1.2. Khôi phục khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm
1.2.2. Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm
Có thể nói, khi một DNBH có biên KNTT thấp hơn biên KNTT tối thiểu, tức là giá trị tài sản hiện tại của DNBH đó thấp hơn các khoản nợ hiện có và vì thế, DNBH đã khơng có đủ khả năng chi trả các khoản nợ này. Điều này thể hiện sự yếu kém trong việc quản lý và thực hiện hoạt động kinh doanh của DNBH. Vì vậy, khi DNBH rơi vào tình trạng có nguy cơ mất KNTT thì đương nhiên DNBH đó phải có trách nhiệm lớn nhất trong việc thực hiện các biện pháp phục hồi KNTT. Lý do là vì
38 Article 139 Insurance Law of the People's Republic of China: “The insurance regulatory authority under the State Council shall regard insolvent insurance companies as its key objects of supervision and administration, and may take the following measures according to the specific circumstances”.
Xem thêm tại: http://www.npc.gov.cn/englishnpc/Law/2011-02/15/content_1620648.htm (truy cập ngày
02/4/2019).
20
chính DNBH đó sẽ hiểu rõ nhất về những ngun nhân gây ra tình trạng mất kiểm sốt về thanh tốn hiện tại, từ đó đưa ra những giải pháp hiệu quả nhất để khôi phục KNTT của doanh nghiệp. Ngoài ra, mặc dù cơ quan quản lý bảo hiểm cũng có trách nhiệm hỗ trợ cho DNBH trong quá trình khơi phục KNTT nhưng DNBH vẫn là chủ thể có vai trị quan trọng nhất trong việc khơi phục KNTT. Bởi lẽ mục đích của việc cơ quan quản lý bảo hiểm tham gia vào khôi phục KNTT cho DNBH cũng chỉ là giúp đỡ cho DNBH phục hồi trở lại tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh, từ đó duy trì sự ổn định của thị trường bảo hiểm, nền kinh tế và xã hội. Do đó, để đảm bảo DNBH sẽ nhanh chóng khơi phục được KNTT, cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm ở mỗi quốc gia đều có những quy định về trách nhiệm của DNBH khi có nguy cơ mất KNTT. Nhìn chung, khi DNBH rơi vào trường hợp có nguy cơ mất KNTT sẽ có các trách nhiệm như sau:
Thứ nhất, DNBH có trách nhiệm phải báo cáo ngay cho cơ quan quản lý
nhà nước về bảo hiểm về tình trạng có nguy cơ mất khả năng thanh toán.
Ở mỗi quốc gia, cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm có trách nhiệm giám sát hoạt động KDBH thông qua hoạt động nghiệp vụ, tình hình tài chính của DNBH. Đồng thời, với chức năng quản lý nhà nước về hoạt động KDBH thì cơ quan này còn phải áp dụng các biện pháp cần thiết đối với các DNBH nhằm vừa đảm bảo các yêu cầu về tài chính của DNBH, vừa đảm bảo việc thực hiện các cam kết giữa DNBH với bên mua bảo hiểm. Chính vì thế, một khi DNBH rơi vào tình trạng có nguy cơ mất KNTT thì DNBH đó đã khơng đảm bảo các yêu cầu về tài chính mà pháp luật đã quy định cũng như khó có thể thực hiện những cam kết chi trả cho khách hàng đã được thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm. Do đó, DNBH có nguy cơ mất KNTT phải báo cáo ngay với cơ quan quản lý bảo hiểm về tình trạng yếu kém hiện tại để cơ quan này nắm bắt được tình hình tài chính của DNBH, từ đó đưa ra các chỉ đạo, hướng xử lý thích hợp nhất nhằm khôi phục KNTT của DNBH. Đồng thời, việc báo cáo này của DNBH còn giúp cơ quan nhà nước giám sát được hoạt động KDBH và chuẩn bị các kế hoạch phịng ngừa trong trường hợp tình hình tài chính của DNBH có những chuyển biến xấu.
