Xuất một số biện pháp kỹ thuật gây trồng cây Địa liền trên đất

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng cây địa liền (kaempferia galanga) tại huyện lục ngạn tỉnh bắc giang (Trang 29 - 123)

- Kỹ thuật chọn giống.

- Kỹ thuật chọn đất và làm đất.

- Kỹ thuật trồng (thời vụ, mật độ và phân bón). - Kỹ thuật thu hoạch và sơ chế bảo quản sản phẩm.

2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.4.1. Quan điểm nghiên cứu và cách tiếp cận của đề tài

Hình 2.1. Sơ đồ phương hướng giải quyết vấn đề nghiên cứu

Tổng hợp và phân tích Thu thập

các thông tin

Khảo sát khuc vực nghiên cứu

Lựa chọn địa điểm, bố trí thí nghiệm

Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật gây trồng Địa liền

Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến sinh trưởng và năng suất Nghiên cứu một số đặc điểm đất nơi trồng thí nghiệm Đánh giá hiệu quả kinh tế của một số mô hình Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Với những đặc điểm của vùng đất đồi núi ở huyện Lục Ngạn là đất nghèo dinh dưỡng thì các nhân tố đất, bón phân và mật độ trồng có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh trưởng và năng suất củ Địa liền. Vì vậy, trong khuôn khổ của đề tài luận văn, tác giả đã sử dụng các yếu tố đất, phân bón và mật độ là các yếu tố kỹ thuật để nghiên cứu ảnh hưởng của chúng đến năng suất. Các công thức thí nghiệm được bố trí theo phương pháp thí nghiệm hai nhân tố để phát hiện ra những chỉ số tốt nhất trong phạm vi thí nghiệm này. Cơ sở khoa học về kỹ thuật gây trồng Địa liền trên các dạng lập địa của đất rừng khác nhau tại huyện Lục Ngạn sẽ được tổng hợp từ các chỉ số tốt nhất trong phạm vi thí nghiệm này trên cơ sở hiệu quả kinh tế mà mô hình tạo ra. Phương hướng giải quyết vấn đề được khái quát hóa qua sơ đồ hình 2.1.

2.4.2. Phương pháp nghiên cứu chung

Áp dụng phương pháp nghiên cứu sinh thái thực nghiệm, kết hợp với các phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm để xác định các chỉ tiêu cần thiết, bố trí thí nghiệm theo phương pháp ngẫu nhiên đầy đủ 3 lần lặp lại, dung lượng mẫu lớn (n ≥ 30). Điều tra sinh trưởng và sản lượng theo phương pháp ô tiêu chuẩn, xử lý số liệu theo phương pháp thống kê toán học có sự trợ giúp của các phần mềm đã lập trình trên máy tính.

2.4.3. Phương pháp nghiên cứu cụ thể

2.4.3.1. Phương pháp thu thập thông tin

Thu thập thông tin theo phương pháp kế thừa tài liệu và phỏng vấn những người có liên quan. Cụ thể là kế thừa các thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu. Phỏng vấn một số người dân đã gây trồng cây Địa liền, người buôn bán và sử dụng sản phẩm Địa liền.

2.4.3.2. Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu

Địa điểm nghiên cứu chọn theo phương pháp điển hình đại diện cho một số dạng lập địa của địa phương.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Sử dụng máy đo định vị để xác định độ dốc, độ cao cho các thí nghiệm. - Xác định độ tàn che khu rừng bằng phương pháp cho điểm, trong ô tiêu chuẩn đánh dấu các điểm điều tra theo hệ thống lưới ô vuông, mỗi điểm cách nhau 2m, tại các điểm này ngắm lên trên nếu gặp tán cây thì giá trị tàn che được ghi là 1, nếu không gặp tán cây thì giá trị tàn che được ghi là 0, nếu ở mép tán cây thì ghi là 0,5. Độ tàn che của ô tiêu chuẩn được tính bằng tổng giá trị tàn che đo được chia cho tổng số điểm được đo.

