Quyền tiếp nhận thông tin của công dân trong quản lý nhà nước

Một phần của tài liệu Pháp luật về quyền tiếp cận thông tin của công dân trong quản lý nhà nước (Trang 25 - 29)

khác.

Thông tin nếu tiết lộ sẽ ảnh hưởng đến công tác điều tra, truy tố, xét xử, thực thi pháp luật… Quy định này nhằm bảo đảm không cản trở hoạt động của cơ quan làm nhiệm vụ điều tra, truy tố, xét xử và quá trình đấu tranh ngăn ngừa, phòng chống tội phạm, bảo đảm tội phạm phải được phát hiện, ngăn ngừa và xử lý theo quy định của pháp luật.

1.3. Quyền tiếp nhận thông tin của công dân trong quản lý nhà nước nước

Quyền tiếp nhận thông tin của công dân trong quản lý nhà nước là khả năng công dân nhận được những thông tin, tài liệu do cơ quan hành chính nhà nước tạo ra, nắm giữ trong quá trình thực hiện chức năng quản lý nhà nước.

1.3.1. Chủ thể có quyền tiếp nhận thơng tin trong quản lý nhà nước

Chủ thể tiếp nhận thông tin trong quản lý nhà nước rất rộng, bao gồm cá nhân (cơng dân, người nước ngồi, người không quốc tịch), cơ quan, tổ chức... Thông thường, pháp luật không quy định giới hạn cũng như điều kiện đối với chủ thể tiếp nhận thơng tin. Ngược lại, trong quyền tìm kiếm thơng

tin, Nhà nước có thể đặt ra giới hạn, điều kiện đối với chủ thể yêu cầu cung cấp thông tin như: người yêu cầu cung cấp thông tin phải là cơng dân; có liên quan đến thơng tin u cầu cung cấp; trình bày mục đích u cầu cung cấp… Trong quyền tiếp nhận thông tin, chủ thể tiếp nhận thông tin tương đối bị động và khơng đóng vai trị quan trọng vì dù họ có nhu cầu hay khơng thì cơ quan nhà nước vẫn phải công khai thông tin rộng rãi đến mọi chủ thể bằng những hình thức phù hợp.

1.3.2. Chủ thể có trách nhiệm công khai thông tin trong quản lý nhà nước

Chủ thể có trách nhiệm cơng khai thơng tin trong quản lý nhà nước là cơ quan hành chính nhà nước đã tạo ra thơng tin hoặc có được thơng tin trong q trình hoạt động của mình. Về nguyên tắc, tất cả các cơ quan hành chính nhà nước đều phải cơng khai thông tin, trừ một số trường hợp ngoại lệ liên quan đến thông tin mật, thông tin thuộc trường hợp miễn trừ. Điều 3, nguyên tắc công khai thông tin trong Luật về công khai thông tin của các cơ quan chính quyền của Hàn Quốc năm 1996 quy định: “Các cơ quan chính quyền

phải cung cấp cho cơng chúng các thông tin thuộc quyền sở hữu và quản lý của cơ quan chính quyền theo các điều khoản của Luật này” 19

. Luật cũng giải thích các cơ quan chính quyền bao gồm: cơ quan nhà nước, chính quyền địa phương, các cơ quan do chính phủ đầu tư.

Ngồi ra, pháp luật có thể quy định nghĩa vụ công khai thông tin của một cá nhân cụ thể (người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước, người đại diện theo pháp luật hoặc người phát ngôn…) nhằm xác định trách nhiệm khi không thực hiện công bố, công khai thông tin đầy đủ.

1.3.3. Hình thức và thủ tục cơng khai thơng tin trong quản lý nhà nước

Hình thức cơng khai thông tin khá đa dạng, bao gồm: thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng, đưa lên trang thơng tin điện tử, báo, tạp chí, ấn phẩm, niêm yết tại trụ sở của cơ quan, đơn vị, thông báo trong các cuộc họp… Tại Nam Phi, pháp luật cịn quy định hình thức cơng khai thơng tin trên danh bạ điện thoại; ở Trung Quốc, chính quyền nhân dân các cấp phải lập ra những khu vực riêng trong cơ quan lưu trữ và thư viện công cộng để công chúng có thể sử dụng nhằm tiếp cận thơng tin; tại Anh, luật yêu cầu cơ

19

Viện nghiên cứu quyền con người (2007), Các văn kiện quốc tế và luật của một số nước về tiếp cận thông

quan công quyền đưa ra kế hoạch công bố và kế hoạch này phải được Ủy viên thông tin độc lập phê chuẩn; ở Hoa Kỳ, ngồi thơng tin được đăng trên Công báo, pháp luật cịn u cầu thơng tin phải “có sẵn” dưới dạng điện tử và ghi vào danh lục hồ sơ lưu trữ20…

Các cơ quan hành chính nhà nước tạo ra hoặc nắm giữ thơng tin có trách nhiệm cơng khai thơng tin trong một khoảng thời gian nhất định ngay cả khi khơng có u cầu. Nếu kết thúc khoảng thời gian này mà cơ quan có trách nhiệm cơng khai thơng tin không công khai thông tin hoặc công khai thơng tin chậm trễ thì có thể bị khiếu nại hoặc chịu các hình thức xử lý kỷ luật. Pháp lệnh về công khai thông tin của Chính quyền của Trung Quốc quy định:

“Trách nhiệm của cơ quan nhà nước là phải cơng bố thơng tin do mình tạo ra; cơ quan nhà nước đang lưu giữ thông tin thu thập từ công dân, pháp nhân hoặc tổ chức khác có trách nhiệm cơng bố các thơng tin dạng này theo quy định của pháp luật… Thơng tin của chính quyền nằm trong phạm vi cần được cơng bố phải được công bố trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày được lập ra hoặc được cập nhật”21

