Chọn đất trồng

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng cây địa liền (kaempferia galanga) tại huyện lục ngạn tỉnh bắc giang (Trang 87 - 89)

- Đất feralit vàng nâu phát triển trên đá mẹ thạch phiến.

- Có thể trồng Địa liền trên đất rừng trồng Bạch đàn (E. urophylla) 2 năm tuổi chưa khép tán, có độ cao ≤ 261m, độ dốc ≤ 120 và độ tàn che từ 0,4 - 0,6; đất rừng tự nhiên có độ cao ≤ 184m, độ dốc ≤ 110, và độ tàn che từ 0,5 - 0,6; hoặc đất trống đồi trọc có độ cao ≤ 295 m và độ dốc ≤ 220.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

4.5.3. Chọn giống

- Địa liền trắng của Việt Nam (Kaempferia galanga).

- Chọn củ sạch bệnh, không bị đứt chém, không sần sùi, đồng đều. Loại bỏ củ vốn (củ giống cũ năm trước). Chọn những củ già có chiều dài từ 3,0 - 4,0 cm, đường kính 2,0 - 2,5 cm, trọng lượng ≥ 5 g. 4.5.4. Thời vụ trồng - Thời vụ trồng thích hợp ở Lục ngạn, Bắc Giang là từ tháng 3 đến tháng 4 hàng năm. 4.5.5. Mật độ trồng - Mật độ trồng 20 x 20cm (25 củ/m2).

- Lượng giống trung bình khoảng 1,6 tấn củ/ha (Mỗi kg khoảng 150 củ).

4.5.6. Phân bón

- Phân NPK (tỷ lệ 5:10:3) bón 0,1 kg/m2 (01 tấn/ha).

- Đối với đất trống đồi trọc có thể bón thêm phân chuồng để tăng chất hữu cơ và làm cho đất tơi xốp. Bón lót từ 3 - 5 tấn/ha.

4.5.7. Kỹ thuật làm đất và trồng

- Làm sạch cỏ dại.

- Làm luống cao 25 cm, rộng 01 m, trên luống có đánh rãnh. Rãnh sâu 20 cm, rải phân NPK lên trước rồi đặt củ giống hai bên vào sát mép phân. Lấp đất sâu 5 - 10 cm.

- Trồng xong phủ một lớp xác hữu cơ lên trên mặt luống để giữ độ ẩm và chống xói mòn đất như: Cỏ khô, chấu, ...

4.5.8. Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh

- Làm cỏ phá váng, từ khi trồng đến khi thu hoạch làm cỏ ít nhất 3 lần, tránh để ứ đọng nước trên mặt luống.

- Phòng trừ sâu bệnh: Cây Địa liền là cây có tinh dầu nên ít bị sâu hại lá. Thường gặp bệnh đốm mắt cua hại lá. Bệnh này thường xuất hiện vào tháng 8 - 9.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nhận biết bệnh: Do một loại nấm gây hại, vết bệnh hình tròn, đường kính 0,5 - 3 cm, màu nâu thẫm. Trên cây thiếu nước bệnh đốm lá hại nặng có thể toàn bộ lá bị cháy rụi sau 2 - 3 ngày. Cây bị bệnh hại nặng giai đoạn củ bánh tẻ đến già nếu toàn bộ lá bị cháy khô củ cũng bị thối hỏng.

Để phòng trừ tốt bệnh này cần thực hiện phun phòng bệnh là chính: Phun phòng bằng các loại thuốc nội hấp chất lượng cao như: Ridomin gold 68WG; Nativo 750WG; Carbenzim 50EC; Cure supe 300EC; Til-supe 300EC; Anvil 5EC.

Những nơi bị bệnh hại nặng phun thuốc trừ nấm có tác dụng tiếp xúc mạnh như: Các loại thuốc nội hấp bao gồm: Ridomin gold 68WG, Nativo 750WG, Carbenzim 50EC, Cure supe 300EC, Til-supe 300EC, Anvil 5EC, Carbenvil 50EC, Vicarben 50HP, Vicarben 50HP và viên 5 gr Poner 4T...

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng cây địa liền (kaempferia galanga) tại huyện lục ngạn tỉnh bắc giang (Trang 87 - 89)