31 Bản án số 57/2018/HSST ngày 28/6/2018 của TAND TP.Hải Phòng.
2.3. Kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về giới hạn quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội chưa đạt
giới hạn quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội chưa đạt
Như đã phân tích tại mục 2.2 của luận văn, hiện nay thực trạng áp dụng quy định của pháp luật hình sự về giới hạn quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội chưa đạt cịn chưa có sự thống nhất trong cách hiểu và áp dụng mức hình phạt tù tối thiểu và mức hình phạt tù tối đa trong trường hợp quyết định hình phạt tù có thời hạn đối với người phạm tội chưa đạt; BLHS chưa quy định về giới hạn của hình
phạt tiền, hình phạt CTKGG trong trường hợp phạm tội chưa đạt đối với người phạm tội từ đủ 18 tuổi trở lên và cũng chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về việc quyết định hình phạt đối với giai đoạn phạm tội chưa đạt trong các trường hợp đặc biệt như quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng (Điều 54 BLHS năm 2015). Do đó, để có sự thống nhất trong hoạt động áp dụng pháp luật cũng như để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người phạm tội chưa đạt, tác giả kiến nghị:
Thứ nhất, trong quy định về mức hình phạt áp dụng trong trường hợp phạm
tội chưa đạt tại khoản 3 Điều 57 BLHS năm 2015, nhà làm luật sử dụng thuật ngữ còn tương đối chung chung, chưa cụ thể như “Điều luật được áp dụng”, “Mức phạt
tù mà điều luật quy định”. Bởi trong một điều luật có thể quy định nhiều khung
hình phạt khác nhau. Do đó, Điều 57 BLHS năm 2015 sử dụng cụm từ “điều luật” thì có thể dẫn đến cách hiểu nếu trong một điều luật có nhiều khung hình phạt khác nhau thì Tịa án có thể lựa chọn bất cứ khung hình phạt nào để áp dụng đối với người phạm tội. Về vấn đề này, mặc dù Nghị quyết số 01/2000/NQ-HĐTP ngày 04/8/2000 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC đã có hướng dẫn cụ thể theo hướng: “Chỉ khi có đầy đủ căn cứ chứng minh rằng tội phạm mà người phạm tội không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn chủ quan của họ thuộc khoản nào của điều luật tương ứng quy định về tội phạm đó, thì mới áp dụng khoản, điều luật tương ứng đó. Trong trường hợp khơng xác định được tội phạm mà họ thực hiện không đạt thuộc khoản tăng nặng cụ thể nào của điều luật tương ứng quy định về tội phạm đó, thì áp dụng khoản nhẹ nhất của điều luật tương ứng đó”. Tuy nhiên, theo quan điểm của tác giả, để có sự thống
nhất trong hoạt động áp dụng pháp luật, tác giả kiến nghị, khoản 3 Điều 57 BLHS năm 2015 cần sửa đổi cụm từ “điều luật” thành cụm từ “khung hình phạt” cho cụ thể, chính xác.
Thứ hai, như đã phân tích tại mục 2.2.1 của luận văn, hiện nay quy định về
giới hạn của mức hình phạt tù có thời hạn trong trường hợp phạm tội chưa đạt:
“Nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt khơng q ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định” không rõ quy định này khống chế mức tối thiểu, mức tối đa hay
khống chế cả mức tối thiểu và mức tối đa là không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định. Vì ở giai đoạn phạm tội chưa đạt, tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội cịn hạn chế hơn so với tội phạm hồn thành. Hơn
nữa, hình phạt mà nhà làm luật quy định trong các điều luật thuộc phần các tội phạm ln là một khung hình phạt cụ thể với mức tối thiểu và mức tối đa tương ứng với giai đoạn tội phạm hồn thành. Vì vậy, khi quyết định mức hình phạt đối với giai đoạn phạm tội chưa đạt, khung hình phạt với mức tối thiểu và mức tối đa cũng phải thể hiện được nguyên tắc quy định đó. Do đó, tác giả kiến nghị, khoản 3 Điều 57 BLHS năm 2015 cần sửa đổi theo hướng quy định rõ: Nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt được áp dụng phải nằm trong giới hạn ba phần tư mức tối thiểu và không quá ba phần tư mức phạt tù tối đa mà khung hình phạt quy định.
