Hoàng Thị Lan gửi số tiền là 235.000.000 đồng đến Chi nhánh NHNN và PTNT Bắc Hà Nội; 1 lệnh chuyển tiền, người gửi tiền là Vũ Minh Đức gửi số tiền là 245.000.000 đồng đến Chi nhánh NHNN và PTNT Láng Hạ, 1 lệnh chuyển tiền, người gửi tiền là Nguyễn Thị Minh Anh gửi số tiền là 247.000.000 đồng đến Chi nhánh NHNN và PTNT Bà Triệu và 1 lệnh chuyển tiền, người gửi tiền là Trần Văn Sơn gửi số tiền là 252.000.000 đồng đến Chi nhánh NHNN và PTNT thành phố Hà Nội; 04 lệnh chuyển tiền này đều ghi tên người nhận là Nguyễn Văn Trình với tổng số tiền của 04 lệnh là 979.000.000 đồng. Sau khi phát lệnh chuyển tiền giả đi Hiền thông báo cho Nam biết các Chi nhánh đã gửi các lệnh chuyển tiền và các Chi nhánh nơi chuyển tiền đến. Nam đã đến 04 Chi nhánh NHNN và PTNT nơi chuyển tiền đến để kiểm tra xem tiền đã chuyển về chưa, nhưng cả 04 Chi nhánh này đều trả lời chưa có. Nam thơng báo lại cho Hiền và Hiền bảo Nam như vậy là có lỗi, nên Hiền bảo Nam hủy chứng minh thư đó đi. Nhưng thực chất ngày 14-7-2005 Chi nhánh Ngân hàng Quảng Ninh đã phát hiện ra 04 lệnh chuyển tiền trên là lệnh chuyển tiền giả đã phát đi từ Chi nhánh NHNN và PTNT huyện Đơng Triều và đã có Cơng văn yêu cầu các Chi nhánh Ngân hàng nơi có 04 lệnh chuyển tiền đến các Chi nhánh NHNN và PTNT Hà Nội, hủy 04 lệnh chuyển tiền này đi. Do đó, Nam khơng chiếm đoạt được số tiền trên.
Ngày 22-7-2005 Nam lên chợ lao động tại phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai, Hà Nội lừa lấy một chứng minh thư nhân dân của một người mang tên Bùi Cơng Hải. Nam đã bóc ảnh của anh Hải trong chứng minh thư nhân dân đi, rồi dán ảnh của Nam vào. Nam thông báo cho Hiền biết Họ tên, số chứng minh thư nhân dân của người có tên là Hải, để Hiền phát các lệnh chuyển tiền cho người nhận có tên là Bùi Cơng Hải. Ngày 29-7-2005, Hiền đột nhập vào mạng máy tính chuyển tiền điện tử của NHNN và PTNT Việt Nam, phát 06 lệnh chuyển tiền đi từ Chi nhánh NHNN và PTNT Hải Thành, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phịng cho người nhận có tên Bùi Công Hải với tổng số tiền của 06 lệnh là 1.432.000.000 đồng; cụ thể từng lệnh chuyển tiền là: 01 lệnh chuyển tiền người gửi Nguyễn Văn Tuấn gửi số tiền 265.000.000 đồng và nơi nhận tiền tại Chi nhánh NHNN và PTNT tỉnh Nam Định; 01 lệnh chuyển tiền người gửi tiền là Hoàng Thị Tuyết gửi số tiền 242.000.000 đồng và nơi nhận tiền tại Chi nhánh NHNN và PTNT tỉnh Thái Bình; 01 lệnh chuyển tiền người gửi tiền là Trần Minh Nhật gửi số tiền 254.000.000 đồng và nơi nhận tiền tại Chi nhánh NHNN và PTNT tỉnh Thanh Hóa; 01 lệnh chuyển tiền người gửi tiền là
Vũ Thanh Tùng gửi số tiền 235.000.000 đồng và nơi nhận tiền tại Chi nhánh NHNN và PTNT tỉnh Thanh Hóa; 01 lệnh chuyển tiền người gửi tiền là Trịnh Văn Mai gửi số tiền 200.000.000 đồng và nơi nhận tiền tại Chi nhánh NHNN và PTNT thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa; 01 lệnh chuyển tiền người gửi tiền là Phạm Quốc Thái gửi số tiền 236.000.000 đồng và nơi nhận tiền tại Chi nhánh NHNN và PTNT tỉnh Ninh Bình. 10 giờ ngày 29-7-2005 khi Đỗ Giang Nam đang làm thủ tục nhận tiền tại Chi nhánh NHNN và PTNT tỉnh Ninh Bình thì bị bắt quả tang.
Như vậy, tổng số tiền mà Nam có ý định chiếm đoạt qua hai lần thực hiện với 10 lệnh chuyển tiền là 2.411.000.000 đồng.
