53 1.325 462 810,53 5 Xuất khẩu lao động 336,54 221 928 (115,54) (34,33) 707 319,91

6 DTTS ĐBKK 0 18 42 18 100 24 133,33

7 NS&VSMT 0 0 130 0 0 130 100

8 Hộ nghèo về nhà ở 0 0 8 0 0 8 100

9 Hộ ĐBDTTS ĐSKK 0 0 5 0 0 5 100

10 Cho vay ĐV nghèo 97,54 545 60 447,56 458,84 (485) 88,99

11 Dự án CWPD 0 0 671 0 0 671 100

Tổng doanh số thu nợ 6.742,95 7.068 17.506 325,15 4,82 11.408 161,40

Nhận xét: Doanh số thu nợ qua 03 năm của PGD NHCSXH liên tục tăng.

Năm 2008 là 7.068 triệu đồng tăng 4,82% so với 2007 và năm 2009 là 17.506

triệu đồng, tăng với tốc độ cao là 161,40% so với 2008. Chứng tỏ chất lượng tín dụng của PGD khơng ngừng được nâng cao do đời sống của những hộ nghèo và

các đối tượng chính sách được cải thiện rõ rệt. Cụ thể tình hình thu nợ của PGD phân theo các chương trình như:

Chương trình hộ nghèo: năm 2007 doanh số thu nợ là 5.230,62 triệu

đồng, mặc dù năm 2008 giảm xuống còn 5.044 triệu đồng nhưng sang năm 2009 tăng lên đáng kể đạt mức 9.962 triệu đồng. Do năm 2009 tình hình kinh tế huyện có bước phát triển khá, cụ thể là hoạt động nông nghiệp đạt nâng suất cao với tổng sản lượng lúa 306.784 tấn, đạt 114,37% kế hoạch và tình hình chăn nuôi gia súc gia cầm của địa phương cũng đạt kết quả tốt do dịch bệnh được khống chế kịp thời, đặc biệt là hoạt động nuôi trồng đánh bắt thủy hải sản với tổng sản

lượng lên đến 50.200 tấn, với những kết quả trên đã phản ánh được đời sống của người dân trong huyện được cải thiện rõ rệt, đặc biệt là các hộ nghèo hoạt động

chủ yếu trong lĩnh vực nơng nghiệp.

Chương trình giải quyết việc làm: là một trong những chương trình được sự

quan tâm nhiều của các cấp chính quyền địa phương, tuy nhiên doanh số thu nợ của chương trình khơng cao: năm 2007 là 944,5 triệu đồng và năm 2008 giảm còn 606 triệu đồng. Nguyên nhân: trong năm do điều kiện sản xuất khó khăn nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ kết quả ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ của PGD. Nhưng đến năm 2009 doanh số thu nợ tăng lên mức 2.316 triệu đồng tức tăng 282,18% so với 2008. Có được kết quả trên là do trong năm 2009 Ban Chỉ Đạo XĐGN-VL huyện đã phối hợp với các tổ chức đồn thể xây dựng một số mơ hình giải quyết việc làm, tự tạo việc làm tại địa phương, như ni bị lai sin, mơ hình cắt lúa, mơ hình ni heo nái, thịt, mơ hình đưa cây màu xuống

chân ruộng, đan đát… Kết quả đã tạo được công ăn việc làm cho nhiều lao động trong huyện, tính riêng năm 2009 có trên 1.500 hộ thốt nghèo nhờ chương trình này.

Chương trình hộ SXKD vùng khó khăn: doanh số thu nợ của chương trình

khơng ngừng tăng qua các năm, năm 2007 doanh số thu nợ của là 129,75 triệu

tốc độ cao 265,66% làm cho doanh số thu nợ đạt 2.865 triệu đồng. Do trong các

năm gần đây Ngành nông nghiệp đã mở lớp tập huấn với 325 lớp chuyển giao

khoa học kỹ thuật có 10.960 lượt người tham dự, đồng thời xây dựng trên 60 mơ hình trình diễn kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản,... Trên 3.000 lượt

người tham gia, từ đó giúp bà con nông dân đặc biệt là các hộ SXKD vùng khó khăn áp dụng được các kiến thức khoa học kỹ thuật làm tăng năng suất sản xuất,

từ đó nâng cao thu nhập cải thiện đời sống của người dân.

Chương trình học sinh, sinh viên có hồn cảnh khó khăn: năm 2007

doanh số thu nợ của chương trình là 4 triệu đồng, sang năm 2008 tăng lên với tốc

độ đáng kể là 1.325% so với 2007 tức tăng đến mức 57 triệu đồng, năm 2009 tăng lên 519 triệu đồng. Doanh số thu nợ của chương trình liên tục tăng là do trong năm 2008 và năm 2009 nhiều sinh viên tốt nghiệp và tìm được việc làm ổn định nên có khả năng trả nợ cao.