2.4.3.3. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh vật học của cây Địa liền

Nghiên cứu đặc điểm hình thái và đặc điểm vật hậu theo phương pháp chụp ảnh và mô tả; quan sát và ghi chép thời kỳ ra lá, ra hoa.

- Hình thái lá: Quan sát về hình dạng, mầu sắc, kích thước - Hình thái hoa: Quan sát về hình dạng, mầu sắc, kích thước

- Hình thái củ: Quan sát về hình dạng, mầu sắc, kích thước, đường kính, trọng lượng.

2.4.3.4. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm đất

Sử dụng phương pháp đào phẫu diện kết hợp phương pháp chuyên gia để xác định loại đất. Phân tích mẫu đất trước và sau khi trồng cây Địa liền gồm các chỉ tiêu: Độ pH (pHH20 và pHKCl), hàm lượng mùn, N (tổng số), P (Lân tổng số và Lân dễ tiêu), K (Kali tổng số và Kali dễ tiêu), Mg, Ca và CEC (Dung tích hấp thu trong đất).

Phương pháp thu mẫu đất: Trong mỗi dạng lập địa chọn vị trí đại diện điển hình cho khu vực để đào phẫu diện, mỗi phẫu diện lấy một mẫu đất ở độ sâu 0 - 30 cm. Mỗi dạng lập địa lấy 03 mẫu, mỗi mẫu lấy khoảng 1 kg cho vào túi ni lông đem về phân tích ở phòng thí nghiệm.

Phương pháp phân tích mẫu đất: Theo phương pháp phân tích thông dụng thực hiện trong các phòng thí nghiệm tiêu chuẩn của Việt Nam. Phân tích pHH2O theo TCVN 5979-1995; phân tích pHKCl theo TCVN 4401-1987; hàm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

lượng mùn (OC) tổng số theo TCVN 6644-2000; Nitơ tổng số theo TCVN 6445-2000; Magie trao đổi theo TCVN 4406-1987; Canxi trao đổ theo TCVN 4405-1987; Dung tích hấp thu trong đất (CEC) theo TCVN 6646-2000; P tổng số theo TCVN 4052- 1985; P dễ tiêu theo TCVN 5256-1990; K tổng số theo TCVN 4053-1985; K dễ tiêu theo TCVN 5254-1990 (Viện Thổ nhưỡng Nông hóa).

2.4.3.5. Phương pháp bố trí thí nghiệm

- Theo phương pháp thí nghiệm 2 nhân tố trên 3 điều kiện lập địa khác nhau, gồm 6 công thức (CT):

CT1: Không bón phân + mật độ 12 cây/m2

(30x30cm) CT2: Không bón phân + mật độ 25 cây/m2 (20x20cm) CT3: Không bón phân + mật độ 45 cây/m2

(15x15cm)

CT4: Bón 0,1 kg NPK (tỷ lệ 5:10:3)/m2 + mật độ 12 cây/m2 (30x30cm) CT5: Bón 0,1 kg NPK (tỷ lệ 5:10:3)/m2 + mật độ 25 cây/m2 (20x20cm) CT6: Bón 0,1 kg NPK (tỷ lệ 5:10:3)/m2 + mật độ 45 cây/m2 (15x15cm) Các công thức thí nghiệm này được thực hiện trên ba dạng lập địa khác nhau: Đất trống đồi trọc, đất rừng trồng Bạch đàn uro 2 năm tuổi, đất rừng tự nhiên. Thí nghiệm được bố trí mỗi vùng 360 m2 với 6 công thức và có 3 lần nhắc lại. Mỗi công thức có diện tích 60 m2

