Các hình thức xuất khẩu chè

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển xuất khẩu sản phẩm chè trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 104 - 144)

5. Bố cục của luận văn

2.3.4. Các hình thức xuất khẩu chè

Trƣớc thập niên 90, hầu hết chè đƣợc bán cho các DNNN để sơ chế và chế biến, sau đó bán cho VINATEA để xuất khẩu. Tuy nhiên, những năm sau đó, cùng với sự chuyển biến trong sản xuất, đã xuất hiện nhiều hình thức khác nhau trong chế biến và tiêu thụ sản phẩm chè, nhƣ các cơ sở chuyên chế biến tƣ nhân, hộ sản xuất kiêm chế biến, các công ty tƣ nhân, công ty liên doanh chế biến và xuất khẩu chè với nhiều hình thức khác nhau nhƣ xuất khẩu trực tiếp, xuất khẩu gián tiếp.

Bảng 2.17: Hình thức và thị trƣờng xuất khẩu của

các doanh nghiệp chè Thái Nguyên năm 2010

Doanh nghiệp

Xuất khẩu trực tiếp Xuất khẩu ủy thác

Loại chè Nƣớc xuất khẩu SL(tấn ) Doanh thu1000 USD Loại chè SL tấn Doanh thu 1000 USD CTXNK Thái Nguyên

Chè đen Trung Quốc 756 1.031

Chè xanh Trung Quốc 57 42

CT Chè Hoàng

Bình

Chè xanh Trung Quốc 431 550 Chè

đen

59 106

Chè đen Srilanca 56 96

103

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chè đen CH Séc 40 30.5739 Chè xanh Mỹ 4,12 41 Chè đen Pakistan 174,6 9 299.996 CT XNK Trung Nguyên Chè đen Pakistan 916 1.282 CTCB nông sản Thái Nguyên Chè xanh Pakistan 530 507

Chè xanh Trung Quốc 399 266

CTCP chè Quân Chu

Chè đen Trung Quốc 59 44

Chè đen Hà Lan Chè đen 99 139 Công Ty Nghĩa Đức Sơn

Chè đen Đài Loan 15 36

CT TNHH Bắc Kinh

Đô

Chè Nhài Đài Loan 31 38

CTCP chè Hà Thái

Chè xanh Trung Quốc 91 146

Chè xanh Pakistan 519 865

CTCP chè Hà Nội

Chè đen Pakistan 51 63

Chè xanh Pakistan 131 225

104

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Năm 2009, tổng lƣợng chè Thái Nguyên xuất khẩu trực tiếp, ủy thác, chuyển bán cho các đơn vị xuất khẩu và xuất khẩu tiểu ngạch khoảng 9.500 tấn. Năm 2010 là 7.500 tấn, tốc độ tăng trƣởng bình quân hàng năm là 1 %.

Hiện nay hình thức xuất khẩu trực tiếp đƣợc sử dụng chủ yếu vì nó dễ dàng cho các doanh nghiệp, giảm đƣợc chi phí trung gian, đồng thời tạo điều kiện xâm nhập thị trƣờng giúp các doanh nghiệp chủ động nguồn hàng, phƣơng tiện vận tải. Bên cạnh đó có thể xuất khẩu chè ghép với các mặt hàng nông sản khác của Việt Nam thông qua các đối tác nƣớc ngoài nhƣ công ty chè Tân Cƣơng Hoàng Bình đang áp dụng.

Xuất khẩu ủy thác cũng đƣợc các doanh nghiệp xuất khẩu chè của Thái Nguyên sử dụng, hình thức xuất khẩu này giúp cho các đơn vị xuất khẩu tránh đƣợc rủi ro, dễ dàng xâm nhập thị trƣờng mới, có thể tận dụng đƣợc sự hiểu biết của bên nhận ủy thác từ khâu đóng gói, vận chuyện, thuê tàu… tiết kiệm đƣợc chi phí, thời gian cho việc xuất khẩu.

