Quy định việc khiếu nại, khởi kiện liên quan đến quyền tiếp cận thông tin của

Một phần của tài liệu Pháp luật về quyền tiếp cận thông tin của công dân trong quản lý nhà nước (Trang 32 - 35)

1.4. Các biện pháp pháp lý bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân trong

1.4.4. Quy định việc khiếu nại, khởi kiện liên quan đến quyền tiếp cận thông tin của

thông tin của công dân trong quản lý nhà nước

- Khiếu nại tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Khi cơng dân cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm do cơ quan nhà nước không công bố thông tin theo quy định, từ chối yêu cầu cung cấp thông tin mà không có lý do chính đáng, cung cấp thông tin trễ, cung cấp thông tin sai lạc, không theo yêu cầu, không đầy đủ hoặc người yêu cầu phải trả những khoản phí vơ lý… thì có quyền khiếu nại tại cơ quan nhà nước đó.

Ưu điểm của cơ chế này là vụ việc được giải quyết nhanh chóng, ít tốn kém, thủ tục đơn giản, bên cạnh đó, việc thực hiện các quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật cũng dễ dàng hơn. Tuy nhiên, cơ chế giải

quyết khiếu nại có hạn chế là tính độc lập khơng cao, trình tự, thủ tục khơng chặt chẽ, sự tham gia của luật sư hay người đại diện trong quá trình giải quyết khiếu nại còn hạn chế.

Hiện nay, tại các quốc gia quy định hai cơ chế khiếu nại như sau:

Một là, cơ chế giải quyết khiếu nại nội bộ. Khi công dân cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm thì có thể khiếu nại tại cơ quan đã ban hành quyết định hành chính hoặc có hành vi hành chính đó. Sau khi nhận được đơn khiếu nại, người giải quyết khiếu nại có trách nhiệm trả lời cho người khiếu nại biết về việc thụ lý hoặc không thụ lý đơn khiếu nại, nếu từ chối thì phải nêu rõ lý do. Sau khi thụ lý, người giải quyết khiếu nại phải ban hành quyết định giải quyết khiếu nại trong một thời hạn luật định và gửi cho người khiếu nại. Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại thì có thể khởi kiện tại tịa án hoặc khiếu nại tiếp theo. Pháp luật cho phép người khiếu nại được khiếu nại tiếp theo hoặc khởi kiện trong một thời hiệu nhất định, hết thời hiệu này mà người khiếu nại không khiếu nại tiếp theo và khơng khởi kiện thì quyết định giải quyết khiếu nại sẽ có hiệu lực pháp luật và được thi hành.

Hai là, khiếu nại đến một cơ quan độc lập, được trao quyền giải quyết các khiếu nại liên quan đến quyền tiếp cận thông tin. Theo cơ chế này, khi công dân cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của họ bị xâm phạm thì họ có quyền khiếu nại trực tiếp đối với người đã có quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính. Người bị khiếu nại có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, trong trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại thì có quyền khiếu nại tiếp theo ở một cơ quan độc lập, chuyên giải quyết các khiếu nại liên quan đến quyền tiếp cận thông tin. Một số quốc gia khác quy định cơng dân có quyền khiếu nại trực tiếp tại cơ quan độc lập, chuyên trách giải quyết khiếu nại liên quan đến quyền tiếp cận thông tin mà không cần phải khiếu nại với người đã ra quyết định hành chính hay có hành vi hành chính đó. Ưu điểm của cơ chế này là tính độc lập cao hơn so với cơ chế giải quyết khiếu nại nội bộ tuy nhiên có thể gây tốn kém do phải thành lập thêm cơ quan, bộ máy, nhân sự phụ trách công tác này.