Pháp luật về KDBH ở các quốc gia trên thế giới đều có quy định về việc báo cáo cho cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm trong trường hợp DNBH có nguy cơ mất KNTT. Luật Bảo hiểm của Singapore quy định DNBH có trách nhiệm thơng báo cho cơ quan có thẩm quyền rằng nó mất KNTT để cơ quan thực hiện các biện pháp khắc phục40. Pháp luật về KDBH của Trung Quốc cũng quy định tương tự
40 Section 41(1)(b) Singapore Insurance Act: “(b) a relevant person informs the Authority that it is or is likely to become insolvent, or that it is or is likely to become unable to meet its obligations, or that it has suspended or is about to suspend payments”.
21
rằng các DNBH khi có biên KNTT dưới mức tiêu chuẩn của biên KNTT tối thiểu thì phải báo cáo với Ủy ban Điều tiết Bảo hiểm Trung Quốc (CIRC) về phương án, biện pháp và kết quả khôi phục KNTT41. Tại Việt Nam, theo quy định của Luật KDBH năm 2000, trong trường hợp có nguy cơ mất KNTT, DNBH phải báo cáo ngay cho Bộ Tài chính về thực trạng tài chính, các nguyên nhân dẫn đến nguy cơ mất KNTT và các biện pháp khắc phục42. Nếu DNBH không báo cáo kịp thời về thực trạng tài chính, nguyên nhân dẫn đến nguy cơ mất KNTT sẽ bị cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính43. Việc quy định xử phạt vi phạm hành chính này tạo cơ sở pháp lý quan trọng góp phần bảo đảm các quy định về báo cáo tình trạng có nguy cơ mất KNTT được DNBH thực hiện một cách nghiêm túc, góp phần nâng cao năng lực của cơ quan quản lý nhà nước về KDBH trong công tác quản lý, giám sát và vận hành thị trường44. Tóm lại, quy định DNBH phải báo cáo về nguy cơ mất KNTT cho cơ quan quản lý nhà nước sẽ đảm bảo cơ quan nhà nước nhanh chóng có thơng tin cụ thể và chính xác về tình trạng mất kiểm sốt về thanh tốn của DNBH. Đồng thời, khi nhận được báo cáo của DNBH có nguy cơ mất KNTT, cơ quan nhà nước sẽ có những giải pháp kịp thời nhằm giúp đỡ DNBH, đảm bảo quyền lợi của khách hàng và sự ổn định tài chính của thị trường bảo hiểm.
Thứ hai, DNBH phải tự khôi phục khả năng thanh tốn.
Trước tiên, khi có nguy cơ mất KNTT, DNBH phải chủ động thực hiện các biện pháp tự khơi phục KNTT. Có thể nói, khi gặp khó khăn về thanh tốn thì điều đầu tiên DNBH phải làm là tự phục hồi KNTT. Bởi lẽ chính DNBH mới biết được hiện tại DNBH mình đang có những sai lầm nào trong hoạt động kinh doanh là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nguy cơ mất KNTT, từ đó đưa ra những biện pháp khơi phục tình trạng tài chính hiệu quả nhất. Do đó, bước đầu tiên cần phải thực hiện khi một DNBH rơi vào tình trạng có nguy cơ mất KNTT là DNBH đó phải tự khơi phục bằng cách tự lập phương án khôi phục KNTT, củng cố lại tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp. Trong q trình tự khơi phục lại KNTT, DNBH có thể bước đầu rà soát lại tất cả các hoạt động hiện tại của doanh nghiệp, tìm ra nguyên nhân gây nên tình trạng yếu kém về tài chính và đề ra các giải pháp tối ưu nhất để
41 Article 86 Regulation Administration of Insurance Companies of CIRC: “An insurance company with actual solvency margin below the minimum standard shall take effective measures to improve its insolvency positions. They shall also report to CIRC on relevant improvement plans, concrete measures, and final results”.
42 Khoản 2 Điều 78 Luật KDBH năm 2000.
43 Điểm b khoản 1 Điều 30 Nghị định số 98/2013/NĐ-CP ngày 28/8/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số:
“1. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
b) Khơng báo cáo kịp thời về thực trạng tài chính, nguyên nhân dẫn đến nguy cơ mất khả năng thanh toán”.
