Những yếu tố thuận lợi

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng cây địa liền (kaempferia galanga) tại huyện lục ngạn tỉnh bắc giang (Trang 49 - 50)

- Lục Ngạn là một huyện có tiềm năng về sản xuất lâm nghiệp. Điều kiện khí hậu, đất đai và địa hình khá thuận lợi cho sự phát triển của nhiều loài cây trồng, nhất là cây ăn quả và cây lâm nghiệp, trong đó có cả các loài LSNG như Ba kích (Morinda officinalis), Gừng (Zinziber officinale), Địa liền

(Kaempferia galanga) ...

- Nằm giữa vùng Đông Bắc, gần cửa ngõ phía Bắc tổ quốc, Lục Ngạn có vị trí địa lý gần các thị trường lớn như đồng bằng sông Hồng và thủ đô Hà Nội, ngoài ra hệ thống giao thông tương đối thuận lợi cho việc lưu thông và mở rộng thị trường hàng hoá lâm sản rất thuận lợi cho giao lưu buôn bán với một thị trường lớn ngoài nước là Trung Quốc.

- Có lực lượng lao động dồi dào và trẻ khoẻ có truyền thống cách mạng và lòng yêu nước nồng nàn, có truyền thống sản xuất nông lâm nghiệp lâu đời.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Hệ thống tổ chức ngành lâm nghiệp đã và đang được củng cố, kiện toàn. Lâm trường Lục Ngạn đã có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tổ chức sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn.

- Có nhiều cơ hội tiếp cận với khoa học kỹ thuật, được hỗ trợ kinh nghiệm từ nhiều dự án đầu tư phát triển lâm nghiệp cả trong nước và nước ngoài như: PAM, KFW, dự án phát triển lâm nông tổng hợp Việt - Thái, dự án 327, dự án trồng rừng kinh tế theo nguồn vốn vay ưu đãi.

- Diện tích đất chưa sử dụng còn khá lớn, có tiềm năng phát triển nông lâm nghiệp nhất là trồng rừng sản xuất và cây LSNG.

- Các danh lam, thắng cảnh, các di tích lịch sử và nhiều lễ hội độc đáo, khí hậu mát mẻ... là những yếu tố thuận lợi thu hút khách du lịch nhằm phát triển KTXH của huyện.

Trên đây là những lợi thế cạnh tranh mà các nơi khác không có được. Những lợi thế này tạo điều kiện cho địa bàn nghiên cứu phát triển kinh tế tập trung vào các ngành nông, lâm, ngư nghiệp, công nghiệp khai thác và công nghiệp chế biến nông lâm sản.

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng cây địa liền (kaempferia galanga) tại huyện lục ngạn tỉnh bắc giang (Trang 49 - 50)