Tại bản án HSST số 01/2006/HSST ngày 19-01-2006, TAND tỉnh Ninh Bình áp dụng điểm a khoản 4 Điều 139, khoản 1 và khoản 3 Điều 52, các điểm a, g và i khoản 1 Điều 48, các điểm o và p khoản 1 Điều 46, Điều 18 BLHS: xử phạt Đỗ Giang Nam 12 năm tù về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Tại bản án HSPT số 653/2006/HSPT ngày 29-6-2006, Tòa phúc thẩm TANDTC tại Hà Nội áp dụng điểm a khoản 4 Điều 139, các điểm o, g và p khoản 1, khoản 2 Điều 46, Điều 47, các điểm g và i khoản 1 Điều 48, Điều 18, khoản 1 và khoản 3 Điều 52 BLHS xử phạt Đỗ Giang Nam 09 năm tù về tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Tại quyết định Kháng nghị số 13/2007/HS-TK ngày 10-5-2007, Chánh án TANDTC đề nghị Hội đồng Thẩm phán TANDTC xét xử giám đốc thẩm huỷ bản án hình sự phúc thẩm nêu trên; giao hồ sơ vụ án cho Tòa phúc thẩm TANDTC tại Hà Nội xét xử phúc thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.
Tại phiên tòa giám đốc thẩm ngày 12/7/2007, TANDTC xét thấy Tòa án cấp phúc thẩm áp dụng Điều 18 (phạm tội chưa đạt) đối với Nam là có căn cứ, vì Nam chưa chiếm đoạt được tài sản. Tòa án cấp phúc thẩm áp dụng thêm tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được quy định tại điểm g khoản 1 Điều 46 BLHS (phạm
tội chưa gây thiệt hại) đối với trường hợp phạm tội chưa đạt là sai lầm. Đồng thời,
phiên tòa giám đốc thẩm cũng nhận định, Tòa án cấp phúc thẩm quyết định giảm hình phạt cho Nam còn 9 năm tù là mức án thấp dưới mức khởi điểm của khung hình phạt là sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật.
Vì vậy, tại Quyết định giám đốc thẩm số 20/2017/HS-GĐT ngày 12/7/2007, TANDTC quyết định huỷ bản án HSPT số 653/2006/HSPT ngày 29-6-2006 của
Tòa phúc thẩm TANDTC tại Hà Nội; giao hồ sơ vụ án cho Tòa phúc thẩm TANDTC tại Hà Nội để xét xử phúc thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.
Lý do bản án phúc thẩm bị hủy:
Tịa áp dụng tình tiết giảm nhẹ và tình tiết tăng nặng TNHS chưa đúng. Tòa án cấp sơ thẩm xử phạt bị cáo 12 năm tù đã là nhẹ, Tịa án cấp phúc thẩm lại giảm án có 9 năm tù là sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật.
Nhận xét, đánh giá:
Với vụ án này, tác giả chỉ tập trung phân tích về tình tiết giảm nhẹ TNHS “phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại” tại điểm g khoản 1 Điều 46 BLHS năm 1999 mà Tòa phúc thẩm đã áp dụng đối với Nam.
Theo quy định tại CTTP cơ bản (khoản 1) Điều 139 BLHS năm 1999 thì tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có CTTP vật chất, tội phạm được coi là hoàn thành khi người phạm tội chiếm đoạt được tài sản của người khác có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên (trong trường hợp thông thường) hoặc dưới 2 triệu (trong các trường hợp luật định). Trong vụ án này, khi Nam đang làm thủ tục nhận tiền tại Ngân hàng thì bị bắt quả tang, tức là Nam chưa chiếm đoạt được tài sản, Nam chưa gây ra hậu quả luật định nên hành vi phạm tội của Nam là ở giai đoạn phạm tội chưa đạt.
Tuy nhiên, khi quyết định hình phạt, tại bản án HSST số 01/2006/HSST ngày 19/1/2006, TAND tỉnh Ninh Bình khơng áp dụng tình tiết giảm nhẹ TNHS “Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại” tại điểm g khoản 1 Điều 46 BLHS năm 1999 đối với Nam. Còn tại bản án HSPT số 653/2006/HSPT ngày 29/6/2006, Tòa phúc thẩm TANDTC tại Hà Nội lại áp dụng tình tiết giảm nhẹ TNHS “Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại” tại điểm g khoản 1 Điều 46 BLHS năm 1999 đối với Nam. Còn tại Quyết định giám đốc thẩm số 20/2007/HS-GĐT ngày 12/7/2007, TANDTC lại quyết định huỷ bản án HSPT số 653/2006/HSPT ngày 29-6-2006 của Tòa phúc thẩm TANDTC tại Hà Nội với nhận định “Tịa án cấp phúc thẩm áp dụng thêm tình tiết giảm nhẹ TNHS được quy định tại điểm g (phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại) tại khoản 1 Điều 46 BLHS năm 1999 đối với trường hợp phạm tội chưa đạt của Nam là sai lầm”.
