Quyết định thành lập Ban kiểm soát khả năng thanh toán

Một phần của tài liệu Pháp luật về kiểm soát khả năng thanh toán đối với doanh nghiệp bảo hiểm (Trang 48)

2.3. Quy trình kiểm sốt khả năng thanh tốn đối với doanh nghiệp bảo hiểm

2.3.1. Quyết định thành lập Ban kiểm soát khả năng thanh toán

Khi DNBH rơi vào tình trạng có nguy cơ mất KNTT và không thể khôi phục được KNTT theo yêu cầu của Bộ Tài chính, căn cứ vào báo cáo của chính DNBH đó hoặc qua đề xuất của Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, Bộ Tài chính ra Quyết định thành lập Ban kiểm soát KNTT để đặt DNBH vào tình trạng kiểm sốt KNTT. Việc ban hành quyết định này của Bộ Tài chính là sự kiện pháp lý bắt đầu q trình kiểm sốt KNTT đối với DNBH, làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các chủ thể liên quan. Quyết định thành lập Ban kiểm soát KNTT gồm các nội dung cơ bản sau: tên DNBH bị kiểm soát KNTT nhằm xác định đúng đối tượng kiểm soát KNTT; họ, tên thành viên và nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Ban kiểm soát KNTT; thời hạn áp dụng biện pháp khôi phục KNTT85.

Về vấn đề thời hạn áp dụng biện pháp KNTT, theo quy định hiện hành của pháp luật KDBH Việt Nam, thời hạn này được Bộ Tài chính quy định trong Quyết định thành lập Ban kiểm soát KNTT. Tham khảo Luật Bảo hiểm của Singapore thì

84

Điều 2 Nghị định 73/2016/NĐ-CP.

43

thời hạn một DNBH bị kiểm sốt KNTT khơng được quy định cụ thể trong Luật, cơ quan có thẩm quyền sẽ ngừng kiểm sốt hoạt động kinh doanh của DNBH khi các lý do cho việc kiểm sốt đã khơng cịn tồn tại hoặc khơng cịn cần thiết cho việc bảo vệ người tham gia bảo hiểm86. Trong khi đó, theo pháp luật của Trung Quốc, thời hạn kiểm soát KNTT được cơ quan quản lý bảo hiểm quyết định nhưng tối đa không quá 02 năm87. Có thể thấy rằng việc giới hạn thời gian kiểm soát KNTT của pháp luật Trung Quốc có nhiều ưu điểm hơn so với quy định của Luật Bảo hiểm Singapore và Luật KDBH năm 2000. Theo đó, việc giới hạn thời gian kiểm soát KNTT sẽ hạn chế tình trạng thời gian kiểm sốt q lâu nhưng lại không đạt được kết quả tốt, gây thiệt hại cho khách hàng và thị trường bảo hiểm. Đồng thời, pháp luật Việt Nam có quy định gia hạn việc kiểm sốt KNTT để DNBH có thêm thời gian hồn thiện thủ tục sáp nhập, hợp nhất hay chuyển giao hợp đồng bảo hiểm song lại không quy định được gia hạn bao nhiêu lần88. Việc gia hạn nhiều lần, kéo dài thời gian áp dụng các biện pháp KNTT sẽ ảnh hưởng không tốt đến hoạt động kinh doanh của các DNBH nhận sáp nhập, hợp nhất hay DNBH nhận chuyển giao hợp đồng bảo hiểm và nhiều chủ thể liên quan khác.

Bên cạnh đó, Quyết định thành lập Ban kiểm soát KNTT được gửi đến DNBH bị kiểm soát KNTT, cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các cơ quan hữu quan trên địa bàn nhằm thông báo và yêu cầu sự phối hợp, trợ giúp cho DNBH thực hiện các biện pháp khôi phục KNTT. Tuy nhiên, pháp luật KDBH hiện nay lại không quy định về vấn đề công bố thơng tin kiểm sốt KNTT. Trong khi đó, tại Điều 7 Thông tư 07/2013/TT-NHNN, Ngân hàng Nhà nước sẽ công bố thông tin về việc kiểm sốt đặc biệt đối với TCTD. Ngồi ra, Luật Bảo hiểm của Singapore cũng quy định cơ quan sẽ công bố trên Công báo ngày việc kiểm soát đối với DNBH89

. Mặc dù khi cơng bố việc kiểm sốt KNTT đối với DNBH sẽ gây ra tình trạng bất ổn trong tâm lý của khách hàng nhưng tác giả cho rằng Bộ Tài chính vẫn cần cơng bố về việc kiểm sốt KNTT đối với DNBH nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai các biện pháp khôi phục KNTT cũng như đảm bảo quyền lợi của người tham gia bảo hiểm.