Thứ ba, như đã phân tích tại mục 2.2.1 của luận văn, quy định về giới hạn
quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội chưa đạt tại khoản 3 Điều 52 BLHS năm 1999 cũng như khoản 3 Điều 57 BLHS năm 2015 chỉ quy định quy tắc quyết định hình phạt trong trường hợp nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình hoặc hình phạt tù có thời hạn mà khơng quy định về việc quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội chưa đạt đối với trường hợp điều luật được áp dụng vừa quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình, lại vừa quy định hình phạt tù có thời hạn như tội giết người (khoản 1 Điều 93 BLHS năm 1999, khoản 1 Điều 123 BLHS năm 2015) thì sẽ áp dụng quy tắc nào để quyết định hình phạt đối với người phạm tội. Do đó, để áp dụng thống nhất pháp luật, tác giả kiến nghị, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần ban hành văn bản hướng dẫn về vấn đề này theo hướng: Nếu điều luật được áp dụng vừa quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình, vừa quy định hình phạt tù có thời hạn thì tùy trường hợp phạm tội cụ thể mà lựa chọn quy tắc áp dụng thuộc một trong hai trường hợp nêu trên. Cụ thể, nếu trong trường hợp phạm tội cụ thể, người phạm tội thực hiện tội phạm ở giai đoạn tội phạm hồn thành bị áp dụng hình phạt tù chung thân hoặc tử hình thì người phạm tội chưa đạt chỉ có thể bị áp dụng hình phạt cao nhất là 20 năm tù. Còn nếu trong trường hợp tương tự, người phạm tội đã thực hiện tội phạm ở giai đoạn tội phạm hồn thành bị áp dụng hình phạt tù có thời hạn thì người phạm tội chưa đạt bị áp dụng mức hình phạt nằm trong giới hạn ba phần tư mức tối thiểu và không quá ba phần tư mức phạt tù tối đa mà khung hình phạt quy định.
Thứ tư, hiện nay pháp luật hình sự Việt Nam không quy định cũng như
khơng có hướng dẫn về việc trong trường hợp người phạm tội chưa đạt có đủ điều kiện để áp dụng quy định tại Điều 47 BLHS năm 1999 hoặc Điều 54 BLHS năm 2015 thì phải áp dụng quy định nào trước để quyết định hình phạt đối với người
phạm tội. Do đó, để có sự thống nhất trong hoạt động áp dụng pháp luật, tác giả kiến nghị, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần ban hành văn bản hướng dẫn vấn đề này theo hướng: Trong trường hợp người phạm tội chưa đạt có đủ điều kiện để
áp dụng quy định tại Điều 47 BLHS năm 1999 hoặc Điều 54 BLHS năm 2015 thì đầu tiên (bước 1) Tịa án cần áp dụng quy định tại Điều 47 BLHS năm 1999 hoặc Điều 54 BLHS năm 2015 đối với người phạm tội. Sau đó (bước 2), Tịa án cần áp dụng quy định phạm tội chưa đạt với kết quả hình phạt đã tính được tại bước 1.
Thứ năm, như đã phân tích tại mục 2.2.2 của luận văn, hiện nay BLHS năm
2015 chỉ quy định về giới hạn quyết định hình phạt tiền và hình phạt CTKGG trong trường hợp phạm tội chưa đạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội tại khoản 3 Điều 102 mà chưa quy định đối với người phạm tội từ đủ 18 tuổi trở lên. Chính vì việc chưa quy định giới hạn của hình phạt tiền, CTKGG trong trường hợp phạm tội chưa đạt đối với người phạm tội từ đủ 18 tuổi trở lên nên dẫn đến cách hiểu và áp dụng chưa thống nhất. Để có cơ sở pháp lý rõ ràng và thống nhất khi quyết định hình phạt tiền, CTKGG đối với người từ đủ 18 tuổi trở lên phạm tội chưa đạt, tác giả kiến nghị khoản 3 Điều 57 BLHS năm 2015 cần quy định rõ về giới hạn của hình phạt tiền và CTKGG tương tự như đối với hình phạt tù có thời hạn, tức là mức phạt tiền và CTKGG trong trường hợp phạm tội chưa đạt được áp dụng phải nằm trong giới hạn ba phần tư mức tối thiểu và không quá ba phần tư mức hình phạt tối đa mà khung hình phạt quy định.
