Bản án số 18/2018/HSST ngày /4/2018 của TAND huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai.

Một phần của tài liệu Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội chưa đạt theo luật hình sự việt nam (Trang 29 - 31)

Nhận xét, đánh giá hai vụ án trên:

Trong hai vụ án trên thì đối với vụ án thứ nhất (Phụ lục số 07), Long đã thực hiện hành vi là dùng tay trái giật chiếc giỏ xách của chị Triết nhưng do chị Triết giữ chặt chiết giỏ xách nên Long không giật được chiếc giỏ của chị Triết và Long bị bắt giữ ngay sau đó. Tức là, trong vụ án này, Long và Huy chưa chiếm đoạt được tài sản của nạn nhân, cũng chưa gây ra bất kỳ thiệt hại nào cho chị Triết cũng như cho tài sản mà Long và Huy định chiếm đoạt nhưng Huy và Long được Tịa án áp dụng tình tiết giảm nhẹ TNHS “phạm tội nhưng gây thiệt hại không lớn” tại điểm g khoản 1 Điều 46 BLHS năm 1999. Trong khi ở vụ án thứ hai (Phụ lục số 08), M đã tiếp cận được với tài sản định chiếm đoạt là chiếc xe máy. Do M nghĩ chìa khóa mà M sẵn có sẽ mở được khóa của chiếc xe máy định chiếm đoạt nên M khơng xoay, khơng lắc chìa khóa mà dùng tay trái nắm vào tay lái bên trái của chiếc xe, tay phải cầm giữ tay nắm phía sau yên xe, dùng chân chống phụ làm trụ rồi quay chiếc xe máy theo chiều kim đồng hồ một góc khoảng 1000, đầu xe quay hướng về phía bậc thềm nhà, đi xe hướng về phía bờ tường. Ý định của M là sau khi quay xe sẽ dắt xe đi ra ngoài cổng nhà nạn nhân để lấy trộm tài sản. Khi M đang quay xe, thì bị anh T từ trong nhà đi ra phát hiện, bắt giữ. Như vậy, trong vụ án thứ hai, M đã quay xong chiếc xe, chuẩn bị nổ máy để chạy thì bị phát hiện kịp thời. Tức là, trong vụ án thứ hai, M cũng chưa chiếm đoạt được tài sản của nạn nhân, M cũng chưa gây ra bất kỳ thiệt hại nào cho anh T cũng như tài sản của anh T mà M định chiếm đoạt nhưng M lại được Tịa án áp dụng tình tiết giảm nhẹ TNHS “phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại” tại điểm g khoản 1 Điều 46 BLHS năm 1999.

Có thể thấy, mặc dù hiện nay chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về tình tiết giảm nhẹ TNHS “phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại khơng lớn” nhưng tình tiết giảm nhẹ TNHS này thường được hiểu: Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại là trường hợp phạm tội nhưng thiệt hại trên thực tế chưa xảy ra còn phạm tội nhưng gây thiệt hại không lớn là trường hợp phạm tội và thiệt hại trên thực tế đã xảy ra nhưng khơng lớn do ngun nhân khách quan nằm ngồi ý muốn chủ quan của người phạm tội.20 Với cách hiểu như hiện nay thì trong hai vụ án trên, rõ ràng Long, Huy, M đều chưa gây ra thiệt hại gì nhưng Long và Huy được Tòa án áp dụng tình tiết giảm nhẹ TNHS “phạm tội nhưng gây thiệt hại khơng lớn” cịn M lại được Tịa án áp dụng tình tiết giảm nhẹ TNHS “phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại”.

20

Mặc dù hai tình tiết giảm nhẹ TNHS này đều được quy định tại điểm g khoản 1 Điều 46 BLHS (hoặc điểm h khoản 1 Điều 51 BLHS năm 2015) nhưng thực tế này cho thấy sự không thống nhất trong hoạt động áp dụng pháp luật.

Thứ hai, giữa các CQTHTT chưa có sự thống nhất trong việc hiểu và áp dụng tình tiết giảm nhẹ TNHS “phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại” trong trường hợp phạm tội chưa đạt

Vụ án thứ 9 (Phụ lục số 09) và nhận xét, đánh giá Nội dung vụ án:21

Theo các lời khai của Đỗ Giang Nam, thì trong quá trình truy cập mạng Internet, Nam quen một người tên là Hiền. Khoảng đầu tháng 6-2005, qua mạng Internet, Hiền và Nam đã bàn bạc thực hiện việc lừa đảo với thủ đoạn đột nhập vào mạng máy tính chuyển tiền điện tử của Ngân hàng nơng nghiệp và phát triển nông thôn (NHNN và PTNT) Việt Nam, rồi phát đi các lệnh chuyển tiền giả nhằm chiếm đoạt tiền từ các Chi nhánh NHNN và PTNT các địa phương.

Cuối tháng 6-2006 Nam và Hiền gặp nhau tại Hà Nội để bàn bạc phân công Hiền là người đột nhập vào mạng máy tính chuyển tiền điện tử của NHNN và PTNT Việt Nam, phát đi các lệnh chuyển tiền giả đến các Chi nhánh NHNN và PTNT trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình và Thanh Hóa. Cịn Nam có nhiệm vụ tìm chứng minh thư nhân dân của người khác bóc ảnh ra, dán ảnh của Nam vào rồi đến các Chi nhánh NHNN và PTNT mà Hiền đã phát lệnh chuyển tiền giả đến để rút tiền.

Ngày 10-7-2005, Nam lên Hà Nội vào chợ lao động tại khu vực cầu Chui, quận Long Biên, Hà Nội lừa lấy một chứng minh thư nhân dân của một người mang tên Nguyễn Văn Trình. Nam đã bóc ảnh anh Trình trong chứng minh thư nhân dân đi, dán ảnh Nam vào. Nam thông báo cho Hiền biết họ tên, số chứng minh thư nhân dân của người có tên là Trình, để Hiền phát các lệnh chuyển tiền cho người nhận có tên là Nguyễn Văn Trình. Ngày 14-7-2005, Hiền đột nhập vào mạng máy tính chuyển tiền điện tử của NHNN và PTNT Việt Nam, phát đi 04 lệnh chuyển tiền giả từ Chi nhánh NHNN và PTNT huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh đến 04 Chi nhánh NHNN và PTNT tại Hà Nội; cụ thể là: 1 lệnh chuyển tiền, người gửi tiền là

Một phần của tài liệu Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội chưa đạt theo luật hình sự việt nam (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)