1.4. Các biện pháp pháp lý bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân trong
1.4.5. Quy định các biện pháp xử lý hành vi vi phạm quyền tiếp cận thông tin của
quan nhà nước có hành vi vi phạm.
1.4.5. Quy định các biện pháp xử lý hành vi vi phạm quyền tiếp cận thông tin của công dân thông tin của công dân
Biện pháp xử lý vi phạm gồm: xử lý hành chính, xử lý kỷ luật và xử lý hình sự. Xử lý hành chính được áp dụng đối với hành vi vi phạm ở mức độ thấp, tính nguy hiểm cho xã hội chưa cao. Biện pháp này thường được áp dụng đối với cơng dân nhằm hạn chế tình trạng lợi dụng quyền tiếp cận thơng tin để vi phạm quyền, lợi ích của người khác hoặc cản trở hoạt động của cơ quan nhà nước. Hình thức xử lý vi phạm hành chính được áp dụng phổ biến nhất là phạt tiền. Đây là biện pháp nhằm tác động về kinh tế, nhằm mục đích cảnh cáo, nhắc nhở để người vi phạm quyền tiếp cận thông tin không tái phạm.
Biện pháp xử lý hình sự được áp dụng cho những hành vi nguy hiểm cho xã hội, cấu thành tội phạm, mục đích áp dụng nhằm trừng phạt người có hành vi vi phạm và răn đe, ngăn ngừa các hành vi vi phạm. Biện pháp xử lý hình sự có thể được áp dụng đối với các hành vi có mức độ nguy hiểm đáng kể, với lỗi cố ý, gây hậu quả nghiêm trọng như: phá hoại, làm tổn hại hoặc tiêu hủy một hồ sơ; ăn cắp hồ sơ; làm giả hoặc làm sai lệch nội dung hồ sơ... Đối với cán bộ, công chức nhà nước, ngoài hai biện pháp trên, cần quy định thêm trách nhiệm kỷ luật áp dụng đối với hành vi vi phạm quyền tiếp cận thông tin của công dân như: chậm hoặc không thực hiện nghĩa vụ cung cấp thơng tin mà khơng có lý do chính đáng, khơng cơng khai thơng tin theo quy định, cản trở quyền tiếp cận thông tin của công dân… Đây là biện pháp quan trọng, góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân.
Luật Tiếp cận thông tin của Ấn Độ quy định: trường hợp quan chức thông tin công cộng đã từ chối yêu cầu cung cấp thông tin một cách vô lý, không đảm bảo việc cung cấp thông tin, từ chối yêu cầu cung cấp thông tin một cách thiếu trách nhiệm hoặc cung cấp thông tin khơng đầy đủ, khơng chính xác hay sai lạc thì có thể bị phạt 250 ru-pi cho mỗi ngày trì hỗn cho đến khi việc cung cấp thơng tin được hồn tất; tuy nhiên số tiền phạt không được vượt quá 25 ngàn ru-pi. Đây là biện pháp tác động về kinh tế để chủ thể có ý thức chấp hành Luật Tiếp cận thơng tin, tuy nhiên biện pháp phạt tiền khơng có tác dụng răn đe nhiều, do đó Điều 20 Luật về quyền được thơng tin của Ấn Độ quy định thêm hình thức kỷ luật đối với hành vi vi phạm, cụ thể:
“Nếu Ủy ban thông tin trung ương hoặc Ủy ban thông tin của bang khi xem xét bất kỳ khiếu nại hay kiện tụng nào thấy rằng quan chức thông tin công cộng trung ương hoặc quan chức thông tin công cộng của bang đã không nhận yêu cầu cung cấp thông tin trong thời hạn quy định hoặc đã từ chối đáp ứng yêu cầu một cách thiếu trách nhiệm hoặc đã cung cấp các thông tin theo yêu cầu một cách không đầy đủ, khơng chính xác hay sai lạc thì phải khuyến nghị có hình thức kỷ luật với quan chức vi phạm theo như các quy tắc hành chính áp dụng với quan chức đó”25
.
25 Viện nghiên cứu quyền con người (2007), Các văn kiện quốc tế và luật của một số nước về tiếp cận thông
Việc quy định biện pháp xử lý vi phạm là một trong những cách thức bảo đảm thực hiện các quy định về quyền tiếp cận thông tin của cơng dân, mang tính răn đe, trừng phạt đối với người vi phạm. Việc áp dụng biện pháp này góp phần ngăn ngừa, hạn chế tình trạng lợi dụng quyền tiếp cận thơng tin để gây cản trở hoạt động bình thường của các cơ quan nhà nước, gây cản trở quyền tiếp cận thông tin của cá nhân khác hoặc dùng quyền tiếp cận thông tin gây tổn hại quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, gây mất trật tự an toàn xã hội...