Khoản 3 Điều 52 BLHS năm 1999 quy định: “Đối với trường hợp phạm tội chưa đạt, nếu điều luật được áp

Một phần của tài liệu Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội chưa đạt theo luật hình sự việt nam (Trang 38 - 41)

dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình thì chỉ có thể áp dụng các hình phạt này trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt khơng q ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định”.

- Đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, mức độ TNHS trong trường hợp phạm tội chưa đạt được quy định tại khoản 3 Điều 102 BLHS năm 2015: “Mức hình phạt

cao nhất áp dụng đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội chưa đạt khơng q một phần ba mức hình phạt quy định tại Điều 100 và Điều 101 của Bộ luật này.

Mức hình phạt cao nhất áp dụng đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội chưa đạt khơng q một phần hai mức hình phạt quy định tại các điều 99, 100 và 101 của Bộ luật này”.

Có thể thấy, nếu BLHS năm 1985 và BLHS năm 1999 khơng có quy định riêng về quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội chưa đạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội thì BLHS năm 2015 lần đầu tiên đã quy định về quyết định hình phạt trong trường hợp riêng biệt này đối với người dưới 18 tuổi phạm tội ngay trong BLHS. Quy định về quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội chưa đạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội tại khoản 3 Điều 102 BLHS năm 2015 thể hiện rõ đường lối xử lý khoan hồng, nhân đạo đối với người dưới 18 tuổi phạm tội so với người từ đủ 18 tuổi trở lên phạm tội ở chỗ hình phạt quy định tại khoản 3 Điều 102 BLHS năm 2015 nhẹ hơn so với hình phạt áp dụng đối với người từ đủ 18 tuổi trở lên phạm tội chưa đạt quy định tại khoản 3 Điều 57 BLHS năm 2015.

2.2. Thực trạng áp dụng quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về giới hạn quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội chưa đạt giới hạn quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội chưa đạt

2.2.1. Về giới hạn quyết định hình phạt tù có thời hạn trong trường hợp phạm tội chưa đạt

Với quy định tại khoản 3 Điều 52 BLHS năm 1999 cũng như khoản 3 Điều 57 BLHS năm 2015 về quyết định hình phạt tù có thời hạn trong trường hợp phạm tội chưa đạt: “Nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt khơng q ba phần tư mức

phạt tù mà điều luật quy định”. Do quy định này chưa được rõ ràng và chưa có văn

bản hướng dẫn cụ thể nên với quy định trên, khi nói về mức tối thiểu và mức tối đa của hình phạt tù có thời hạn được quyết định trong trường hợp phạm tội chưa đạt cịn có nhiều cách hiểu và quan điểm khác nhau, dẫn đến việc áp dụng không thống nhất. Cụ thể:

- Quan điểm thứ nhất cho rằng, quy định “Nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt khơng q ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định” vừa khống

chế mức tối thiểu vừa khống chế mức tối đa của hình phạt. Tức là trong trường hợp phạm tội chưa đạt, nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt tù có thời hạn thì hình phạt được áp dụng đối với người phạm tội phải nằm trong giới hạn của từ ba phần tư mức hình phạt tối thiểu đến ba phần tư của mức hình phạt tối đa mà điều luật quy định.

- Quan điểm thứ hai cho rằng, quy định: “Nếu là tù có thời hạn thì mức hình

phạt khơng q ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định” chỉ khống chế mức

hình phạt tối đa là khơng q ba phần tư mức hình phạt cao nhất mà điều luật quy định mà khơng khống chế mức hình phạt tối thiểu. Theo đó, trong trường hợp phạm tội chưa đạt, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất mà Tịa án có thể áp dụng đối với người phạm tội là không quá ba phần tư mức cao nhất của khung hình phạt cịn mức hình phạt tối thiểu trong trường hợp phạm tội chưa đạt sẽ bằng mức tối thiểu của khung hình phạt tương ứng.

- Quan điểm thứ ba lại cho rằng, quy định “Nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt khơng q ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định” là quy định chỉ

khống chế mức tối thiểu của khung hình phạt tương ứng mà không khống chế mức tối đa (ngược lại với quan điểm thứ hai). Tức là trong trường hợp phạm tội chưa đạt, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù có thời hạn thì mức hình phạt tối thiểu mà Tịa án có thể áp dụng đối với người phạm tội là khơng q ba phần tư mức hình phạt tối thiểu mà khung hình phạt tương ứng quy định, cịn mức hình phạt tối đa thì khơng khống chế, tức mức hình phạt tối đa trong trường hợp phạm tội chưa đạt bằng mức tối đa mà khung hình phạt tương ứng quy định.