Do khó khăn về đại lý, chi phí vận chuyển nên việc xuất khẩu thông qua trung gian là phƣơng pháp mà đa số các doanh nghiệp chè của tỉnh phải áp dụng trong thời điểm hiện nay. Các doanh nghiệp chè còn lệ thuộc vào tổng công ty chè Việt Nam, chƣa chủ động trong việc tìm kiếm thị trƣờng và hội nhập quốc tế, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nƣớc, vì phần lớn các doanh nghiệp xuất khẩu chè thô không có thƣơng hiệu và không có doanh nghiệp nào đủ mạnh để cung ứng chè với số lƣợng lớn ổn định, việc xuất khẩu chè phải thông qua các công ty trung gian nƣớc ngoài. Nhờ vào thƣơng hiệu của họ để đƣa ra thị trƣờng nƣớc ngoài với mức chênh lệch lớn. Điều này cho thấy là các doanh nghiệp xuất khẩu chè của tỉnh nên chú trọng phát triển thƣơng hiệu hơn nữa để gia tăng giá trị xuất khẩu cho chè Thái Nguyên.

105

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.3.5. Các loại sản phẩm chè xuất khẩu

Chè Thái Nguyên đã nổi tiếng trong cả nƣớc và thế giới bởi hƣơng thơm, vị đƣợm rất độc đáo. Chất lƣợng chè Thái Nguyên đã đƣợc các nhà khoa học đánh giá cao về tính bổ dƣỡng cho sức khỏe con ngƣời. Việc thƣởng thức chè Thái Nguyên đã trở thành nét văn hóa đặc trƣng của nhiều vùng dân cƣ trong cả nƣớc và lan xa đến nhiều quốc gia trên thế giới. Do chất lƣợng chè Thái Nguyên ngon nổi tiếng nên sản phẩm chè Thái Nguyên đã có mặt ở hầu hết các tỉnh, thành trên cả nƣớc. Ngoài tiêu thụ trong nƣớc, sản phẩm chè Thái Nguyên đã xuất khẩu ra thị trƣờng các nƣớc: Trung Quốc, Pakistan, Hà Lan, Ấn Độ, Srilanka, Nga, Anh, Nhật Bản, Pháp, Hoa Kỳ và nhiều nƣớc vùng trung Đông. Từ khi Việt Nam gia nhập tổ chức thƣơng mại thế giới, các sản phẩm chè Thái Nguyên càng có điều kiện đến với thị trƣờng các nƣớc bạn. Các nhà sản xuất, chế biến chè của Thái Nguyên cũng đã tăng cƣờng đầu tƣ mở rộng sản xuất, đầu tƣ thiết bị, công nghệ hiện đại trong chế biến để có sản phẩm chè đa dạng, giá thành có sức cạnh tranh tốt để thƣơng hiệu chè Thái Nguyên có vị trí xứng đáng trên thị trƣờng trong nƣớc và thế giới. Về các sản phẩm chè, với tƣ duy đổi mới theo hƣớng thị trƣờng, mở cửa, các nhà sản xuất và chế biến chè Thái Nguyên hiện có thể cung cấp hầu nhƣ toàn bộ các loại sản phẩm chè trên toàn thế giới. Phân theo loại chè có các sản phẩm thuần chè với: chè xanh, chè đen, chè Oo long, Hồng Trà...; phân theo mặt hàng có các sản phẩm trà ƣớp hƣơng tự nhiên nhƣ: chè hƣơng nhài, hƣơng sen, hƣơng bạc hà, hƣơng quế...; các sản phẩm chè thảo mộc, dƣợc liệu nhƣ: chè nhân sâm, chè hoa hòe...

Sản phẩm chè xanh và chè đen là mặt hàng đƣợc nhiều doanh nghiệp lựa chọn để sản xuất và xuất khẩu, các sản phẩm nhƣ trà túi lọc, chè hòa tan ít đƣợc doanh nghiệp lựa chon để sản xuất do hạn chế về công nghệ chế biến và trang thiết bị.