Với những kiến nghị trên của tác giả thì khoản 3 Điều 57 BLHS năm 2015 cần được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Đối với trường hợp phạm tội chưa đạt, nếu khung hình phạt được áp dụng
có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình thì áp dụng hình phạt tù khơng q 20 năm; nếu là phạt tiền, cải tạo khơng giữ, tù có thời hạn thì mức hình phạt được áp dụng phải nằm trong giới hạn ba phần tư mức tối thiểu và không quá ba phần tư mức hình phạt tối đa mà khung hình phạt quy định”.
Kết luận Chương 2
Trong Chương 2, tác giả đã phân tích quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về giới hạn quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội chưa đạt. Đồng thời, tác giả cũng đã phân tích một số khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật hình sự về giới hạn quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội chưa đạt và đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự về vấn đề này như sau:
Thứ nhất, khoản 3 Điều 57 BLHS năm 2015 cần được sửa đổi, bổ sung như
sau: “Đối với trường hợp phạm tội chưa đạt, nếu khung hình phạt được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình thì áp dụng hình phạt tù khơng q 20 năm; nếu là phạt tiền, cải tạo khơng giữ, tù có thời hạn thì mức hình phạt được áp dụng phải nằm trong giới hạn ba phần tư mức tối thiểu và khơng q
ba phần tư mức hình phạt tối đa mà khung hình phạt quy định”.
Thứ hai, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần ban hành văn bản hướng dẫn
về việc: (i) Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội chưa đạt đối với trường hợp khung hình phạt được áp dụng vừa có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình, lại vừa quy định hình phạt tù có thời hạn; (ii) Quyết định hình phạt trong trường hợp người phạm tội chưa đạt có đủ điều kiện để áp dụng quy định tại Điều 47 BLHS năm 1999 hoặc Điều 54 BLHS năm 2015.
KẾT LUẬN
Với phạm vi nghiên cứu của mình, luận văn đã đạt được các kết quả nghiên cứu sau:
Thứ nhất, luận văn đã phân tích được các quy định của pháp luật hình sự
Việt Nam về căn cứ và giới hạn quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội chưa đạt.
Thứ hai, luận văn đã phân tích được thực trạng áp dụng quy định của pháp
luật hình sự Việt Nam về căn cứ và giới hạn quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội chưa đạt với những vướng mắc, bất cập còn tồn tại trên thực tế.
Thứ ba, luận văn đã đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp
luật hình sự Việt Nam về vấn đề này như sau:
- Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 57 BLHS năm 2015 như sau: “Đối với trường hợp phạm tội chưa đạt, nếu khung hình phạt được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình thì áp dụng hình phạt tù khơng q 20 năm; nếu là phạt tiền, cải tạo khơng giữ, tù có thời hạn thì mức hình phạt được áp dụng phải nằm trong giới hạn ba phần tư mức tối thiểu và không quá ba phần tư mức hình phạt tối đa mà khung hình phạt quy định”.
- Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể các vấn đề sau: Các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của một số tội phạm cụ thể trong BLHS; việc áp dụng quy định phạm tội chưa đạt trong trường hợp phạm tội 02 lần trở lên; hướng dẫn cụ thể tình tiết giảm nhẹ TNHS “phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn”; quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội chưa đạt đối với trường hợp khung hình phạt được áp dụng vừa có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình, lại vừa quy định hình phạt tù có thời hạn; quyết định hình phạt trong trường hợp người phạm tội chưa đạt có đủ điều kiện để áp dụng quy định tại Điều 47 BLHS năm 1999 hoặc Điều 54 BLHS năm 2015.