. Bên cạnh việc công khai thông tin, các cơ quan Nhà

nước còn phải thường xuyên cập nhật thông tin, đặc biệt là đối với những thông tin đã bị hủy bỏ hoặc sửa đổi. Luật về minh bạch và tiếp cận thông tin công của Peru năm 2003 quy định: “Trong trường hợp các quy định hiện hành nói rằng các thơng tin cần phải được cơng bố theo quy trình 3 lần/năm, thông tin này sẽ được cơng bố trong vịng 30 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn 3 tháng. Vì mục đích tương tự, thơng tin từ hai giai đoạn trước cũng sẽ được công bố”22. Theo quy định này, thông tin sẽ được công bố theo từng giai

đoạn, trong thời gian 30 ngày cuối cùng của giai đoạn đó và thơng tin của hai giai đoạn trước cũng được công bố cùng để so sánh.

1.3.4. Phạm vi thông tin được công khai và những thông tin không thuộc trường hợp Nhà nước công bố công khai thuộc trường hợp Nhà nước công bố công khai

- Thông tin được Nhà nước công bố công khai

20 http://www.vibonline.com.vn/Baiviet/1572/Phan-tich-so-sanh-phap-luat-ve-quyen-tiep-can-thong-tin-cua- mot-so-quoc-gia-tren-the-gioi.aspx

21

Viện nghiên cứu quyền con người (2007), Các văn kiện quốc tế và luật của một số nước về tiếp cận thông

tin, NXB. Công an nhân dân, Hà Nội, tr.382.

22 Viện nghiên cứu quyền con người (2007), Các văn kiện quốc tế và luật của một số nước về tiếp cận thông

Thông tin được Nhà nước công bố công khai rộng rãi thường là những thơng tin có sẵn, do cơ quan nắm giữ hoặc tạo ra, có liên quan mật thiết đến quyền, lợi ích của cơng dân mà pháp luật quy định Nhà nước phải công bố công khai. Loại thông tin này bao gồm: thơng tin có liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người dân; thông tin về việc thành lập, hoạt động, chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước; các thủ tục hành chính; chương trình, chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, giáo dục, y tế, sức khỏe, môi trường, việc làm; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và những thông tin khác cần có sự tham gia, đóng góp ý kiến của công dân.

Cách liệt kê những trường hợp phải cơng khai thơng tin như trên có ưu điểm là rõ ràng, cụ thể, nếu thông tin thuộc một trong các trường hợp quy định thì cơ quan nhà nước bắt buộc phải cơng khai thông tin nhưng hạn chế của cách này là không thể liệt kê đầy đủ mọi trường hợp, cách này chỉ thích hợp đối với phạm vi nhỏ, hẹp, cụ thể. Một số nước không liệt kê những trường hợp phải công khai thông tin mà quy định những thông tin không công khai, trường hợp miễn trừ, các trường hợp còn lại là trường hợp bắt buộc phải công khai cho công chúng. Ưu điểm của cách này là quy định phạm vi công khai thông tin rộng nhưng hạn chế là khơng cụ thể, khó áp dụng, các cơ quan phải xem xét, cân nhắc trường hợp này có nên cơng khai khơng và cơng khai theo hình thức nào.

- Thơng tin không thuộc trường hợp Nhà nước công bố công khai, bao gồm:

+ Thơng tin thuộc bí mật nhà nước: đây là những thông tin mà pháp

luật quy định không công khai đồng thời không cung cấp khi có yêu cầu. Những thơng tin này có thể quy định trực tiếp trong Luật Tiếp cận thơng tin hoặc Luật về bí mật Nhà nước. Trường hợp xảy ra xung đột, Luật Tiếp cận thông tin yêu cầu phải cơng khai cịn Luật về bí mật Nhà nước quy định khơng được cơng khai thì thơng thường Luật về bí mật Nhà nước sẽ được ưu tiên áp dụng (Trung Quốc, Nga…), một số ít trường hợp (Nam Phi) quy định Luật Tiếp cận thông tin được ưu tiên hơn. Cụ thể, Luật Thúc đẩy tiếp cận thông tin Nam Phi quy định về việc áp dụng các văn bản pháp luật khác về cấm hoặc hạn chế việc tiết lộ thông tin như sau: “Luật này bãi bỏ bất kỳ quy

công bố một hồ sơ của một chủ thể công cộng hoặc tư nhân mà trái với các mục tiêu hoặc các quy định cụ thể của Luật này”23

.

+ Thông tin được cung cấp theo yêu cầu hoặc thỏa thuận là những

thông tin không thuộc trường hợp phải công bố cơng khai và khi cơng dân, tổ chức có u cầu thì cơ quan Nhà nước phải cung cấp. Những thông tin này thường gắn với quyền, lợi ích hợp pháp của một cá nhân, tổ chức cụ thể, khơng mang tính đại chúng, khơng có sẵn và cơng dân khơng thể tìm thấy dễ dàng trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đối với loại thông tin này, công dân, tổ chức phải làm đơn yêu cầu theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định và trả một khoản phí nhất định.

+ Thơng tin được cung cấp hạn chế: đây là loại thông tin không phổ biến, chỉ một số nước cho phép tiếp cận loại thơng tin này, đó là hồ sơ, thơng tin của một cơ quan, tổ chức khác hoặc một chủ thể tư nhân.

Một phần của tài liệu Pháp luật về quyền tiếp cận thông tin của công dân trong quản lý nhà nước (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)