1.4. Các biện pháp pháp lý bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân trong
1.4.1. Ban hành Luật Tiếp cận thông tin
- Biện pháp này đòi hỏi các cơ quan nhà nước phải ban hành Luật Tiếp cận thông tin, trong đó quy định các nội dung chủ yếu sau:
+ Xác định các loại chủ thể và quyền, nghĩa vụ của từng chủ thể;
+ Quy định về quyền yêu cầu cung cấp thông tin của công dân và nghĩa vụ cung cấp thông tin của cơ quan nhà nước;
+ Quy định về trách nhiệm công khai thông tin ngay cả khi khơng có yêu cầu;
+ Các biện pháp bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân;
+ Cơ chế kiểm tra, giám sát việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân.
- Đây là biện pháp rất quan trọng vì nếu khơng có Luật Tiếp cận thơng tin, cơ quan nhà nước không coi việc cung cấp thông tin, công khai thông tin là nghĩa vụ mà là sự ban phát, đặc quyền và dễ dẫn đến vi phạm quyền tiếp cận thơng tin của cơng dân. Ngồi ra, nếu khơng có Luật Tiếp cận thơng tin, cơ quan nhà nước cũng gặp khó khăn, lúng túng trong việc xác định phạm vi
23 Viện nghiên cứu quyền con người (2007), Các văn kiện quốc tế và luật của một số nước về tiếp cận thông
thông tin được cung cấp, cách thức, trình tự, thủ tục cung cấp thơng tin và căn cứ từ chối khi yêu cầu đó khơng hợp pháp. Về phía cơng dân, nếu chỉ quy định chung chung cơng dân có quyền tiếp cận thơng tin mà khơng thể chế hóa thành Luật thì cơng dân khơng biết cách để thực hiện quyền của mình và họ tiếp nhận thông tin một cách thụ động, phụ thuộc vào trách nhiệm của cơ quan nhà nước.
Mặt tích cực của việc ban hành Luật Tiếp cận thông tin là giúp công dân cũng như cơ quan nhà nước thực hiện quyền này một cách có ý thức và chủ động hơn. Ngoài ra, Luật Tiếp cận thông tin xây dựng quy trình, cách thức để cơng dân và cơ quan nhà nước có cơ sở thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình; đồng thời, ràng buộc trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân.
- Một số ý kiến cho rằng biện pháp này khơng cần thiết vì khơng ban hành Luật Tiếp cận thông tin thống nhất nhưng quy định rải rác trong các Luật khác thì vẫn bảo đảm quyền tiếp cận thơng tin của công dân. Theo tác giả, việc ban hành Luật Tiếp cận thông tin thống nhất là cần thiết vì:
Nếu khơng có Luật Tiếp cận thơng tin thì khơng thống nhất cách thức, quy trình thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, dẫn đến thiếu quy định, quy định không rõ ràng hoặc mâu thuẫn, gây khó khăn cho cơ quan nhà nước trong việc tổ chức thực hiện, kết quả là quyền tiếp cận thông tin của công dân bị hạn chế.
Nếu có Luật Tiếp cận thơng tin thống nhất thì sẽ thống nhất cách thức, quy trình thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân; việc quy định đầy đủ, rõ ràng sẽ buộc cơ quan nhà nước phải thực hiện nghiêm chỉnh, đúng quy định pháp luật; tránh được tình trạng quy định chồng chéo, thiếu thống nhất, mâu thuẫn.
Tóm lại, quan hệ giữa cơng dân và cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin là quan hệ xã hội có tổ chức, hệ thống, thống nhất, do đó, cần có một văn bản pháp luật thống nhất điều chỉnh. Ngoài ra, việc ban hành Luật Tiếp cận thơng tin cịn thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với các quyền công dân và ràng buộc trách nhiệm của Nhà nước một cách rõ ràng, thống nhất.
Đây được coi là biện pháp quan trọng nhất trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thơng tin của cơng dân nói chung, bao gồm quyền tìm kiếm thơng tin và tiếp nhận thông tin.