106

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Mặt hàng chè xanh xuất khẩu của Thái Nguyên là loại chè có chất lƣợng tƣơng đối cao. Sở dĩ có đƣợc chất lƣợng cao nhƣ vậy là loại chè này đƣợc thu mua các vùng nguyên liệu có chất lƣợng cao nhƣ vùng chè Tân Cƣơng, Trại Cài, La Bằng... Cộng với việc chế biến có công nghệ hiên đại và quan tâm đúng mức.Tuy nhiên sản phẩm này vẫn còn có những khuyết tật nhƣ nhiều cậng ,cánh nhẹ.

Chè đen xuất khẩu của Thái Nguyên chủ yếu là chè đen OTD thu mua ở vùng chè nhƣ Định Hóa, Phú Lƣơng... Ở đây một số các đơn vị chạy theo số lƣợng và ít quan tâm đến chất lƣợng nên chất lƣợng chè chƣa cao. Công nghệ chế biến còn lạc hậu chƣa đảm bảo chất lƣợng sản phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm.

Mặc dù khá phong phú về chủng loại nhƣng sản phẩm chè Thái Nguyên chƣa có sản phẩm chè đặc biệt cao cấp, chè xuất khẩu chủ yếu là chè nguyên liệu thô, chè rời, sản phẩm chƣa có tên tuổi nên giá trị thấp hay bị đối tác ép giá.

Bảng 2.18: Các loại sản phẩm chè xuất khẩu

Đơn vị tính: 1000 tấn

Loại chè Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Chè Xanh 1.073 1.325 1.521

Chè đen 2.450 2.998 3.246

Chè sơ chế 1.527 1.842 1.671

Tổng 5.050 6.165 6.438

Nguồn: Sở công thương tỉnh Thái Nguyên và số liệu điều tra

2.3.6. Chất lƣợng chè xuất khẩu của tỉnh Thái Nguyên

Chè Thái Nguyên là đặc sản nổi tiếng đƣợc nhiều ngƣời ƣa chuộng, cây chè đã đƣợc trồng từ nhiều đời và nổi tiếng với những đặc điểm không loại chè ở vùng nào có đƣợc, đó là hƣơng vị thơm tự nhiên, màu xanh trong, uống có vị ngọt lắng sâu đƣợc ngƣời tiêu dùng trong và ngoài nƣớc

107

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

yêu thích. Sản phẩm chè Thái Nguyên đƣợc các chuyên gia nghiên cứu về chè đánh giá có chất lƣợng tốt nhờ đƣợc thiên nhiên ƣu đãi về đất đai khí hậu thích hợp với cây chè sinh trƣởng và phát triển. Đây là sự khác biệt nổi bật của Thái Nguyên với các vùng chè khác trong cả nƣớc. Kinh nghiệm trồng và chế biến của ngƣời dân Thái Nguyên cũng cao hơn so với các địa phƣơng khác nên chè Thái Nguyên có hình thức đẹp hơn, hƣơng vị thơm ngọt, đậm đà khó có thể quên. Hàm lƣợng đƣờng trung bình, đạm axit amin, chất hòa tan đặc biệt là hoạt chất thơm rất cao, hàm lƣợng cafein thấp. Đây có thể coi là một lợi thế cho các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu chè Thái Nguyên vì đƣợc nằm trong vùng nguyên liệu có chất lƣợng.[4]. Tuy nhiên hiện nay chất lƣợng sản phẩm chè ở các doanh nghiệp chƣa cao, không đồng đều, sản phẩm có nhiều khuyết tật nhƣ nhiều cậng, lẫn loại, nhẹ cánh, ôi ngốt. Chất lƣợng chè chƣa tƣơng xứng với tiềm năng đất đai, khí hậu.

2.4. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ trong phát triển sản xuất và xuất khẩu sản phẩm chè của tỉnh Thái Nguyên

Điểm mạnh

- Có thế mạnh về điều kiện tự nhiên, lực lƣợng lao động dồi dào có kinh nghiệm sản xuất chè truyền thống từ các thế hệ trƣớc.

- Sản xuất, kinh doanh, chế

biến và xuất khẩu chè tại vùng nguyên liệu lớn.

- Chất lƣợng sản phẩm tƣơng

đối cao, có nhiều nhãn hiệu kinh doanh.