Như vậy, có thể thấy, tình tiết “phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại” do chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể nên việc hiểu và áp dụng trên thực tế chưa thống nhất, đặc biệt là trong các trường hợp phạm tội chưa đạt.
1.3. Kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về căn cứ quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội chưa đạt căn cứ quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội chưa đạt
Như đã phân tích tại mục 1.2 của luận văn, thực trạng áp dụng quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về căn cứ quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội chưa đạt hiện nay còn nhiều bất cập, đặc biệt là trong việc xác định đúng giai đoạn thực hiện tội phạm, áp dụng quy định phạm tội chưa đạt trong trường hợp phạm tội 02 lần trở lên cũng như việc áp dụng tình tiết giảm nhẹ TNHS “phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn”. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng một trong những nguyên nhân chủ yếu là do quy định của pháp luật chưa được rõ ràng, thêm vào đó lại khơng có văn bản hướng dẫn cụ thể. Do đó, để khắc phục vấn đề này, tác giả kiến nghị:
Thứ nhất, về vấn đề xác định giai đoạn thực hiện tội phạm: Thực tế cho thấy,
trong nhiều trường hợp, do CQTHTT xác định không đúng loại CTTP cũng như các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của các tội phạm cụ thể nên dẫn đến việc xác định không đúng giai đoạn thực hiện tội phạm. Thực tế nghiên cứu các bản án cho thấy, các tội phạm mà CQTHTT thường xác định không đúng loại CTTP thường là những tội phạm có CTTP cắt xén như tội cướp tài sản (Điều 168), tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (Điều 169), tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 170). Các tội phạm mà CQTHTT thường xác định không đúng hành vi khách quan của tội phạm là những tội phạm có CTTP hình thức như tội hiếp dâm (Điều 141), tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi (Điều 142), tội cưỡng dâm (Điều 143), tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 144), tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 145), tội mua bán người (Điều 150), tội mua bán người dưới 16 tuổi (Điều 151 BLHS năm 2015)…Do đó, tác giả kiến nghị, đối với những tội phạm này, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của một số tội phạm này để CQTHTT có thể xác định chính xác giai đoạn thực hiện tội phạm.
Thứ hai, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần ban hành văn bản hướng dẫn
rõ trong trường hợp phạm tội 02 lần trở lên, trong đó có lần thực hiện hành vi phạm tội ở giai đoạn tội phạm hồn thành, có lần thực hiện hành vi phạm tội ở giai đoạn phạm tội chưa đạt thì khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội, Tòa án phải áp dụng quy định về tội phạm hồn thành đối với người phạm tội mà khơng áp dụng quy định về phạm tội chưa đạt. Tuy nhiên, khi quyết định hình phạt và áp dụng tình
tiết “phạm tội 02 lần trở lên”22, Tòa án cần cân nhắc việc thực hiện hành vi phạm tội đối với lần phạm tội chưa đạt để quyết định hình phạt cho tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội đã thực hiện.
Thứ ba, về tình tiết giảm nhẹ TNHS “phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn”: Tác giả kiến nghị, cơ quan nhà nước có thẩm quyền
cần ban hành văn bản hướng dẫn tình tiết này theo hướng như ý kiến của Vụ Thực hành quyền cơng tố và kiểm sát xét xử hình sự (vụ 3), VKSNDTC về việc giải đáp, hướng dẫn nghiệp vụ trong nội bộ ngành kiểm sát trong việc áp dụng tình tiết giảm nhẹ TNHS trong BLHS ngày 9/4/2012: “Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại là trường hợp hậu quả vật chất do hành vi phạm tội thực hiện chưa xảy ra trên thực tế như trộm cắp chưa lấy được tài sản, chưa chuyển dịch tài sản ra khỏi nơi quản lý của chủ tài sản. Nếu đã dịch chuyển tài sản ra khỏi nơi quản lý của chủ tài sản mà bị quần chúng phát hiện, đuổi theo và bị bắt quả tang hay được cơ quan điều tra thu hồi trong q trình điều tra thì khơng thuộc trường hợp “phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại”.
“Gây thiệt hại không lớn” là trường hợp đã có thiệt hại xảy ra nhưng thiệt hại đó khơng lớn hơn so với mức bình thường. Khi xác định hậu quả như thế nào là bình thường cần căn cứ vào các quy định cụ thể của từng loại tội phạm, đánh giá tính chất mức độ nguy hiểm của tội phạm, thiệt hại cụ thể đã gây ra cho người bị hại và cho xã hội (cả thiệt hại vật chất và thiệt hại phi vật chất) trong từng trường hợp cụ thể”.