86 Section 41B(1) Singapore Insurance Act: “The Authority shall cease to be in control of the relevant business of a licensed insurer when the Authority is satisfied that the reasons for its assumption of control of the relevant business have ceased to exist or that it is no longer necessary for the protection of the policy owners of the licensed insurer”.

87 Article 147 Insurance Law of the People's Republic of China: “Where the term of a take-over expires, the insurance regulatory authority under the State Council may decide to extend it. However, the maximum term of a take-over shall not exceed two years”.

88

Điểm a khoản 8 Điều 41 Thông tư 50/2017/TT-BTC.

89 Section 41B(4) Singapore Insurance Act: “The Authority shall publish in the Gazette the date, and such other particulars as it thinks fit, of —

(a) its assumption of control of the relevant business of a licensed insurer; (b) the cessation of its control of the relevant business of a licensed insurer”.

44

Kiến nghị hoàn thiện

Từ những phân tích trên, theo quan điểm của tác giả, Luật KDBH nên quy định mức thời hạn tối đa thực hiện hoạt động kiểm soát KNTT, số lần gia hạn và thời gian tối đa mỗi lần gia hạn việc áp dụng các biện pháp khơi phục KNTT. Theo đó, căn cứ vào sự đánh giá tồn diện tình trạng hoạt động yếu kém và phương án khôi phục KNTT cụ thể áp dụng cho từng DNBH mà Bộ Tài chính sẽ quyết định thời hạn kiểm soát KNTT nhưng không được vượt mức thời hạn tối đa. Bên cạnh đó, tác giả cho rằng q trình kiểm sốt KNTT nên được gia hạn tối đa 02 lần và mỗi lần với thời hạn tối đa là 01 năm. Bởi lẽ nếu gia hạn quá nhiều lần với thời gian quá lâu sẽ gây nên sự trì trệ, ảnh hưởng đến quyền lợi của các chủ thể liên quan. Đồng thời, nếu sau khi gia hạn 02 năm mà DNBH vẫn không thể thực hiện phương án khơi phục KNTT đã được phê duyệt thì DNBH bị kiểm sốt KNTT kết hợp cùng Ban kiểm soát KNTT có thể nhanh chóng đưa ra phương án khác phù hợp hơn. Những quy định này vừa hạn chế tình trạng cố tình kéo dài thời gian thực hiện việc kiểm soát, vừa giúp cơ quan quản lý bảo hiểm dễ dàng theo dõi, giám sát quá trình thực hiện kiểm sốt KNTT đối với DNBH. Ngồi ra, pháp luật KDBH cũng cần bổ sung quy định về việc cơng bố thơng tin kiểm sốt KNTT. Cụ thể, Bộ Tài chính có thẩm quyền quyết định thời điểm, nội dung và hình thức cơng bố về việc kiểm sốt KNTT đối với DNBH. Quy định này sẽ cung cấp các thông tin cần thiết về việc kiểm soát KNTT đối với một DNBH đến cho khách hàng, các DNBH trên thị trường bảo hiểm và toàn xã hội.

2.3.2. Xây dựng phương án khơi phục khả năng thanh tốn

Sau khi Bộ Tài chính ban hành Quyết định thành lập Ban kiểm soát KNTT, đặt DNBH vào tình trạng kiểm sốt KNTT, bước đầu tiên trong việc thực hiện kiểm soát KNTT đối với DNBH là xây dựng phương án khôi phục KNTT. Bởi lẽ việc kiểm soát KNTT là cơ hội cuối cùng cơ quan nhà nước giúp đỡ DNBH phục hồi tình hình thanh tốn và hoạt động kinh doanh của mình. Do đó, khi DNBH xây dựng được phương án phục hồi tốt sẽ vạch ra những giải pháp hợp lý mang lại hiệu quả tốt nhất cho tình hình yếu kém hiện tại của DNBH. Ngược lại, trong trường hợp phương án khôi phục không được xây dựng phù hợp với hoàn cảnh của DNBH sẽ làm cho DNBH mất KNTT và đi đến tình trạng đổ vỡ, phá sản.

Theo đó, chủ thể xây dựng phương án khôi phục KNTT thuộc về Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên DNBH. Cho dù có sự hỗ trợ từ Ban kiểm sốt KNTT thì nhiệm vụ xây dựng phương án phục hồi không thể thuộc về chủ thể nào khác. Vì họ chính là người trực tiếp quản lý, điều hành DNBH, hiểu rõ được thực trạng của doanh nghiệp nên sẽ đưa ra được phương án phù hợp nhất. Tuy nhiên,

45

pháp luật KDBH vẫn dự liệu trường hợp phương án ban đầu của DNBH không đảm bảo khôi phục được KNTT trong thời hạn quy định của Bộ Tài chính, Ban kiểm sốt KNTT báo cáo Bộ Tài chính yêu cầu DNBH thuê tổ chức tư vấn phương án khôi phục KNTT90. Việc thuê tổ chức tư vấn từ bên ngoài là giải pháp hữu hiệu để phương án được xây dựng đem lại hiệu quả tốt nhất trong trường hợp DNBH không đủ khả năng đưa ra một phương án khơi phục phù hợp.

