KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN
2.1. Điều kiện đặt doanh nghiệp bảo hiểm vào tình trạng kiểm sốt khả năng thanh toán thanh toán
Theo quy định tại khoản 1 Điều 80 Luật KDBH năm 2000 và khoản 3 Điều 67 Nghị định 73/2016/NĐ-CP, DNBH bị đặt vào tình trạng kiểm sốt KNTT khi DNBH đó khơng khơi phục được KNTT theo yêu cầu của Bộ Tài chính. Theo đó, để một DNBH bị Bộ Tài chính kiểm sốt KNTT thì phải thỏa mãn cả 02 điều kiện sau:
Thứ nhất, DNBH thuộc trường hợp có nguy cơ mất KNTT. Pháp luật
KDBH hiện hành của Việt Nam quy định một DNBH có nguy cơ mất KNTT khi biên KNTT của doanh nghiệp đó thấp hơn biên KNTT tối thiểu. Biên KNTT của DNBH là chỉ tiêu thể hiện năng lực tài chính và khả năng chi trả của chính DNBH về những cam kết trong hợp đồng bảo hiểm đối với các khách hàng của mình. Chính vì thế, khi biên KNTT của DNBH thấp hơn so với biên KNTT tối thiểu do nhà nước quy định thì nguy cơ mất KNTT của DNBH đó là rất cao. Một khi DNBH mất KNTT sẽ mang đến nhiều hệ quả tiêu cực tác động đến khách hàng, các DNBH khác và sự ổn định của kinh tế - xã hội. Vì vậy, nhằm hạn chế những ảnh hưởng của việc mất KNTT của DNBH, pháp luật quy định DNBH thuộc trường hợp có nguy cơ mất KNTT là một điều kiện để Bộ Tài chính kiểm sốt KNTT đối với DNBH.
Thứ hai, DNBH không khôi phục được KNTT theo yêu cầu của Bộ Tài chính. Theo quy định tại Điều 67 Nghị định 76/2016/NĐ-CP, DNBH được xác định
là không khôi phục được KNTT theo yêu cầu của Bộ Tài chính sau khi trải qua 02 giai đoạn gồm: (1) DNBH tự thực hiện các biện pháp khôi phục KNTT và (2) DNBH thực hiện yêu cầu của Bộ Tài chính về khơi phục KNTT. Ở giai đoạn 1, khi DNBH lâm vào tình trạng có nguy cơ mất KNTT, DNBH đó phải báo cáo ngay cho Bộ Tài chính và tự thực hiện các biện pháp phục hồi tình trạng mất kiểm sốt trên. Kết thúc giai đoạn 1, nếu các giải pháp khôi phục KNTT đã được DNBH áp dụng không giúp cho biên KNTT của DNBH bằng hoặc cao hơn biên KNTT tối thiểu thì sẽ bước qua giai đoạn 2. Ở giai đoạn 2, Bộ Tài chính sẽ yêu cầu DNBH thực hiện một số các biện pháp khôi phục KNTT như bổ sung nguồn vốn chủ sở hữu; thu hẹp phạm vi hoạt động; chuyển giao hợp đồng bảo hiểm. Sau khi DNBH thực hiện các biện pháp khôi phục KNTT theo yêu cầu của Bộ Tài chính trong giai đoạn trên mà khơng thể khơi phục được KNTT thì DNBH đó sẽ bị đặt vào tình trạng kiểm sốt
32
KNTT. Có thể nói, việc Bộ Tài chính ra quyết định thành lập Ban kiểm sốt KNTT là căn cứ bắt đầu giai đoạn thứ 3 và cũng là bước cuối cùng trong nỗ lực phục hồi lại tình hình tài chính của cả Bộ Tài chính và DNBH. Có thể thấy rằng, theo quy định hiện hành của pháp luật KDBH Việt Nam, khi một DNBH có biên KNTT thấp hơn biên KNTT tối thiểu thì việc phục hồi lại năng lực thanh tốn của DNBH được tiến hành liên tục theo 03 giai đoạn nối tiếp nhau. DNBH chỉ bị kiểm sốt KNTT khi các biện pháp áp dụng khơi phục KNTT trong 02 giai đoạn trước đó khơng giúp DNBH thốt khỏi tình trạng có nguy cơ mất KNTT.