Do BLHS quy định không rõ và chưa có văn bản hướng dẫn nên hiện nay mức hình phạt tối thiểu và tối đa của hình phạt tù có thời hạn trong trường hợp phạm tội chưa đạt nếu điều luật quy định hình phạt tù có thời hạn quy định tại khoản 3 Điều 52 BLHS năm 1999 cũng như khoản 3 Điều 57 BLHS năm 2015 vẫn cịn có nhiều quan điểm khác nhau như trên. Chính điều này dẫn đến sự không thống nhất trong hoạt động quyết định hình phạt đối với trường hợp phạm tội chưa đạt. Cụ thể:

Thứ nhất, về mức hình phạt tối thiểu trong trường hợp phạm tội chưa đạt nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt tù có thời hạn khi áp dụng quy định tại khoản 3 Điều 52 BLHS năm 1999, khoản 3 Điều 57 BLHS năm 2015.

Vụ án thứ 1 (Phụ lục số 10) và nhận xét, đánh giá Nội dung vụ án:25

Khoảng 20 giờ ngày 28/1/2017, Đỗ Đức T (sinh năm 1996) và Nguyễn Tuấn A (sinh năm 2000) sau khi uống rượu ở nhà ông Phạm Văn L xong, T điều khiển xe mô tơ đưa A về. Khi đến nhà A thì có bố mẹ A là ông Nguyễn Văn X, bà Nguyễn Thị Ta, chị gái và anh rể của A là chị Nguyễn Thị T, anh Vũ Văn P và một số người ở cùng thơn, gồm có anh Vũ Văn H, Vũ Đức T, Vũ Văn K, Vũ Văn Q, Vũ Đức B và anh Nguyễn Văn T, trú tại xóm YL 1, xã HK, huyện YS đang ngồi chơi, chúc tết ở phòng khách, T đi vào ngồi uống nước và nói chuyện cùng mọi người. Một lúc sau anh X, anh H, anh Vũ Đức T, anh K, anh Q, anh B và anh T rủ nhau đi ra căn nhà gỗ phía sau nhà bà Ta chơi; chị T và anh Q đi về nhà ở thôn Q 1, xã MB, huyện YS; A đi chơi, còn T và bà Ta ngồi uống nước nói chuyện ở phịng khách.

T rủ bà Ta đi ra TP.Tuyên Quang chơi nhưng bà Ta nói rét và khơng đồng ý. Lúc này T nảy sinh ý định muốn quan hệ tình dục với bà Ta, T đi vào nhà và khép cửa lại thì bà Ta bảo T mở cửa ra vì cịn sớm, để mọi người đến chúc tết, T khơng nói gì đi đến dùng hai tay bế bà Ta vào trong buồng ngủ, bà Ta giãy giụa bảo T bỏ ra. Khi vào trong buồng ngủ, T đứng dưới và đặt bà Ta xuống giường dùng tay trái kéo quần bà Ta xuống, nhưng do bà Ta dùng tay giữ cạp quần nên T không kéo được, bà Ta dùng chân đạp T và nói “Bỏ ra, rồ à khơng tao kêu lên”. Sợ bà Ta kêu và nói cho mọi người biết, T từ bỏ ý định quan hệ tình dục với bà Ta, T dùng tay bịt miệng và bóp cổ bà Ta cho đến khi bà Ta bị ngất thì T bỏ bà Ta ra. T lấy máy tính bảng nhãn hiệu Telego của bà Ta để trên giường bật màn hình sáng đi ra xem có ai khơng. Khi ra đến phịng khách, T nhìn thấy ơng Nguyễn Văn X (chồng bà Ta) đang đứng ở ngồi sân, T giấu máy tính bảng sau lưng áo và đi ra hỏi ơng X đi đâu, ơng X nói đi mua nước, sau đó T cho ơng X mượn xe mơ tơ của mình để đi mua nước.

Sau khi ơng X đi, T lấy máy tính bảng cầm tay phải rồi quay lại buồng ngủ thì nhìn thấy ở nền bếp gần hành lang đi qua buồng ngủ có 01 con dao chi gỗ dài 40,3 cm cả chuôi, bản rộng khoảng 6,4 cm. Nghĩ bà Ta tỉnh dậy sẽ nói cho mọi người biết sự việc trên nên T nảy sinh ý định giết bà Ta. T cầm dao bằng tay trái đi vào buồng, lúc này bà Ta vẫn nằm bất tỉnh trên giường, bàn chân phải dưới nền nhà, T đi đến cầm dao vung lên chém mạnh một nhát trúng vào vùng trán bên trái bà Ta. Thấy bà

Một phần của tài liệu Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội chưa đạt theo luật hình sự việt nam (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)