Quy định biện pháp thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực thi pháp luật về bảo

Một phần của tài liệu Pháp luật về quyền tiếp cận thông tin của công dân trong quản lý nhà nước (Trang 37 - 38)

1.4. Các biện pháp pháp lý bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân trong

1.4.6. Quy định biện pháp thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực thi pháp luật về bảo

pháp luật về bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân

Hoạt động kiểm tra có phạm vi tương đối rộng, bao gồm kiểm tra chuyên môn, kỹ thuật (chủ thể kiểm tra là cơ quan, tổ chức nói chung) và kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật (chủ thể kiểm tra là cơ quan nhà nước). Hoạt động kiểm tra thường tiến hành đối với những vụ việc đơn giản, mang tính nội bộ hoặc giữa các cơ quan trong cùng hệ thống.

So với hoạt động kiểm tra, hoạt động thanh tra mang tính chuyên ngành, phức tạp hơn, địi hỏi trình tự, thủ tục chặt chẽ và có tính độc lập tương đối (độc lập về bộ máy, tổ chức, hoạt động giữa cơ quan thanh tra và cơ quan được thanh tra).

Hoạt động giám sát mang tính độc lập cao hơn hai hoạt động trên do cơ quan giám sát và cơ quan chịu sự giám sát không cùng hệ thống trực thuộc hàng dọc (giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước, giám sát của Tòa án, giám sát của các tổ chức xã hội, cá nhân… đối với cơ quan hành chính nhà nước). Hoạt động giám sát có phạm vi rộng, nội dung phong phú, khơng địi hỏi trình tự, thủ tục chặt chẽ như hoạt động thanh tra.

Hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực thi pháp luật về bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân trong quản lý nhà nước là hoạt động xem xét, đánh giá việc thực hiện pháp luật về quyền tiếp cận thơng tin của cơng dân nhằm tìm ra những hạn chế, thiếu sót, từ đó có biện pháp khắc phục. Nội dung chủ yếu của hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát là:

- Việc ban hành các văn bản chỉ đạo, triển khai, hướng dẫn thực hiện quy định pháp luật về quyền tiếp cận thông tin của công dân.

- Việc công khai, minh bạch thông tin trong hoạt động của cơ quan, đơn vị.

- Việc cung cấp thơng tin cho cơng dân khi có yêu cầu.

- Các vấn đề khác: hoạt động tuyên truyền, phổ biến; kiểm tra, giám sát; giải quyết khiếu nại, tố cáo; xử lý vi phạm việc thực hiện pháp luật về quyền tiếp cận thông tin của công dân.

Biện pháp này góp phần ngăn ngừa, phát hiện và kịp thời xử lý những vi phạm trong việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, bảo đảm cơ quan hành chính nhà nước thực hiện quy định về quyền tiếp cận thông tin của công dân thường xuyên và nghiêm túc.

Một phần của tài liệu Pháp luật về quyền tiếp cận thông tin của công dân trong quản lý nhà nước (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)