Bên cạnh đó, trong nền kinh tế, ngân hàng và bảo hiểm là hai lĩnh vực đều có vai trị huy động nguồn vốn dài hạn trong xã hội. Do đó, pháp luật điều chỉnh hai lĩnh vực này cũng có một số đặc điểm tương đồng nhất định và có thể tham khảo kinh nghiệm lập pháp lẫn nhau. Theo đó, pháp luật ngân hàng Việt Nam quy định về vấn đề kiểm soát đặc biệt đối với các TCTD. Theo quy định tại khoản 1 Điều 145 Luật Các TCTD năm 2017 và khoản 1 Điều 3 Thơng tư 07/2013/TT-NHNN, có đến 05 trường hợp để đặt một TCTD vào tình trạng kiểm sốt đặc biệt. Nhìn chung, với việc quy định nhiều đối tượng thuộc diện kiểm soát đặc biệt đã tạo điều kiện để Ngân hàng Nhà nước chủ động can thiệp sớm vào các TCTD có vấn đề nhằm giảm bớt khả năng rủi ro cho hệ thống các TCTD63. Ngoài 02 trường hợp đặc trưng của lĩnh vực ngân hàng, có 03 trường hợp kiểm sốt đặc biệt đối với TCTD mà pháp luật KDBH có thể tham khảo để mở rộng các trường hợp kiểm soát KNTT là: (1) Mất, có nguy cơ mất KNTT; (2) Xếp hạng yếu kém trong 02 năm liên tục; (3) Vi phạm nghiêm trọng pháp luật dẫn đến nguy cơ mất an toàn hoạt động.
Ngoài ra, pháp luật về KDBH của các quốc gia trên thế giới có những quy định rõ ràng về điều kiện để DNBH bị đặt vào tình trạng kiểm sốt KNTT. Điều L323-1-1 Bộ luật Bảo hiểm của Pháp quy định điều kiện một DNBH bị đặt dưới sự giám sát đặc biệt là khi DNBH đó có tình hình tài chính hoặc điều kiện hoạt động xâm phạm hoặc có nguy cơ xâm phạm đến lợi ích của người được bảo hiểm và người thụ hưởng. Trong khi đó, pháp luật Trung Quốc quy định tại Điều 145 Luật Bảo hiểm, điều kiện để DNBH bị kiểm sốt KNTT là khi DNBH đó mất KNTT ở mức độ nghiêm trọng hoặc đã vi phạm các quy định của Luật này, gây tổn hại cho lợi ích cơng cộng, có thể hoặc đã gây nguy hiểm nghiêm trọng đến KNTT của DNBH. Không những thế, pháp luật Trung Quốc cịn quy định cụ thể các biện pháp khơi phục KNTT khác nhau được áp dụng theo từng trường hợp mất KNTT dựa trên tỷ lệ KNTT tại Điều 87 Quy chế quản lý bảo hiểm của CIRC64. Theo đó,
63 Dương Kim Thế Nguyên (2014), “Biện pháp kiểm soát đặc biệt với việc xử lý tổ chức tín dụng mất khả năng thanh tốn”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 3 (311)/2014, tr. 45.