Điển hình cho cơ chế khiếu nại đến một cơ quan độc lập là Ấn Độ. Luật về quyền được thông tin Ấn Độ quy định “Ủy ban thông tin trung ương” và “Ủy ban thông tin của bang” là những cơ quan có trách nhiệm tiếp nhận và

điều tra các khiếu nại liên quan đến quyền tiếp cận thông tin. Ủy ban thông tin bao gồm Trưởng cao ủy thông tin và các Cao ủy thông tin do Tổng thống bổ nhiệm dựa trên đề cử của hội đồng gồm Thủ tướng chính phủ, người đứng đầu phe đối lập ở hạ viện, một Bộ trưởng liên hiệp được Thủ tướng chính phủ đề cử. Luật về quyền được thông tin Ấn Độ cũng quy định trong quá trình giải quyết khiếu nại, trách nhiệm giải trình thuộc về cơ quan công quyền, quan chức thông tin công cộng đã từ chối cung cấp thông tin. Quyết định của Ủy ban thông tin trung ương hoặc Ủy ban thông tin của bang có hiệu lực bắt buộc. Trong quyết định của mình, Ủy ban thơng tin trung ương hoặc Ủy ban thơng tin của bang có quyền:

“a) u cầu nhà chức trách công cộng thực hiện bất kỳ biện pháp nào cần thiết để tuân thủ các quy định của Luật này, bao gồm: (i) Cung cấp thông tin được yêu cầu dưới một hình thức nhất định; (ii) Chỉ định một quan chức thông tin công cộng trung ương hoặc quan chức thông tin công cộng của bang nếu cần thiết; (iii) Công bố những thông tin hoặc loại thông tin nhất định; (iv) Thay đổi cách thức duy trì, quản lý và hủy dữ liệu của đơn vị; (v) Tăng cường việc tập huấn về quyền được thông tin cho các nhân viên của cơ quan; (vi) Công bố các báo cáo hàng năm theo quy định;

b) Yêu cầu nhà chức trách công cộng bồi thường bất kỳ mất mát hoặc tổn thương nào mà người khiếu nại đã phải gánh chịu;

c) Đưa ra bất kỳ hình thức chế tài theo theo quy định của Luật; d) Đình chỉ việc giải quyết khiếu nại”24

.

- Cơ chế khởi kiện tại Tịa án

Ngồi biện pháp khiếu nại tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, pháp luật các nước còn quy định về cơ chế khởi kiện ở Tòa án. Hạn chế của cách thức này là gây tốn kém, mất nhiều thời gian nhưng đảm bảo tính độc lập, khách quan so với cơ chế khiếu nại nội bộ và thu hút sự tham gia của luật sư, người đại diện để bảo vệ quyền lợi cho đương sự.

Cơ chế khởi kiện có thể được thực hiện theo hai loại trình tự khác nhau: Một là, người khởi kiện phải thực hiện thủ tục khiếu nại trước khi khởi kiện tại Tòa án. Theo cách thức này, khi cơng dân cho rằng quyền, lợi ích hợp

24 Viện nghiên cứu quyền con người (2007), Các văn kiện quốc tế và luật của một số nước về tiếp cận thơng

pháp của mình bị xâm phạm thì họ phải khiếu nại đến người đã có quyết định hành chính, hành vi hành chính đó. Sau khi có quyết định giải quyết khiếu nại mà người khiếu nại không đồng ý với quyết định đó thì có quyền khiếu nại tiếp theo hoặc khởi kiện ở Tòa án. Thủ tục khiếu nại này là một trong những điều kiện cần để Tòa án thụ lý đơn khởi kiện.

Hai là, công dân trực tiếp khởi kiện tại Tịa án khi có căn cứ cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm mà khơng cần phải thực hiện thủ tục khiếu nại. Ưu điểm của cách thức này là không gây tốn kém, mất thời gian của công dân, đặc biệt là trong trường hợp họ muốn trực tiếp khởi kiện tại Tịa án vì cho rằng người giải quyết khiếu nại sẽ bác đơn khiếu nại hoặc cố tình trì hỗn, kéo dài thời gian giải quyết khiếu nại. Hạn chế của cách thức này là đã bỏ qua những ưu điểm của thủ tục khiếu nại và người giải quyết khiếu nại chính là người nắm rõ vụ việc, giữ hồ sơ, tài liệu, thơng tin có liên quan.

Hầu hết Luật Tiếp cận thông tin của các nước quy định bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án là quyết định cuối cùng, không bị khiếu nại hoặc khởi kiện trừ những trường hợp đặc biệt.

Biện pháp khiếu nại và khởi kiện đều có ưu điểm và hạn chế riêng, cần quy định cả hai biện pháp này trong luật để cơng dân lựa chọn hình thức phù hợp để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Biện pháp này có vai trị

Một phần của tài liệu Pháp luật về quyền tiếp cận thông tin của công dân trong quản lý nhà nước (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)