Tình hình gây trồng Địa liền

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng cây địa liền (kaempferia galanga) tại huyện lục ngạn tỉnh bắc giang (Trang 25 - 26)

Theo Nguyễn Bá Hoạt, Nguyễn Duy Thuần (2005) [12] thì Địa liền có thể trồng được ở đất phù sa, đất cát ở vùng đồng bằng, đất thịt nhẹ, tơi xốp, thoát nước ở trung du và miền núi. Thời vụ trồng Địa liền từ tháng 2 đến tháng 4, nhưng thích hợp nhất vào tháng 3 hàng năm. Củ Địa liền thu hoạch vào tháng 12, được làm sạch rễ và đất, bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát. Khi đến thời vụ tách từng củ đem trồng, đến tháng 3 củ bắt đầu nhú mầm. Lượng giống trung bình từ 80 - 90 kg/360m2. Chọn củ sạch bệnh, to khỏe và đều nhau. Địa liền có 2 giống đang được trồng phổ biến là Địa liền trắng của Việt Nam (năng suất từ 0,8 tấn - 1,2 tấn/360m2) và Địa liền tía giống Trung Quốc (năng suất cao từ 1,5 tấn - 1,9 tấn/360m2

). Đất trồng phải chọn đất giàu dinh dưỡng, thoát nước và có điều kiện đủ ẩm. Đất được cày ải, bừa nhỏ, nhặt sạch cỏ dại, lên luống rộng 1,2 m, rãnh 40 cm, cao 35 cm thuận tiện cho việc tưới tiêu và thoát nước. Cây Địa liền thích hợp ở nhiệt độ trung bình từ 15 - 350

C, lượng mưa cho cây hoàn thành chu kỳ sống từ 700 - 800 mm. Lượng bón

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

phân cho 1ha gồm: Phân chuồng hoai mục từ 10 - 15 tấn; Phân NPK từ 1.300 - 1.600 kg. Bón lót toàn bộ phân chuồng và phân NPK. Sau mỗi đợt làm cỏ có thể bón thúc phân NPK 40 - 70 kg/ha. Mật độ trồng khoảng 25.000 củ/ha (20 x 20 cm) hoặc 16.660 cây/ha (30 x 20 cm). Củ giống được đặt theo rạch đã bón phân, phủ lên trên luống một lớp trấu mỏng để giữ ẩm. Địa liền có thể trồng trên đất vườn nhà hoặc vườn đồi nơi ít dốc, đất tơi xốp, hoặc có thể trồng xen dưới tán vườn cây ăn quả hay tán rừng trồng nơi không bị tán cây che khuất.

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng cây địa liền (kaempferia galanga) tại huyện lục ngạn tỉnh bắc giang (Trang 25 - 26)