Điểm yếu

- Chất lƣợng chè xuất khẩu còn

thấp, hình thức bao bì sản phẩm mới chỉ ở mức trung bình khá.

- Chủng loại sản phẩm chƣa

phong phú. Xuất khẩu chè chƣa đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

- Trình độ lao động thấp, máy móc công nghệ còn lạc hậu.

108

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

vùng nguyên liệu, cạnh tranh thiếu lành mạnh trong thu mua và chế biến chè xuất khẩu.

- Chƣa quan tâm đến quảng cáo

và khuyếch trƣơng sản phẩm. Thiếu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh.

Cơ hội

- Việt Nam gia nhập WTO từ

11/1/2007 là cơ hội mở rộng thị trƣờng chè xuất khẩu. Tiềm năng thị trƣờng xuất khẩu lớn.

- Có nhiều doanh nghiệp nƣớc

ngoài và liên doanh đầu tƣ vốn vào sản xuất chè.

- Khoa học công nghệ phát

triển tạo cơ hội nâng cao năng suất chế biến chè.

- Đƣợc Nhà nƣớc quan tâm tạo

điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển.

Thách thức

- Các hàng rào kỹ thuật về đảm

bảo an toàn và chất lƣợng chè xuất khẩu ở các thị trƣờng lớn ngày càng tăng.

- Nguyên liệu chƣa đáp ứng

đƣợc nhu cầu sản xuất, chế biến.

- Có nhiều doanh nghiệp sản

xuất kinh doanh sản phẩm chè trong cả nƣớc nên quá trình cạnh tranh diễn ra khốc liệt.

- Chƣa áp dụng nhiều giống chè

mới có chất lƣợng tốt bởi vậy sản phẩm chƣa có chất lƣợng cao.

- Chƣa có thƣơng hiệu đủ mạnh

và chiến lƣợc liên kết thƣơng hiệu chè Thái Nguyên.

109

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.4.1. Thế mạnh trong xuất khẩu chè của tỉnh Thái Nguyên

Thái Nguyên có diện tích tự nhiên 3.562.82km2, trong đó 2/3 là đồi núi, dân số gần 1,2 triệu ngƣời. Với vị trí địa lý khá lý tƣởng, từ lâu Thái Nguyên đã là trung tâm kinh tế- văn hóa – giáo dục và đào tạo trọng điểm của vùng trung du và miền núi phía Bắc với đồng bằng Bắc Bộ. Có hệ thống giao thông về đƣờng thủy và đƣờng bộ thuận tiện nhƣ tuyến đƣờng cao tốc Thái Nguyên – Hà Nội, đƣờng sắt và đƣờng hàng không quốc tế Nội Bài.

Địa hình thuận lợi, khí hậu ôn hòa, ít bão lụt, là thế mạnh để Thái Nguyên trồng và phát triển cây chè. Chè là cây công nghiệp chủ lực có giá trị kinh tế cao ở Thái Nguyên. Nông dân Thái Nguyên có nhiều kinh nghiệm trồng, chế biến chè và đã biết tận dụng lợi thế về đất đai, khí hậu tạo nên hƣơng vị đặc trƣng cho chè Thái Nguyên. Căn cứ vào điều kiện đất

đai và khí hậu của tỉnh, trongnhững năm gần đây, Thái Nguyên đã có

nhiều cố gắng để phát triển cây chè (cả về diện tích, năng suất, sản lƣợng) nhằm đáp ứng nhu cầu về tiêu dùng trong nƣớc và xuất khẩu. Trong đó, chè xuất khẩu chủ yếu tập trung vào 2 loại chè chính là: chè xanh và chè đen.