33
DNBH bị mất KNTT ở mức độ nghiêm trọng được hiểu là DNBH có tỷ lệ KNTT dưới 30% và CIRC có thể kiểm soát và tiếp quản DNBH này. Tại Hàn Quốc, theo quy định của Quy chế giám sát kinh doanh bảo hiểm, khi DNBH có nguy cơ mất KNTT, dựa vào tỷ lệ biên KNTT hoặc xếp hạng đánh giá tổng thể về tình trạng quản lý của DNBH, FSC sẽ đưa ra khuyến nghị cải tiến quản lý, yêu cầu cải tiến quản lý hoặc lệnh cải tiến quản lý nhằm giúp DNBH khôi phục lại tình hình tài chính65. Trong đó, lệnh cải tiến quản lý được xem là việc FSC kiểm sốt KNTT của DNBH khi DNBH đó là tổ chức tài chính mất KNTT hoặc có tỷ lệ biên KNTT dưới 0%. Ngoài ra, trên thực tế, tại Ireland, Bảo hiểm Quinn đã bị đặt vào tình trạng kiểm sốt khi có vi phạm đáng kể về tỷ lệ KNTT. Theo đó, Quinn đã không đáp ứng được biên KNTT tối thiểu theo quy định là 150% và tỷ lệ KNTT là 40%66. Nhìn chung, pháp luật về KDBH của các quốc gia quy định điều kiện để một DNBH bị đặt vào tình trạng kiểm sốt KNTT có nhiều trường hợp và cụ thể để bảo vệ tối đa quyền lợi của người tham gia bảo hiểm và các lợi ích cộng đồng.
Như vậy, pháp luật KDBH Việt Nam quy định DNBH bị đặt vào tình trạng kiểm sốt KNTT khi đáp ứng cả 02 điều kiện nêu trên. Có thể thấy, việc kiểm sốt KNTT đối với DNBH có nguy cơ mất KNTT là giai đoạn cuối cùng trong q trình khơi phục KNTT. Tuy nhiên, trên thực tế, khi một DNBH rơi vào tình trạng có nguy cơ mất KNTT thì khơng phải lúc nào việc khôi phục KNTT được áp dụng theo thứ tự 03 giai đoạn sẽ mang lại hiệu quả cao. Bởi lẽ, khơng phải DNBH nào khi có nguy cơ mất KNTT đều có tỷ lệ biên KNTT giống nhau, có DNBH sẽ có tỷ lệ biên KNTT tương đối tốt để có thể thực hiện việc tự khơi phục KNTT, nhưng cũng sẽ có DNBH có tỷ lệ biên KNTT rất thấp và việc tự khôi phục KNTT là điều khơng thể. Do đó, trong trường hợp năng lực tài chính của DNBH đã mấp mé bờ vực khơng thể cứu vãn được thì việc khơi phục KNTT được áp dụng tuần tự theo 03 giai đoạn không những khơng mang lại hiệu quả mà cịn gây mất thời gian, công sức và tiền bạc của DNBH và cơ quan nhà nước.
Kiến nghị hoàn thiện
65 Theo quy định của Quy chế giám sát kinh doanh bảo hiểm của Hàn Quốc, FSC sẽ đưa ra khuyến nghị cải tiến quản lý khi DNBH có tỷ lệ biên KNTT là 50% trở lên và dưới 100%; yêu cầu cải tiến quản lý khi DNBH có tỷ lệ biên KNTT là 0% trở lên và dưới 50%; lệnh cải tiến quản lý khi DNBH có tỷ lệ biên KNTT dưới 0%. Xem thêm từ Điều 7-17 đến Điều 7-19 Quy chế giám sát kinh doanh bảo hiểm của Hàn Quốc tại:
http://www.fsc.go.kr/downManager?bbsid=BBS0057&no=21253, truy cập ngày 15/4/2019.
66 Bảo hiểm Quinn là một trong những tổ chức tài chính lớn nhất Ireland. Vào tháng 12/2008, người sáng lập của Quinn đã đồng ý bơm 70 triệu euro vào công ty để cải thiện KNTT, nhưng Quinn đã không đáp ứng được biên KNTT tối thiểu theo quy định là 150% và tỷ lệ KNTT là 40%. Trong suốt năm 2009, Bảo hiểm Quinn đã nỗ lực cải thiện KNTT nhưng không thành công. Cơ quan quản lý tài chính cho biết trong nhiều tháng, tình hình tài chính, sự quản lý ngày càng yếu kém của Quinn và tài sản của công ty không đủ trả các khoản nợ. Sau khi nhận được đề nghị của Cơ quan quản lý tài chính, ngày 30/3/2010, Tòa án tối cao đã đưa Bảo hiểm Quinn vào quản lý dựa trên những lo ngại rằng công ty đã vi phạm đáng kể tỷ lệ KNTT. Các quản trị viên tạm thời từ Grand Thornton đã được chỉ định để điều hành và tái lập công ty.
