Đặc điểm hình thái

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng cây địa liền (kaempferia galanga) tại huyện lục ngạn tỉnh bắc giang (Trang 52 - 55)

Hình thái thân: Địa liền là cây sống một năm, có phần thân trên mặt đất là thân giả, gồm các bẹ lá tạo thành, có chiều cao vút ngọn kể cả lá khoảng 25 - 30 cm. Cây thường xanh tốt quanh năm đến khi tàn lụi thì thu hoạch. Trong thân có chứa tinh dầu thơm.

Hình thái lá: Trên thân thường tồn tại từ 2 - 5 lá, mọc xếp lên nhau và lệch sang một bên, các bẹ lá ôm vào nhau tạo thành thân giả trên mặt đất, phiến rộng hình trứng hay bầu dục, thót hẹp lại thành cuống, mép nguyên, mặt trên lá xanh lục thẫm, mặt dưới có lông mịn, lá có kích thước chiều dài từ 7 - 12 cm, rộng từ 4 - 9 cm (ảnh 4.1).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hình thái hoa: Khi cây trưởng thành vào tháng 7 thường ra hoa trên trục chính của thân, mỗi thân có một hoa, hoa không cuống có hình dáng giống như con bướm màu trắng, vòi nhụy màu tím ở chính giữa, hoa có 4 cánh, mỗi cánh hoa có kích thước dài và rộng từ 0,5 - 1,5 cm. Hoa Địa liền thường nhanh tàn trong phạm vi một ngày, dễ bị dập nát bởi những cơn mưa nhỏ và gió mạnh. Sau khi hoa tàn không hình thành quả (ảnh 4.2).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hình thái củ: Củ Địa liền nhìn giống như củ gừng non gồm nhiều củ dính liền nhau, mỗi củ có đường kính từ 1,5 - 2,5 cm, chiều dài từ 2,5 - 4 cm, trọng lượng từ 3 - 7 gam, có lớp vỏ màu nâu sẫm hoặc trắng xám, lõi củ mềm và có màu trắng (ảnh 4.3).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng cây địa liền (kaempferia galanga) tại huyện lục ngạn tỉnh bắc giang (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)