Chương trình xuất khẩu lao động: doanh số thu nợ năm 2007 của

chương trình là 336,54 triệu đồng nhưng sang 2008 giảm cịn 221 triệu đồng. Vì năm 2008 khủng hoảng tài chính, suy thối kinh tế ở nhiều nước kéo theo sự bất ổn trong vấn đề việc làm của người lao động trên tồn cầu mà trong đó có một bộ

phận lao động nước ngoài của Việt Nam cũng bị ảnh hưởng. Vì thế đời sống của lực lượng lao động được đưa sang nước ngồi gặp nhiều khó khăn, làm giảm khả

năng trả nợ vay của Ngân hàng. Đến năm 2009, doanh số thu nợ của PGD tăng

lên 928 triệu đồng, do trong những năm gần đây Ngân hàng đã phối hợp chặc chẽ với các Trung tâm dạy nghề và xúc tiến việc làm tổ chức được 12 lớp dạy nghề cho 380 lao động, do đó chất lượng lao động xuất khẩu ngày càng được nâng lên làm cho thu nhập của họ cũng được cải thiện đáng kể.

Chương trình dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn: doanh số thu nợ năm

2008 là 18 triệu đồng tăng 100% so với năm 2007. Đa phần bà con đồng bào dân tộc hoạt động trong lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi nhưng trong năm 2008 tình hình sâu hại và dịch bệnh phát triển rộng ảnh hưởng đến năng suất sản suất dẫn

đến thu nhập thấp, từ đó làm cho khả năng trả nợ đúng hạn không cao, đến năm

2009 tốc độ tăng doanh số thu nợ của PGD là 133,33% so với 2008 tức tăng lên 42 triệu đồng. Nguyên nhân: các Tổ TK&VV, các tổ chức Nông dân, Phụ nữ ở từng xã đã tăng cường công tác hướng dẫn bà con trong việc trồng cây gì, ni

con gì phù hợp với điều kiện sản xuất của địa phương và định hướng cho họ sử dụng vốn vay có hiệu quả, bên cạnh đó do điều kiện tự nhiên thuận lợi sản xuất

đạt hiệu quả cao làm cải thiện khả năng trả nợ.

Chương trình nước sạch và vệ sinh mơi trường: Chương trình được

PGD áp dụng vào năm 2008 do đó doanh số thu nợ vào năm 2009 là 130 triệu

đồng, tức tăng 100% so với 2008.

Chương trình hộ nghèo về nhà ở: chương trình được PGD chính thức

thực hiện vào năm 2009 do đó doanh số thu nợ tương đối khơng cao chỉ ở mức 8 triệu đồng, tăng 100% so với năm 2008.

Chương trình hộ đồng bào dân tộc thiểu số đời sống khó khăn: cũng

giống như chương trình hộ nghèo về nhà ở, chương trình này cũng mới chính

thức áp dụng vào năm 2009 do đó doanh số thu nợ chỉ đạt 5 triệu đồng với mức

tăng 100% so với năm 2008.

Chương trình cho vay Đảng viên nghèo: doanh số thu nợ năm 2007 là

97,54 triệu đồng, năm 2008 tăng lên đáng kể là 545 triệu đồng, do được sự hỗ trợ của địa phương cán bộ Đảng viên nghèo đã có nguồn vốn vay phù hợp cùng với tinh thần chí thú làm ăn, hơn nữa là sự hỗ trợ của các cấp các nghành tạo mọi

điều kiện giúp cho họ làm ăn có hiệu quả, tạo điều kiện tốt nhất cho họ có thể

thanh tốn những món nợ vay của Ngân hàng. Năm 2009 giảm xuống còn 60 triệu đồng do chỉ còn một vài khách hàng còn dư nợ đa số đã thanh tốn hết các khoản nợ vay.

Chương trình CWPD: doanh số thu nợ năm 2007, 2008 là 0 triệu đồng,

đến năm 2009 doanh số thu nợ là 671 triệu đồng, tăng 100% so với năm 2008.

Tóm lại, doanh số thu nợ giữa của các chương trình qua các năm tuy có

khác nhau do đặc điểm sản xuất kinh doanh, do các nhân tố khách quan nhưng

nhìn chung hoạt động sản sụất kinh doanh của các đối tượng điều đạt hiệu quả và

đóng góp vào hiệu quả chung của ngân hàng, Bên cạnh đó phải kể đến cơng lao

to lớn của các cán bộ tín dụng trong việc kiểm tra, giám sát và đôn đốc khách hàng trả nợ.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt độngtín dụng và rủi ro tín dụng của phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội huyện long phú (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)