Phương pháp bố trí thí nghiệm

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng cây địa liền (kaempferia galanga) tại huyện lục ngạn tỉnh bắc giang (Trang 32 - 34)

- Theo phương pháp thí nghiệm 2 nhân tố trên 3 điều kiện lập địa khác nhau, gồm 6 công thức (CT):

CT1: Không bón phân + mật độ 12 cây/m2

(30x30cm) CT2: Không bón phân + mật độ 25 cây/m2 (20x20cm) CT3: Không bón phân + mật độ 45 cây/m2

(15x15cm)

CT4: Bón 0,1 kg NPK (tỷ lệ 5:10:3)/m2 + mật độ 12 cây/m2 (30x30cm) CT5: Bón 0,1 kg NPK (tỷ lệ 5:10:3)/m2 + mật độ 25 cây/m2 (20x20cm) CT6: Bón 0,1 kg NPK (tỷ lệ 5:10:3)/m2 + mật độ 45 cây/m2 (15x15cm) Các công thức thí nghiệm này được thực hiện trên ba dạng lập địa khác nhau: Đất trống đồi trọc, đất rừng trồng Bạch đàn uro 2 năm tuổi, đất rừng tự nhiên. Thí nghiệm được bố trí mỗi vùng 360 m2 với 6 công thức và có 3 lần nhắc lại. Mỗi công thức có diện tích 60 m2

được chia làm 3 luống, mỗi luống rộng 1m và dài 20m. Lập ô tiêu chuẩn để lấy mẫu, mỗi ô tiêu chuẩn có 30 cây. Theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển gồm: Khả năng đẻ nhánh, chiều dài phiến lá, chiều rộng phiến lá, số lá/cây, hình thái lá, tỷ lệ sống, tỷ lệ sâu bệnh hại, thời kỳ ra hoa, hình thái hoa, hình thái củ, số khóm/m2, số củ/khóm và năng suất trung bình củ. Thời gian theo dõi về sinh trưởng 2 tháng một lần. Sơ đồ bố trí thí nghiệm như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đất trống đồi trọc

Nhắc lại 1 Nhắc lại 2 Nhắc lại 3

Đất trồng rừng Bạch đàn uro2 năm tuổi Đất rừng tự nhiên

Hình 2.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm tại hiện trường

CT1 CT3 CT5 CT2 CT4 CT6 CT3 CT5 CT1 CT4 CT6 CT2 CT5 CT1 CT3 CT6 CT2 CT4 CT1 CT3 CT5 CT2 CT4 CT6 CT3 CT5 CT1 CT4 CT6 CT2 CT5 CT1 CT3 CT6 CT2 CT4 CT1 CT3 CT5 CT2 CT4 CT6 CT3 CT5 CT1 CT4 CT6 CT2 CT5 CT1 CT3 CT6 CT2 CT4

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng cây địa liền (kaempferia galanga) tại huyện lục ngạn tỉnh bắc giang (Trang 32 - 34)