Đối với các quyền công dân khác

Một phần của tài liệu Pháp luật về quyền tiếp cận thông tin của công dân trong quản lý nhà nước (Trang 38)

1.5. Vai trò của pháp luật về quyền tiếp cận thông tin của công dân trong quản lý nhà

1.5.1. Đối với các quyền công dân khác

Pháp luật về quyền tiếp cận thơng tin có vai trị và ý nghĩa to lớn đối với mỗi công dân, là cơ sở pháp lý cho việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin. Khi quyền tiếp cận thông tin của công dân được bảo đảm sẽ hỗ trợ, thúc đẩy việc thực hiện các quyền cơng dân khác về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội...

Để bảo đảm quyền tiếp cận thơng tin của công dân trong quản lý nhà nước, yêu cầu cơ quan nhà nước phải công khai, minh bạch hoạt động của mình, từ đó, cơng dân có thể tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội, giám sát bộ máy nhà nước và thực hiện các quyền chính trị, dân sự khác như: quyền bầu cử, quyền ứng cử, quyền khiếu nại, tố cáo, quyền tự do ngôn luận, quyền tự do đi lại, cư trú, quyền lao động, học tập... Nếu quyền tiếp cận thông tin của công dân trong quản lý nhà nước khơng được bảo đảm thì các quyền cơng dân khác cũng khó có thể thực hiện một cách đầy đủ. Cụ thể, nếu cơ quan nhà nước không cung cấp thông tin về ngày bầu cử, danh sách ứng cử viên, trình tự, thủ tục bầu cử thì cử tri khơng thể thực hiện quyền bầu cử để chọn ra đại biểu đủ điều kiện, tiêu chuẩn thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước. Ngồi ra, nếu cha mẹ khơng được biết về thủ tục đăng ký khai sinh cho con thì khi con sinh ra khơng có giấy khai sinh, sẽ khơng được đăng ký hộ khẩu, chứng minh nhân dân..., lớn lên không được đảm bảo quyền học tập, làm việc, kết hôn...

Một phần của tài liệu Pháp luật về quyền tiếp cận thông tin của công dân trong quản lý nhà nước (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)