Đặc điểm tài nguyên đất

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng cây địa liền (kaempferia galanga) tại huyện lục ngạn tỉnh bắc giang (Trang 44 - 45)

Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là cơ sở không gian cho xây dựng, giao thông, công nghiệp… là tư liệu sản xuất không gì thay thế được của ngành nông nghiệp, lâm nghiệp. Do đó vấn đề cần thiết là phải nghiên cứu đánh giá đất cho các mục đích khác nhau để sử dụng hợp lý và bền vững nguồn tài nguyên có hạn này.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Lục Ngạn có tổng diện tích đất tự nhiên là 101.423,9 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 17.546 ha, đất lâm nghiệp là 50.258,6 còn lại là đất khác 33.619,3. Trong đất lâm nghiệp thì diện tích đất trống trọc là 2.586,8 ha, diện tích rừng sản xuất là 31.879 ha, còn lại là đất rừng phòng hộ (Báo cáo tổng kết tình hình kinh tế - xã hội năm 2010 huyện Lục Ngạn) [17].

Địa bàn nghiên cứu có nhiều loại đất khác nhau nhưng chủ yếu là đất feralit vàng nâu và nâu xám phát triển trên 3 loại đá mẹ chủ yếu là: Sa thạch, phiến thạch và phấn sa. Thành phần cơ giới từ trung bình đến sét nặng, có kết cấu viên, độ xốp lớp đất mặt từ 50 - 70%, khả năng thấm và giữ nước trung bình, hàm lượng mùn trong đất ở các lâm phần rừng và đồi rừng khoảng 4%, đạm từ 0,3 - 0,4%, rất thích hợp cho sự phát triển của các loài cây lâm nghiệp, cây ăn quả và cây công nghiệp. Tuy nhiên, do có độ dốc tương đối lớn kiểu bát úp nên cần phải chú ý đến những biện pháp chống xói mòn và rửa trôi đất.

Ngoài ra, còn có một diện tích nhỏ là đất phù sa được bồi tụ hàng năm ở ven sông, suối được người dân sử dụng trồng lúa nước, hoa màu và cây ăn quả.

Với tiềm năng đất đai lớn và phù hợp cho sản xuất lâm nghiệp cũng như cây ăn quả, Lục Ngạn đang là một huyện đứng đầu tỉnh về sự nghiệp bảo vệ và trồng rừng cũng như phát triển kinh tế đồi rừng. Tuy nhiên, việc phát triển cây lâm sản ngoài gỗ ở Lục Ngạn chưa được quan tâm. Vì vậy, việc trồng cây LSNG trên diện tích đất lâm nghiệp hiện nay là rất cần thiết.

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng cây địa liền (kaempferia galanga) tại huyện lục ngạn tỉnh bắc giang (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)