44 Phùng Ngọc Khánh (2018), “Thị trường bảo hiểm Việt Nam 2017 và triển vọng năm 2018”,
http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu--trao-doi/trao-doi-binh-luan/thi-truong-bao-hiem-viet-nam-2017-va-trien- vong-nam-2018-136123.htm, truy cập ngày 03/4/2019.
22
nhanh chóng phục hồi KNTT, đưa DNBH trở lại hoạt động bình thường.
Tại Trung Quốc, CIRC dựa vào tỷ lệ KNTT để xếp hạng các DNBH có nguy cơ mất KNTT thành ba nhóm khác nhau và có các biện pháp điều chỉnh theo từng nhóm. Theo đó, khi DNBH có tỷ lệ KNTT trên 70% đến dưới 100% thì phải tự đưa ra phương án khôi phục và thực hiện các biện pháp khôi phục KNTT để đáp ứng tiêu chuẩn về biên KNTT tối thiểu trong một thời hạn nhất định. Nếu DNBH không tự khôi phục được KNTT trong thời hạn nêu trên, CIRC sẽ áp dụng các biện pháp khác nhằm đưa biên KNTT của DNBH cao hơn biên KNTT tối thiểu45. Tại Việt Nam, pháp luật KDBH hiện hành quy định rằng DNBH phải tự lập phương án khôi phục KNTT và thực hiện các biện pháp khôi phục KNTT khi có nguy cơ mất KNTT. Đồng thời, DNBH phải báo cáo cho Bộ Tài chính và thực hiện phương án khôi phục khi đã được Bộ Tài chính chấp nhận46. Trong trường hợp vi phạm các quy định này, DNBH sẽ bị xử phạt hành chính từ 90 - 100 triệu đồng47. Có thể thấy, trong q trình khơi phục KNTT, DNBH phải có trách nhiệm thực hiện bước đầu tiên là tự khơi phục KNTT của mình bằng chính các biện pháp do DNBH đề xuất. Tuy nhiên, trên thực tế khơng phải lúc nào DNBH có nguy cơ mất KNTT đều có thể tự khơi phục lại được. Nếu DNBH có tỷ lệ KNTT q thấp và khơng thể tự phục hồi KNTT thì cơ quan quản lý bảo hiểm cần phải áp dụng kịp thời các biện pháp để mau chóng khơi phục KNTT của DNBH đó.
Thứ ba, DNBH có trách nhiệm thực hiện các yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm về việc khôi phục khả năng thanh toán.
Trong trường hợp một DNBH có nguy cơ mất KNTT, nếu cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm khơng có các giải pháp nhằm khắc phục tình trạng yếu kém của DNBH đó thì nhiều hệ quả tiêu cực có thể xảy ra. Những hệ quả đó có thể là
45 Article 87 Regulation Administration of Insurance Companies of CIRC: “An insurance company’s solvency adequacy rate shall be the actual solvency margin divided by the minimum solvency margin. CIRC may rank those companies with solvency adequacy rate below 100% as key objects for regulation, and accordingly take the following regulatory measures:
(1) For companies with solvency adequacy rate above 70%, CIRC may require them to bring forward an improvement plan and satisfy the minimum solvency standard within a time limit. If the deadline fails to be met, CIRC may take such regulatory measures as requiring them to increase their capital, charging them to buy reinsurance, and restricting their business scope, dividend distribution to shareholders, fixed asset purchase, operating expense, and growth of branches, etc, until the minimum solvency margin requirement is satisfied;
(2) For companies with solvency adequacy rates between 30% and 70%,besides the measures mentioned above, CIRC may take such regulatory measures as charging them to auction the bad assets, transfer insurance business, restrict senior managerial personnel’s salaries and duty consumption level, restrict commercial advertising, adjust funds management, stop developing new business, etc.
(3) For companies with solvency adequacy rates below 30%, besides the measures mentioned above, CIRC may legally take over the management of the company”.
46 Khoản 1 Điều 79 Luật KDBH năm 2000.
47
Khoản 2 Điều 30 Nghị định số 98/2013/NĐ-CP ngày 28/8/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số.