34
Căn cứ vào Đề án cơ cấu lại thị trường bảo hiểm đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025 vừa được Chính phủ phê duyệt vào đầu năm 2019, Bộ Tài chính đang nghiên cứu hồn thiện, trình Chính phủ, trình Quốc hội thơng qua Luật Kinh doanh bảo hiểm vào năm 2020. Cùng với những tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và sức ép cạnh tranh đến từ các DNBH nước ngồi đã đặt ra u cầu cần có hành lang pháp lý vững chắc về vấn đề đảm bảo năng lực tài chính cho các DNBH nói chung và kiểm sốt KNTT đối với các DNBH nói riêng. Trong đó, tác giả cho rằng các quy định về điều kiện đặt DNBH vào tình trạng kiểm sốt KNTT cần phải được hồn thiện trong bối cảnh hiện nay.
Trước tiên, dựa trên việc phân tích thực trạng quy định pháp luật KDBH của Việt Nam và việc nghiên cứu kinh nghiệm lập pháp đến từ pháp luật KDBH ở các quốc gia và pháp luật Ngân hàng Việt Nam, tác giả cho rằng nên quy định rõ ràng hơn về các điều kiện DNBH bị rơi vào tình trạng kiểm sốt KNTT. Theo đó, tác giả kiến nghị pháp luật Việt Nam nên căn cứ theo tỷ lệ biên KNTT để phân loại các DNBH có nguy cơ mất KNTT thành các nhóm khác nhau và có những biện pháp khơi phục KNTT phù hợp cho từng nhóm. Trong đó, khi DNBH có tỷ lệ biên KNTT quá thấp (chẳng hạn dưới 30%) thì Bộ Tài chính có thể thực hiện ngay việc kiểm sốt KNTT của DNBH đó. Bởi lẽ theo quy định hiện tại của Luật KDBH thì DNBH phải thực hiện việc khôi phục KNTT theo tuần tự qua 03 giai đoạn và kiểm soát KNTT là giai đoạn cuối cùng. Trong khi nếu quy định dựa theo tỷ lệ biên KNTT thì việc kiểm sốt KNTT đối với những DNBH có tỷ lệ biên KNTT quá thấp sẽ được Bộ Tài chính thực hiện sớm hơn, nhanh chóng khơi phục được KNTT của DNBH hoặc có thể giảm bớt những thiệt hại cho nền kinh tế và xã hội trong trường hợp DNBH bị giải thể, phá sản.
Ngoài ra, tác giả kiến nghị trong Luật KDBH nên quy định thêm các trường hợp DNBH có thể bị đặt vào tình trạng kiểm sốt KNTT. Ngồi việc thỏa mãn 02 điều kiện là DNBH có nguy cơ mất KNTT và khơng thể khơi phục KNTT theo yêu cầu của Bộ Tài chính thì nên bổ sung các trường hợp khác như DNBH có kết quả xếp loại thuộc nhóm 3 theo quy định của Bộ Tài chính; DNBH vi phạm pháp luật có thể hoặc đã gây nguy hiểm cho KNTT của DNBH. Theo đó, trường hợp DNBH có kết quả xếp loại thuộc nhóm 3 được quy định cụ thể tại Điều 5 Thông tư số 195/2014/TT-BTC ngày 17/12/2014 của Bộ Tài chính về hướng dẫn đánh giá, xếp loại doanh nghiệp bảo hiểm. Việc Bộ Tài chính ban hành Thơng tư này đã xây dựng được hệ thống đánh giá, xếp loại DNBH nhằm giúp DNBH tự đánh giá, xếp loại,
35
nhận biết sớm những dấu hiệu cần tăng cường kiểm soát và xử lý kịp thời67. Đồng thời, việc xếp loại này hỗ trợ cơ quan nhà nước thực hiện các biện pháp phù hợp với