Vùng chè nguyên liệu đƣợc chia làm hai vùng. Vùng nguyên liệu để chế biến chè xanh bao gồm các huyện: Thành phố Thái Nguyên, Đại từ, Phú Lƣơng, Đồng Hỷ, Phổ Yên, Sông Cầu, Võ Nhai, với diện tích 12.400 ha, chiếm 73% diện tích chè của cả tỉnh. Trong đó, chè xanh đặc sản có gần 4.000 ha, với các địa danh nổi tiếng nhƣ Tân Cƣơng, Phúc Xanh, Phúc Trìu (T.P Thái Nguyên), La Bằng, Khuôn Gà-Hùng Sơn (Đại Từ), Trại Cài- Minh Lập, Sông Công (Đồng Hỷ) và Phúc thuận (Phổ Yên). Vùng chè nguyên liệu để chế biến chè đen bao gồm phần lớn chè của Định Hóa, Phú lƣơng với diện tích 4.000 ha, chiếm 27% diện tích chè toàn tỉnh. Chè Thái Nguyên đƣợc tiêu thụ cả thị trƣờng trong và ngoài nƣớc, trong đó thị trƣờng nội địa chiếm 70% với sản phẩm là chè xanh, chè xanh đặc sản.

110

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nghề trồng và chế biến chè đã đem lại hiệu quả lớn về kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh. Chè thực sự là cây xóa đói, giảm nghèo và làm giàu của nông dân Thái Nguyên.

Trong những năm gần đây, không những quan tâm đến phát triển

diện tích, năng suất sản lƣợng, Thái Nguyên đã và đang triển khai nhiều dự án về đổi mới công nghệ kết hợp với kỹ thuật truyền thống từ sản xuất nguyên liệu đến chế biến, bảo quản và bao bì đóng gói để nâng cao năng suất, chất lƣợng, hiệu quả và tạo sản phẩm an toàn bảo vệ sức khoẻ ngƣời trồng chè cũng nhƣ ngƣời sử dụng trà. Ngoài ra, Thái Nguyên liên tục lựa chọn bộ giống chè có năng suất, chất lƣợng cao vào trồng để thay thế cho giống chè cũ.

Với các thế mạnh về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, nguồn nhân lực dồi dào, có vùng nguyên liệu chè chất lƣợng tốt, các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu chè Thái Nguyên cần phát huy tối đa lợi thế này để nâng cao sản lƣợng cũng nhƣ kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp mình trên thị trƣờng thế giới.

2.4.2. Các nhân tố ảnh hƣởng đến sản xuất và xuất khẩu chè tại Thái Nguyên

a. Chất lƣợng chè: Đây là điều kiện tiên quyết về công nghệ chế biến chè, dù công nghệ có hiện đại đến đâu cũng không thể tạo ra sản phẩm tốt từ những nguyên liệu tồi. Chất lƣợng chè búp tƣơi đƣợc quyết định bởi các yếu tố sau:

- Giống chè: Thái Nguyên chủ yếu là chè Trung du lá nhỏ và một số giống khác nhƣ TR771, Bát Tiên…Chè Trung du cho năng suất khá cao nhƣng chất lƣợng không cao, vị chè hơi đắng, hƣơng kém thơm. Giống chè ảnh hƣởng không nhỏ đến chất lƣợng chè xuất khẩu. Hiện nay Thái Nguyên chƣa có nhiều giống chè có năng suất và chất lƣợng cao.

111

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Quy trình thâm canh: Đầu tƣ cho trồng và chăm sóc chè đều thấp so với yêu cầu trung bình. Quy trình kỹ thuật chƣa đƣợc thực hiện nghiêm túc, không thâm canh từ đầu, bón phân chƣa đủ, thiếu cân đối và dƣ lƣợng thuốc bảo vệ thực vật trong sản phẩm chè vƣợt quá mức cho phép.

- Thu hái: Có thể coi thu hái là khâu cuối cùng trong công đọa sản xuất nông nghiệp. Để có chất lƣợng đảm bảo, hái chè phải tuân thủ 1 tôm 2 lá, chỉ hái búp và hai lá non nhất. Tuy nhiên trong những năm gần đây, hái và thu mua chè không theo tiêu chuẩn gây trở ngại cho quá trình chế biến dẫn đến chất lƣợng thấp, hàng kém sức cạnh tranh trên thị trƣờng thế giới.

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển xuất khẩu sản phẩm chè trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 104 - 144)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)