được chia làm 3 luống, mỗi luống rộng 1m và dài 20m. Lập ô tiêu chuẩn để lấy mẫu, mỗi ô tiêu chuẩn có 30 cây. Theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển gồm: Khả năng đẻ nhánh, chiều dài phiến lá, chiều rộng phiến lá, số lá/cây, hình thái lá, tỷ lệ sống, tỷ lệ sâu bệnh hại, thời kỳ ra hoa, hình thái hoa, hình thái củ, số khóm/m2, số củ/khóm và năng suất trung bình củ. Thời gian theo dõi về sinh trưởng 2 tháng một lần. Sơ đồ bố trí thí nghiệm như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đất trống đồi trọc

Nhắc lại 1 Nhắc lại 2 Nhắc lại 3

Đất trồng rừng Bạch đàn uro2 năm tuổi Đất rừng tự nhiên

Hình 2.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm tại hiện trường

CT1 CT3 CT5 CT2 CT4 CT6 CT3 CT5 CT1 CT4 CT6 CT2 CT5 CT1 CT3 CT6 CT2 CT4 CT1 CT3 CT5 CT2 CT4 CT6 CT3 CT5 CT1 CT4 CT6 CT2 CT5 CT1 CT3 CT6 CT2 CT4 CT1 CT3 CT5 CT2 CT4 CT6 CT3 CT5 CT1 CT4 CT6 CT2 CT5 CT1 CT3 CT6 CT2 CT4

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.4.3.6. Phương pháp thu thập số liệu sinh trưởng

- Định kỳ thu thập: 2 tháng một lần

- Chỉ tiêu thu thập: Khả năng đẻ nhánh, khả năng ra lá, tỷ lệ sống, chiều dài phiến lá, chiều rộng phiến lá, tỷ lệ lá bị sâu bệnh hại theo phương pháp thống kê.

+ Khả năng đẻ nhánh: Đếm tổng số nhánh trên cây (khóm). + Khả năng ra lá: Đếm tổng số lá trên cây (khóm).

+ Tỷ lệ sống tính bằng tỷ lệ % số cây hiện còn và số cây được trồng ban đầu: Tỷ lệ sống = .100(%)

0

N N

(N là số cây hiện tại trong ô; N0 là số cây trồng ban đầu).

+ Chiều dài phiến lá: Đo từ cuống đến đỉnh lá. + Chiều rộng phiến lá: Đo chỗ rộng nhất của lá.

+ Tỷ lệ sâu, bệnh hại: Theo dõi trong quá trình sinh trưởng cây có biểu hiện khác thường như đốm lá, mất ngọn, héo khô... Theo dõi vào thời điểm nhiều sâu, bệnh nhất, đếm số lá bị hại ở từng ô.

- Phương pháp tính diện tích lá: Dùng 1 tờ giấy to, đo và cắt 1hình vuông mỗi cạnh 1dm. Đem cân miếng giấy đó (khối lượng là A g). Đặt lá vào miếng giấy đó rồi vẽ chu vi lá làm thí nghiệm, cắt giấy theo hình lá cân được khối lượng là B g. Tính diện tích lá: Cứ A g -> 1dm2. Vậy B g tương ứng với diện tích là: x = (1dm2

x B): A

- Chỉ số diện tích lá (m2lá/m2đất) = diện tích lá 1 cây x số cây/m2

2.4.3.7. Phương pháp xác định năng suất củ

- Xác định năng suất củ tại thời điểm thu hoạch củ (thời gian khoảng tháng 12 đến tháng 01).

- Nhổ toàn bộ số cây (khóm)/ô tiêu chuẩn (1m2), số lượng ô tiêu chuẩn là 3 ô/công thức.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Xác định số củ/khóm: Đếm số củ/khóm

- Xác định trọng lượng củ (g): Tính trọng lượng khóm rồi chia cho số củ trên khóm.

- NSLT (tạ/ha) = Số khóm/m2 x Số củ/khóm x trọng lượng củ (g) x 10.000 m2/100.000(g).

- Năng suất mô hình (tạ/ha): Sau khi thu hoạch tiến hành tính trọng lượng từng ô trong từng thí nghiệm.