Bên cạnh đó, pháp luật KDBH quy định phương án khôi phục KNTT gồm các nội dung sau: (1) Thực trạng tình hình quản trị, tài chính và hoạt động của DNBH; (2) Nguyên nhân DNBH chưa khôi phục được KNTT; (3) Các biện pháp khơi phục khả năng thanh tốn. Trong phương án này, DNBH trước tiên phải chỉ rõ thực trạng tổ chức bộ máy nhân sự, tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh của mình, những khó khăn, yếu kém và nguyên nhân dẫn đến DNBH có nguy cơ mất KNTT. Đây chính là cơ sở để Bộ Tài chính và Ban kiểm sốt KNTT đánh giá một cách đầy đủ và toàn diện năng lực hiện có của DNBH, từ đó đánh giá biện pháp khôi phục mà DNBH đưa ra đã phù hợp hay chưa. Tiếp theo, DNBH cịn phải chỉ ra ngun nhân vì sao DNBH chưa khơi phục KNTT nhằm giúp cho cơ quan quản lý bảo hiểm tìm hiểu được lý do những biện pháp được áp dụng trước đây không mang lại hiệu quả. Qua đó, các giải pháp khơi phục KNTT khác sẽ được áp dụng để DNBH không tiếp tục đi vào “vết xe đổ” trong quá khứ. Cuối cùng, phương án khôi phục KNTT phải đề ra các biện pháp phục hồi và lộ trình triển khai các biện pháp này. Các biện pháp này có thể là tổ chức lại bộ máy quản trị, điều hành; xử lý, thu hồi các khoản nợ; chuyển giao hợp đồng bảo hiểm hay sáp nhập, hợp nhất với một DNBH khác91. Trong khi đó, theo quy định của Luật Các TCTD năm 2017, mỗi một phương án cơ cấu lại TCTD được kiểm soát đặc biệt đều được quy định rõ ràng, cụ thể từ việc xây dựng, phê duyệt, nội dung phương án cho đến các biện pháp hỗ trợ phương án, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể liên quan. Nhìn chung, so với Luật Các TCTD, các quy định về phương án khơi phục KNTT của Luật KDBH cịn chưa được cụ thể, cần phải bổ sung trong thời gian tới.

Kiến nghị hồn thiện

Có thể thấy, vấn đề xây dựng phương án khôi phục KNTT theo pháp luật KDBH hiện hành chưa được quy định rõ ràng và cụ thể. Theo đó, các phương án khơi phục KNTT được Bộ Tài chính hướng dẫn theo Phụ lục 20 ban hành kèm theo Thông tư 50/2017/TT-BTC và cịn mang tính chất chung chung. Học hỏi kinh nghiệm từ Luật Các TCTD, Bộ Tài chính cần quy định cụ thể về việc xây dựng, phê duyệt, nội dung phương án, các biện pháp hỗ trợ, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể

90

Điểm a khoản 1 Điều 41 Thông tư 50/2017/TT-BTC.

46

liên quan. Theo đó, ở mỗi phương án khơi phục KNTT cần có các quy định cụ thể về thời gian xây dựng và phê duyệt phương án, nội dung cụ thể của từng phương án khơi phục KNTT. Ngồi ra, cần bổ sung thêm các quy định về quyền, nghĩa vụ của các chủ thể liên quan khác khi thực hiện các phương án khôi phục KNTT khác nhau, ví dụ như DNBH nhận sáp nhập, hợp nhất. Bởi lẽ việc sáp nhập, hợp nhất các DNBH sẽ nâng cao năng lực tài chính cho các DNBH, tăng khả năng cạnh tranh92. Khi DNBH khác nhận sáp nhập, hợp nhất sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cơ cấu tổ chức và hoạt động kinh doanh của DNBH đó. Vì lẽ đó, pháp luật KDBH cần phải có những quy định cụ thể bảo vệ quyền và nghĩa vụ của các DNBH khác tham gia quá trình kiểm sốt KNTT nhằm đảm bảo sự ổn định, an toàn của thị trường bảo hiểm Việt Nam.

