18 tháng tù là có cơ sở pháp lý còn việc Tòa án tuyên phạt H 14 tháng tù là dưới mức tối thiểu, không đúng với quy định tại khoản 3 Điều 52 BLHS năm 1999.
Thứ hai, về mức hình phạt cao nhất (tối đa) trong trường hợp phạm tội chưa đạt khi người phạm tội được áp dụng quy định tại Điều 47 BLHS năm 1999, Điều 54 BLHS năm 2015.
Vụ án thứ 3 (Phụ lục số 12) và nhận xét, đánh giá Nội dung vụ án:29
Khoảng 12 giờ 40 ngày 19/9/2017, H điều khiển xe mô tô nhãn hiệu yamaha Exciter, biển số 60B4-184.13 đi từ khu dân cư A thuộc phường A1, thị xã D, tỉnh Bình Dương qua khu vực C thuộc phường T, thành phố B, tỉnh Đồng Nai để xin việc làm. Do không xin được việc làm nên đến khoảng 13 giờ cùng ngày, H điều khiển xe chạy về khu vực khu phố 10, phường T, thành phố B, tỉnh Đồng Nai. Khi đi ngang trước nhà số C, khu phố 10, phường T, thành phố B do anh T1 và chị L làm chủ, thấy cửa cổng khép hờ, trong nhà khóa cửa khơng người trơng coi, nên H nảy sinh ý định đột nhập vào nhà trộm cắp tài sản. Quan sát xung quanh thấy khơng có ai, H điều khiển xe mô tô chạy thẳng vào sân nhà anh T1, dựng xe ở sân rồi đi bộ vào bên hông nhà. Khi đến cửa hông nhà anh T1, H đang dùng tay đẩy cửa nhưng bị khóa thì anh T1 đi làm về phát hiện, anh T1 dùng xe mô tô chặn ngang cổng nhà, đồng thời tri hô cùng quần chúng nhân dân xông vào khống chế, bắt giữ H cùng tang vật.
Tại bản án số 566/2017/HSST ngày 29/12/2017, TAND TP.B, tỉnh Đồng Nai áp dụng khoản 1 Điều 138, Điều 18; điểm g, p khoản 1, khoản 2 Điều 46, Điều 47 và Điều 52 BLHS, xử phạt: Bị cáo H 5 tháng tù về tội trộm cắp tài sản.
Nhận xét, đánh giá:
Trong vụ án trên, H thuộc trường hợp phạm tội chưa đạt tại khoản 1 Điều 138 BLHS năm 1999 và có đủ điều kiện áp dụng Điều 47 BLHS năm 1999. Mặc dù đến nay chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về việc quyết định hình phạt đối với người phạm tội chưa đạt mà lại thỏa mãn điều kiện để được áp dụng quy định về quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật (Điều 47 BLHS năm 1999) cũng như quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng (Điều 54 BLHS năm 2015). Tuy nhiên, thực tiễn cũng như lý luận cho thấy, trong
trường hợp này, để quyết định hình phạt đối với người phạm tội, đầu tiên Tòa án phải áp dụng quy định tại Điều 47 BLHS năm 1999, sau đó mới áp dụng quy định về phạm tội chưa đạt. Cụ thể:
Bước một, Tòa án cần áp dụng quy định tại Điều 47 BLHS năm 1999 đối với
H. Vì khoản 1 Điều 138 BLHS năm 1999 là khung hình phạt nhẹ nhất của Điều 138, do đó, khi áp dụng Điều 47 BLHS năm 1999 đối với H thì Tịa án có thể có 2 phương án quyết định hình phạt nhẹ hơn đối với H là:
- Phương án 1: Tịa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng không được thấp hơn mức tối thiểu của loại hình phạt đó. Trong trường hợp này là Tịa án có thể quyết định từ 3 tháng tù đến dưới 6 tháng tù.
- Phương án 2: Tịa án có thể quyết định chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn là hình phạt cảnh cáo.
Bước hai, Tòa án cần áp dụng quy định về phạm tội chưa đạt đối với H. Ở
đây, Tòa án đã áp dụng 5 tháng tù, tức là Tòa án đã lựa chọn phương án 1. Theo khoản 3 Điều 52 BLHS năm 1999 về mức hình phạt cao nhất được áp dụng trong trường hợp phạm tội chưa đạt nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt tù có thời hạn là:
- Theo quan điểm thứ nhất và quan điểm thứ hai, thì mức hình phạt cao nhất có thể áp dụng đối với H là không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định. Vì vậy, mức phạt tù cao nhất mà Tịa án có thể quyết định đối với H trong trường hợp này theo quan điểm thứ nhất và thứ hai là dưới 4,5 tháng tù (tức là
khơng q ¾* dưới 6 tháng tù = dưới 4,5 tháng tù). Ở đây, Tòa án tuyên phạt H 5 tháng tù là sai vì đã vượt quá mức dưới 4,5 tháng tù.