23
DNBH mất khả năng chi trả cho khách hàng, giảm sút uy tín; quyền lợi của khách hàng khơng được đảm bảo; ảnh hưởng xấu đến hệ thống các DNBH trên thị trường và gây mất ổn định nền kinh tế và tồn xã hội. Vì thế, các cơ quan nhà nước cần có những biện pháp hữu ích để giúp đỡ DNBH khôi phục KNTT. Lúc này, trách nhiệm của DNBH là phải thực hiện các yêu cầu mà cơ quan nhà nước và triển khai các biện pháp khôi phục KNTT. Trách nhiệm này của DNBH thường được thực hiện sau khi DNBH không thành cơng trong việc tự khơi phục KNTT. Bởi vì, trong mọi lĩnh vực kinh doanh nói chung, cơ quan nhà nước ln đảm bảo quyền tự chủ kinh doanh của các doanh nghiệp48. Do đó, trong lĩnh vực KDBH, cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm cũng bảo đảm quyền tự chủ, tự quyết định các công việc nội bộ của DNBH. Chính vì vậy, khi DNBH gặp khó khăn về tài chính thì cơ quan nhà nước sẽ tạo điều kiện cho DNBH tự phục hồi KNTT trước khi sử dụng quyền lực nhà nước can thiệp vào hoạt động kinh doanh của DNBH.
Trên thế giới, pháp luật ở các quốc gia đều có các quy định về trách nhiệm của DNBH phải tuân thủ các yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm. Ở Singapore, Cơ quan tiền tệ Singapore (MAS) có quyền yêu cầu DNBH có nguy cơ mất KNTT thực hiện các biện pháp phục hồi khi cơ quan này xét thấy cần thiết49. Nếu DNBH không tuân thủ các chỉ đạo của MAS sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự50. Tại Trung Quốc, CIRC quy định trách nhiệm của DNBH khi mất KNTT là phải thực hiện các yêu cầu của CIRC nhằm khắc phục tình trạng tỷ lệ KNTT dưới 100% của DNBH51. Tại Việt Nam, pháp luật KDBH quy định trong trường hợp có nguy cơ mất KNTT, DNBH có trách nhiệm phải thực hiện yêu cầu của Bộ Tài chính về việc khơi phục KNTT52. Theo đó, DNBH có trách nhiệm phải thực hiện các yêu cầu của Bộ Tài chính về phục hồi KNTT sau khi không thể tự khôi phục được KNTT53. Trong trường hợp DNBH bị kiểm sốt KNTT thì DNBH có trách nhiệm thực hiện các yêu cầu và quyết định của Ban kiểm sốt KNTT54. Nhìn chung, theo pháp luật KDBH ở các nước, DNBH có trách nhiệm thực hiện các yêu cầu nhằm khôi phục lại KNTT của DNBH từ phía cơ quan quản lý nhà nước về bảo
48 Khoản 2 Điều 7 Luật Doanh nghiệp năm 2014.
49 Section 41(2)(a) Singapore Insurance Act: “(2) The Authority may exercise all or any of the following powers for the purposes of subsection (1):
(a) issue such directions to require the relevant person to take any action or to do or not to do any act or thing whatsoever in relation to its business as the Authority may consider necessary, including…”.
50 Section 41(7) Singapore Insurance Act: “(7) Notwithstanding any written law or rule of law, if any person, whose appointment as a chief executive or director of a licensed insurer is revoked under subsection (4) or (6), acts or purports to act after the revocation…”.
Xem thêm tại: https://sso.agc.gov.sg/Act/IA1966#pr41- (truy cập ngày 05/4/2019).
51 Article 87 (1) Regulation Administration of Insurance Companies of CIRC. Xem chú thích số 45.
52 Khoản 2 Điều 79 Luật KDBH năm 2000.
53
Khoản 2 Điều 67 Nghị định 73/2016/NĐ-CP.
24
hiểm để có thể nhanh chóng phục hồi KNTT cũng như hạn chế những tác động tiêu cực của việc mất KNTT lên chính DNBH đó, người mua bảo hiểm, thị trường bảo hiểm, nền kinh tế và xã hội.