5. Bố cục của luận văn
1.2.5. Những khó khăn của Việt Nam trong xuất khẩu chè
Nhìn chung qua số liệu thu đƣợc về kim ngạch xuất khẩu, vẫn chƣa phản ánh đúng tiềm năng của ngành chè Việt Nam. Khó khăn của ngành chè Việt Nam trên thị trƣờng xuất khẩu là do cơ cấu mặt hàng và công nghệ chế biến dẫn đến khả năng cạnh tranh thấp.
Nguyên nhân là do giống ít, phần lớn các giống chè hiện nay là có từ thời pháp, năng suất thấp. tại các vùng chè lớn, các cơ sở chế biến chỉ có giống chung dùng làm nguyên liệu cho mọi loại chè mà chƣa có giống riêng cho từng loại sản phẩm.Bên cạnh đó, có quá nhiều nhà máy chế biến chè đƣợc cấp phép, dẫn đến tình trạng có những vùng nguyên liệu chỉ đủ cung cấp cho 1 nhà máy, nhƣng có tới 7-8 nhà máy tranh mua nguyên liệu, gây lãng phí tiền của nhân dân, đồng thời tạo ra nhiều vấn đề cạnh tranh không lành mạnh. Cả nƣớc hiện có 700 nhà máy chế biến chè, chƣa kể hàng vạn lò thủ công chế biến chè. Trong khi với diện tích trồng chè 131 nghìn ha, chúng ta chỉ cần khoảng 200 nhà máy chế biến. Các nhà máy thiếu nguyên liệu nên dẫn đến phải “vơ bèo vạt tép” để sản xuất, đó chính là nguyên nhân đƣa đến chất lƣợng kém, gây ảnh hƣởng đến uy tín của chè Việt Nam.
Điểm yếu của chè Việt Nam hiện nay là chƣa có thƣơng hiệu và chƣa đủ sức cạnh tranh trên thị trƣờng nên phần lớn sản phẩm bán ra nƣớc ngoài ở dạng chè thô rồi nhà nhập khẩu trộn với các loại chè khác và đăng ký thƣơng hiệu của họ. Chè của Việt Nam sản xuất thì đơn điệu về mẫu mã, chủng loại và chất lƣợng.
Ngoài ra, lực lƣợng cán bộ kỹ thuật, công nhân sản xuất tại nhiều nhà máy không đƣợc qua đào tạo về kĩ thuật cùng với đó là dây chuyền sản xuất
61
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
không đồng bộ, lạc hậu.. nên chất lƣợng chè thấp khó cạnh tranh trên thị trƣờng thế giới.