- Theo quan điểm thứ ba, hiểu theo hướng quy định này chỉ khống chế mức tối thiểu là ba phần tư của mức tối thiểu mà khơng khống chế mức tối đa thì hình phạt 5 tháng tù mà Tòa án áp dụng đối với H lại là đúng. Vì ở đây, mức hình phạt tù tối thiểu mà Tịa án có thể áp dụng vẫn là 3 tháng tù (đây là mức tối thiểu của hình phạt tù có thời hạn, Tịa án khơng thể quyết định dưới mức tối thiểu của các loại hình phạt) và mức tối đa vẫn là mức tối đa của khung hình phạt, ở đây là dưới 6
tháng tù. Do đó, theo quan điểm thứ ba thì việc Tịa án tun phạt H 5 tháng tù lại là đúng, vì 5 tháng tù vẫn khơng vượt q mức hình phạt tối đa là dưới 6 tháng tù.
Vụ án thứ 4 (Phụ lục số 13) và nhận xét, đánh giá Nội dung vụ án:30
Khoảng 20 giờ ngày 21/2/2016, Nguyễn Thanh T cùng với Nguyễn Bá Thanh L và Nguyễn Lê Khánh H ngồi uống bia tại quán nhậu Z do vợ chồng T làm chủ. Khoảng 22 giờ cùng ngày, H lấy xe mô tô nhãn hiệu Attila màu đỏ đen BKS 43C1 – 215.69 đi tìm cháu tên thường gọi là H2 tại số 572 đường M, thành phố Đà Nẵng. Lúc này, tại trước số nhà 572/171 đường M, thành phố Đà Nẵng có các anh Đặng Xuân H1, Nguyễn Văn P, Huỳnh Đức T, Tạ Quang T, Nguyễn Vĩnh L, Nguyễn Công Duy Q đang ngồi nhậu. Cách bàn của anh H1 khoảng 05m có Huỳnh Văn S, Huỳnh Văn T và Nguyễn Văn T cũng đang ngồi nhậu thì giữa anh S và anh T xảy ra cãi nhau, anh S la mắng anh T. Cùng lúc, H điều khiển xe chạy ngang qua bị trượt ngã. Nghe tiếng la mắng, nghĩ những người đang ngồi nhậu nói mình nên H và những người ở đây trong đó có anh H1 và anh P xảy ra mâu thuẫn. Anh P dùng tay tát hai cái vào mặt H, H bực tức bỏ đi tìm cháu. Khoảng 15 phút sau, H quay lại, tiếp tục cãi nhau với anh H1 nhưng được mọi người can ngăn. Sau đó, những người trong bàn của anh S ra về còn bàn của anh H1 tiếp tục ngồi uống bia.
H quay lại quán Z vừa khóc, vừa kể lại sự việc cho T và anh L nghe, T nói: “Thơi chị để đó em qua nói chuyện cho”. Khoảng 22 giờ 30 phút cùng ngày, bạn T là Q và ba người bạn khác của Q đi trên hai xe mô tô đến quán để nhậu, T chạy ra nhờ Q chở đến chỗ anh H1 ngồi nhậu. Biết T đi đánh nhau, H và anh L chạy ra can ngăn nhưng khơng được nên anh L đi về, cịn H điều khiển xe mơ tơ chạy theo nhóm của T. Khi đến cách bàn anh H1 đang ngồi khoảng 05m, T và Q xuống xe đi vào, H đuổi theo kéo T lại và nói “Thơi, T ơi”, T hất tay H ra và nói “Chị để đó em giải quyết cho” rồi T đến bàn anh H1 hỏi “Bôn là ai?”, bất ngờ T lấy kéo cất giấu trong túi quần ra đâm anh H1 một nhát trúng vào vùng sườn lưng trái, bị đánh nên H1 đứng dậy dùng ghế nhựa để đánh lại T và gục ngã xuống. Những người trong bàn của anh H1 cũng dùng ghế đánh T. Anh P và một số người dùng ghế đánh lại nhóm của T, trong đó có một người dùng xẻng đánh T, T đưa tay phải lên đỡ nên bị thương tích ở bàn tay phải. Nhóm của T dùng ghế và gạch đá ném lại rồi bỏ chạy theo hướng đường K. Anh P cầm ghế nhựa đuổi theo khoảng 20m, ném ghế vào nhóm của T rồi chạy về lại thì bị vấp ngã sấp xuống đường thì bị 01 thanh niên chạy đến dùng hung khí đâm 02 nhát trúng vào vùng lưng trái và mặt ngoài đoạn 1/3 trên cánh tay trái. Trong lúc hai