2.3.3. Tổ chức thực hiện phương án khơi phục khả năng thanh tốn

Sau khi phương án khơi phục KNTT được Bộ Tài chính phê duyệt, Ban kiểm soát KNTT kết hợp với DNBH triển khai thực hiện các biện pháp phục hồi KNTT trên thực tế. Sự thành công hay thất bại của q trình kiểm sốt KNTT đối với một DNBH phụ thuộc rất lớn vào giai đoạn này. Bởi vì đây là bước quan trọng thể hiện sự phối hợp chặt chẽ giữa Ban kiểm soát KNTT và DNBH để tiến hành khơi phục KNTT, đưa DNBH thốt khỏi tình trạng yếu kém hiện tại. Đồng thời, đây cũng là giai đoạn thể hiện rõ nét nhất sự can thiệp sâu rộng của các chủ thể có thẩm quyền đối với DNBH bị kiểm soát KNTT.

Về mặt thủ tục, trong giai đoạn này, Ban kiểm sốt KNTT có trách nhiệm chỉ đạo và giám sát việc triển khai thực hiện các biện pháp khôi phục KNTT theo phương án đã được chấp nhận. Đồng thời, Ban kiểm sốt KNTT có trách nhiệm thông báo về việc triển khai áp dụng các biện pháp khôi phục KNTT đối với DNBH bị kiểm sốt KNTT cho các cơ quan nhà nước có liên quan nhằm yêu cầu sự phối hợp thực hiện từ các cơ quan này. Cùng với sự hỗ trợ của Ban kiểm soát KNTT, Ban lãnh đạo của DNBH trực tiếp triển khai thực hiện các biện pháp áp dụng cho chính doanh nghiệp của mình. Trong quá trình tổ chức thực hiện phương án khôi phục KNTT, Ban kiểm soát KNTT phải thường xuyên báo cáo cho Bộ Tài chính về tình hình và kết quả của việc áp dụng các biện pháp khôi phục KNTT. Việc báo cáo này được thực hiện định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của Bộ Tài chính hay khi Ban kiểm soát cần xin ý kiến chỉ đạo của Bộ Tài chính về những vấn đề phát sinh ngồi phương án khôi phục KNTT.

Về mặt nội dung, trong giai đoạn này, Bộ Tài chính và Ban kiểm sốt KNTT có sự can thiệp trực tiếp vào quyền tự do kinh doanh và quyền tự chủ của DNBH bị

92

Nguyễn Thị Thủy (2017), “Tự do hóa dịch vụ bảo hiểm trong bối cảnh gia nhập cộng đồng kinh tế Asean,

47

kiểm sốt KNTT. Trong q trình triển khai phương án khơi phục KNTT, Ban kiểm soát KNTT yêu cầu DNBH tiến hành rà soát và báo cáo về tình hình hoạt động, thực trạng tài chính và cơ cấu tổ chức của DNBH. Hoạt động này giúp Ban kiểm soát KNTT và DNBH xác định được tình trạng hiện tại của DNBH để áp dụng linh hoạt các giải pháp phục hồi hoạt động kinh doanh của DNBH cho từng tình huống, hồn cảnh. Sau đó, các chủ thể có thẩm quyền tiến hành yêu cầu DNBH triển khai các biện pháp khôi phục KNTT trong phương án trên thực tế. Các biện pháp phục hồi KNTT có thể kể đến như hạn chế phạm vi, lĩnh vực hoạt động hay đình chỉ những hoạt động có thể dẫn đến việc DNBH mất nguy cơ KNTT được Bộ Tài chính và Ban kiểm soát KNTT áp dụng cho DNBH bị kiểm soát KNTT đã can thiệp đến quyền tự do kinh doanh của DNBH đó. Bởi lẽ, khi triển khai những giải pháp này thì DNBH bắt buộc phải ngay lập tức đình chỉ, tạm dừng một số hoạt động kinh doanh của mình theo yêu cầu của Bộ Tài chính để khơi phục tình hình tài chính mà khơng cịn có thể tự do thực hiện hoạt động kinh doanh như trước. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính và Ban kiểm sốt KNTT cịn can thiệp sâu vào bộ máy nhân sự của DNBH bị kiểm sốt KNTT khi có quyền tạm đình chỉ, yêu cầu DNBH thay thế các thành viên trong Ban quản trị, điều hành của doanh nghiệp hay yêu cầu DNBH đó miễn nhiệm, đình chỉ cơng tác đối với những nhân viên có hành vi vi phạm pháp luật, không chấp hành phương án khôi phục KNTT. Khi thực hiện các biện pháp này, chủ thể có thẩm quyền kiểm sốt KNTT đã thay đổi cơ cấu tổ chức của DNBH, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích của các thành viên trong DNBH, từ đó DNBH tạm thời bị mất quyền tự chủ trong nhân sự của mình. Ngồi ra, biện pháp chuyển giao hợp đồng bảo hiểm là một giải pháp khôi phục KNTT mang tính chất

Một phần của tài liệu Pháp luật về kiểm soát khả năng thanh toán đối với doanh nghiệp bảo hiểm (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)