2.4.3.8. Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế

Để đánh giá hiệu quả kinh tế các mô hình gây trồng cây Địa liền, sử dụng phương pháp phân tích chi phí và thu nhập. Đây là phương pháp so sánh giữa thu nhập (đầu ra) với các chi phí (đầu vào) cụ thể như sau:

Hiệu quả kinh tế (Lãi thuần) = tổng thu nhập - tổng suất đầu tư bao gồm cả lãi suất vay vốn ngân hàng. Vì Địa liền là cây ngắn ngày, chỉ sau một năm trồng là thu hoạch. Hơn nữa, vấn đề đầu tư cũng thấp nên chỉ sử dụng tính hiệu quả kinh tế theo phương pháp tĩnh, không cần tính theo phương pháp động có yếu tố thời gian.

So sánh hiệu quả của từng thí nghiệm sau đó đưa ra kết luận khuyến cáo trồng Địa liền ở thí nghiệm có hiệu quả nhất.

2.4.3.9. Phương pháp xử lý số liệu

Ngô Kim Khôi (1998) [16] đã đưa ra một số công thức sau: - Đại lượng trung bình mẫu (X):

X = n 1   n i1 xi

- Hệ số biến động (Coefficient of variation) (CV%) được tính theo công thức (Nhằm để đánh giá sự phân tán của các số liệu không cùng thứ nguyên):

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn CV (%) =  S X *100 % S (độ lệch chuẩn) =       1 n x 3 x x 2 x x 1 x 2 2 2      

- Sai khác có nghĩa nhất (Least Significant Difference) LSD0,05:

    m MSE 2 t LSD0,05  2errordf

Các số liệu thu thập được tính toán và xử lý thống kê trên máy tính bắng phần mềm Microsoft Excel (xử lý chỉ tiêu X, S và CV%) và phần mềm IRRISTAT (xử lý chỉ tiêu CV% và LSD0,05).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 3

ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU

3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên

3.1.1. Vị trí địa lý

Lục Ngạn là một huyện miền núi nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Bắc Giang, thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam, có toạ độ địa lý kéo dài từ 21016‟00” đến 21034‟40” vĩ độ Bắc và 106026‟30” đến 106052‟00” kinh độ Đông. Được giới hạn bởi địa giới hành chính sau: (Thể hiện qua Bản đồ hành chính huyện Lục Ngạn ở hình 3.1)

- Phía Bắc giáp huyện Chi Lăng và huyện Hữu Lũng của tỉnh Lạng Sơn. - Phía Đông giáp huyện Sơn Động của tỉnh Bắc Giang.

- Phía Tây và Nam giáp huyện Lục Nam của tỉnh Bắc Giang.

Huyện Lục Ngạn gồm 29 xã và 01 thị trấn, nằm trên trục quốc lộ 31 từ Bắc Giang đi Sơn Động và quốc lộ 279 đi Đồng Mỏ - Lạng Sơn. Trung tâm huyện là thị trấn Chũ cách Bắc Giang 40 km về phía Bắc. Đây là một điểm tương đối thuận lợi của huyện Lục Ngạn trong giao lưu văn hoá, trao đổi buôn bán và cũng là một thế mạnh cho phát triển thị trường lâm sản và LSNG nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng lâm sản trong và ngoài vùng.

