Kết luận Chương 1
Trong Chương 1, tác giả đã đi vào phân tích quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về căn cứ quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội chưa đạt. Trên cơ sở đó, tác giả cũng đã phân tích thực trạng áp dụng quy định của pháp luật hình sự về vấn đề này với những tồn tại, vướng mắc như các CQTHTT xác định chưa đúng giai đoạn thực hiện tội phạm; việc quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội chưa đạt thuộc trường hợp phạm tội 02 lần trở lên chưa có cơ sở pháp lý rõ ràng; việc áp dụng tình tiết giảm nhẹ TNHS “phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn” áp dụng chưa thống nhất trên thực tế. Đồng thời, tác giả đưa ra kiến nghị hồn thiện quy định của pháp luật hình sự về vấn đề này như sau:
Thứ nhất, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần ban hành văn bản hướng dẫn
cụ thể các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của một số tội phạm trong BLHS để CQTHTT có thể xác định chính xác giai đoạn thực hiện tội phạm.
Thứ hai, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần ban hành văn bản hướng dẫn
rõ về việc áp dụng quy định phạm tội chưa đạt trong trường hợp phạm tội 02 lần trở lên khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội.
Thứ ba, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần ban hành văn bản hướng dẫn
cụ thể tình tiết giảm nhẹ TNHS “phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt
CHƯƠNG 2
GIỚI HẠN QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT TRONG TRƯỜNG HỢP PHẠM TỘI CHƯA ĐẠT THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM PHẠM TỘI CHƯA ĐẠT THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
2.1. Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về giới hạn quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội chưa đạt hình phạt trong trường hợp phạm tội chưa đạt
Người phạm tội chưa đạt phải chịu TNHS về tội phạm chưa đạt23, tức là trong mọi trường hợp, khi một người thực hiện tội phạm ở giai đoạn phạm tội chưa đạt thì đều bị coi là phạm tội và phải chịu TNHS. Tuy nhiên, so với tội phạm hồn thành thì tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội ở giai đoạn phạm tội chưa đạt ít nguy hiểm hơn. Do đó, mức độ TNHS mà người phạm tội chưa đạt phải chịu cũng thấp hơn so với tội phạm hoàn thành. Hiện nay, về vấn đề giới hạn mức độ TNHS đối với giai đoạn phạm tội chưa đạt chỉ được quy định trong hai điều luật đối với hai đối tượng riêng biệt như sau:
- Đối với người từ đủ 18 tuổi trở lên, mức độ TNHS trong trường hợp phạm tội chưa đạt được quy định tại khoản 3 Điều 57 BLHS năm 2015: “Đối với trường
hợp phạm tội chưa đạt, nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình thì áp dụng hình phạt tù khơng q 20 năm; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt khơng q ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định”.
Như vậy, theo quy định tại khoản 3 Điều 57 BLHS năm 2015 thì hình phạt cao nhất có thể áp dụng đối với người từ đủ 18 tuổi trở lên phạm tội chưa đạt là 20 năm tù, cịn nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt khơng q ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định. Nếu so sánh quy định tại khoản 3 Điều 57 BLHS năm 2015 với quy định tại khoản 3 Điều 52 BLHS năm 1999 về mức độ TNHS trong giai đoạn phạm tội chưa đạt thì quy định tại khoản 3 Điều 52 BLHS năm 1999 nghiêm khắc hơn quy định tại khoản 3 Điều 57 BLHS năm 2015, thể hiện ở chỗ khoản 3 Điều 52 BLHS năm 1999 quy định hình phạt cao nhất có thể áp dụng đối với người phạm tội chưa đạt là hình phạt tù chung thân, tử hình.24
23
Điều 15 BLHS năm 2015.