Nhìn tổng quát cho thấy vị trí địa lý và các điều kiện giao thông thuận tiện và đang được nâng cấp hiện đại là những thuận lợi không phải nơi nào cũng có, khiến huyện Lục Ngạn trở thành địa điểm có sức thu hút đầu tư lớn; giao lưu hàng hoá, thương mại - dịch vụ - du lịch - văn hoá - giáo dục đào tạo phát triển…

3.1.2. Đặc điểm địa hình

Địa bàn nghiên cứu nằm trong vùng núi Đông Bắc của Bắc Bộ, là một bồn địa được bao bọc bởi 2 dải núi lớn là Bảo Đài ở phía Bắc và Tây Bắc Yên Tử, Huyền Đinh ở phía Nam và Đông Nam. Địa hình được chia thành 2 vùng rõ rệt là vùng cao và vùng thấp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Lục Ngạn

(Nguồn: Trang thông tin tự nhiên - kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Vùng thấp bao gồm những dãy đồi bát úp xen kẽ các cánh đồng có độ cao trung bình từ 100 - 150 m so với mực nước biển, độ dốc <200, rất thuận lợi cho phát triển cây ăn quả và trồng rừng sản xuất cung cấp nguyên liệu tập trung, đặc biệt là xây dựng những mô hình vườn rừng, đồi rừng, trang trại lâm nghiệp, xây dựng những xưởng chế biến nhỏ, nơi tập kết lâm sản hay xây dựng những vườn ươm cây giống trồng rừng,...

Vùng cao bao gồm những dãy núi có độ dốc trung bình từ 20 - 250, độ cao trung bình > 300 m so với mực nước biển. Vùng này diện tích đất chưa sử dụng còn khá lớn, có thể dùng cho sản xuất kinh doanh rừng trồng.

Vì vậy, có thể nói Lục Ngạn có nhiều thuận lợi cho phát triển kinh tế đồi rừng cũng như đẩy mạnh phát triển sản xuất lâm nghiệp.

3.1.3. Đặc điểm địa chất

Địa bàn nghiên cứu nằm ở phần rìa của nền Trung Việt, trên móng uốn nếp Bai cali, cấu tạo bởi các đá gnai và phiến kết tinh, phát triển phức hệ lớp phủ của phần hoạt hóa dày tuổi từ Siri đến Triat. Vùng trũng uốn nếp khối tảng với các nâng trồi địa lũy hoặc dạng vòm. Vùng nghiên cứu phân bố chủ yếu là các đá trầm tích trong đó các đá trầm tích lục nguyên tuổi Mz chiếm diện tích lớn. Theo tài liệu bản đồ địa chất khu vực nghiên cứu do Liên đoàn Bản đồ - Cục Địa chất thành lập năm 1995 có các hệ tầng địa chất sau:

- Hệ tầng Nà Khuất (T2nk): Hệ tầng phân bố trên diện tích không lớn. Trên địa bàn toàn huyện Lục Ngạn, thành phần mặt cắt bao gồm: Phần dưới là các đá phiến sét xen kẽ các lớp bột kết, ít lớp cát kết màu xám lục hoặc phớt lục, phần trên chủ yếu là cát kết, bột kết màu lục, màu phớt hồng, đôi nơi còn có sét vôi. Bề dày 1200m. Trong đá vôi và sét vôi ở phần dưới tìm thấy cúc đá, ở phần trên tìm thấy chân rìu. Các đất phát triển trên các loại đá này thường có màu nâu tím của đá phiến sét, trong mặt cắt thường có những mảnh đá phiến sét còn xót lại. Một số nơi còn nguyên trật tự phát triển thì ta gặp các

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

đất với phía trên là đất màu phớt lục đến phớt hồng có lẫn ít cát thô và sỏi nhỏ. Xuống các tầng phía dưới thường có sự xuất hiện của các mảnh đá phiến sét màu nâm tím hoặc màu phớt lục. Do trong đá có lẫn sét vôi nên đôi chỗ đất sẽ có tính chất ít chua. Thường các đất hình thành trên các loại đá này sẽ có mức độ dinh dưỡng thấp.

- Các trầm tích tuổi Đệ tứ: Chiếm hầu hết diện tích địa bàn nghiên cứu và hiện nay chủ yếu để canh tác lúa và lúa màu. Phần lớn các trầm tích này

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng cây địa liền (kaempferia galanga) tại huyện lục ngạn tỉnh bắc giang (Trang 29 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)