Ban kiểm soát khả năng thanh toán

Một phần của tài liệu Pháp luật về kiểm soát khả năng thanh toán đối với doanh nghiệp bảo hiểm (Trang 44 - 46)

2.2. Chủ thể tham gia kiểm soát khả năng thanh toán đối với doanh nghiệp bảo

2.2.2. Ban kiểm soát khả năng thanh toán

Q trình kiểm sốt KNTT đối với DNBH được bắt đầu bằng Quyết định thành lập Ban kiểm sốt KNTT của Bộ Tài chính. Ban kiểm sốt KNTT là chủ thể được Bộ Tài chính lập ra, thay mặt Bộ Tài chính trực tiếp chỉ đạo và giám sát việc kiểm soát KNTT đối với DNBH. Ban kiểm soát KNTT được thành lập với các thành viên là cán bộ, cơng chức của Bộ Tài chính có trình độ và kinh nghiệm trong hoạt động bảo hiểm. Trong khi theo quy chế kiểm soát đặc biệt đối với TCTD, thành viên của Ban kiểm soát đặc biệt là cán bộ của Ngân hàng Nhà nước, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, các chuyên gia ngân hàng, cán bộ của tổ chức tín dụng do Ngân hàng Nhà nước trưng tập. Việc thành phần Ban kiểm sốt đặc biệt có thể đến từ các TCTD khác có thể dẫn đến tình trạng TCTD được kiểm sốt đặc biệt khơng giữ được bí mật nội bộ, bí mật kinh doanh79. Do đó, so với sự đa dạng về thành viên Ban kiểm soát đặc biệt đối với TCTD có thể mang lại các thiệt hại cho TCTD, khi các thành viên Ban kiểm soát KNTT chỉ bao gồm các cán bộ, công chức của Bộ Tài chính thì họ cịn bị ràng buộc bởi các quy định của Luật Cán bộ, công chức năm 200880. Từ đó, hạn chế việc thành viên Ban kiểm sốt KNTT có hành vi vi phạm dẫn đến gây thiệt hại cho DNBH bị kiểm soát KNTT. Tuy nhiên, để đảm bảo cơ chế kiểm soát KNTT được thực hiện đúng pháp luật, đạt được kết quả tốt, việc ban hành các quy định cụ thể về hình thức xử phạt đối với trường hợp thành viên Ban kiểm sốt KNTT có hành vi vi phạm pháp luật là cần thiết.

Bên cạnh đó, việc kiểm sốt KNTT địi hỏi các thành viên Ban kiểm sốt KNTT phải có đầy đủ chun mơn, kinh nghiệm, đảm bảo tính khách quan, vơ tư trong q trình thực hiện nhiệm vụ. Tuy nhiên, hoạt động KDBH là hoạt động có thể gặp phải những rủi ro rất khó lường nên cho dù các thành viên tham gia kiểm soát KNTT của DNBH có năng lực đến đâu thì kết quả của q trình kiểm sốt KNTT vẫn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Điều này sẽ tạo ra tâm lý lo ngại, không nỗ lực thực hiện nhiệm vụ của thành viên Ban kiểm sốt KNTT khi họ có thể phải chịu trách nhiệm nếu phương án khôi phục KNTT khơng hồn thành. Khơng những thế, khi tham gia vào Ban kiểm soát KNTT, các thành viên phải nghiên cứu, tìm hiểu, giải quyết những vấn đề chưa từng có tiền lệ cũng như hỗ trợ, khắc phục các hậu quả do hoạt động yếu kém của DNBH gây ra. Do đó, tác giả cho rằng cần có các quy định bảo vệ quyền lợi của các thành viên Ban kiểm soát KNTT như

79 Nguyễn Mậu Thương (2018), Pháp luật về các phương án cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm sốt đặc

biệt, Khoá luận tốt nghiệp, Trường Đại học Tp. Hồ Chí Minh, tr. 13.

39

miễn trách nhiệm đối với thành viên Ban kiểm soát KNTT khi họ đã thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật. Pháp luật về KDBH ở các quốc gia đã quy định miễn trách nhiệm đối với người tham gia kiểm sốt KNTT, ví dụ như theo tiểu mục 6 Phần 41 Luật Bảo hiểm của Singapore, người được chỉ định quản lý DNBH có nguy cơ mất KNTT sẽ không chịu bất kỳ trách nhiệm pháp lý nào khi đã tuân thủ các quy định của Luật này81.

Trong cơ chế kiểm soát KNTT, Ban kiểm soát KNTT là chủ thể được pháp luật trao quyền can thiệp rất sâu vào cơ cấu tổ chức và hoạt động kinh doanh của DNBH bị kiểm soát KNTT. Tuy nhiên, sự can thiệp này của Ban kiểm sốt khơng thể hiện qua việc thay thế DNBH trực tiếp thực hiện các biện pháp nhằm khơi phục KNTT mà được thể hiện dưới hình thức chỉ đạo, yêu cầu DNBH thực hiện các biện pháp hay đề xuất Bộ Tài chính áp dụng các biện pháp phục hồi KNTT. Theo đó, căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 80 Luật KDBH năm 2000 và Điều 41 Thông tư 50/2017/TT-BTC, Ban kiểm sốt KNTT có các nhiệm vụ, quyền hạn như chỉ đạo, giám sát DNBH triển khai thực hiện các biện pháp khôi phục KNTT theo phương án đã được chấp nhận; đề xuất Bộ Tài chính áp dụng các biện pháp khôi phục KNTT đối với DNBH. Ngoài ra, Ban kiểm sốt KNTT cịn can thiệp vào tổ chức nhân sự và quản lý, điều hành của DNBH như quyền yêu cầu Ban lãnh đạo miễn nhiệm, đình chỉ cơng tác với những người có hành vi vi phạm pháp luật; đề xuất Bộ Tài chính tạm đình chỉ quyền quản trị, điều hành hay yêu cầu DNBH thay thế thành viên trong nội bộ doanh nghiệp.

Có thể thấy, so với quy chế kiểm soát đặc biệt đối với TCTD, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban kiểm soát KNTT chưa được quy định rõ ràng, cụ thể. Theo đó, căn cứ quy định tại Điều 146b Luật các TCTD năm 2017 và Điều 10 Thông tư 07/2013/TT-NHNN, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban kiểm soát đặc biệt được quy định cụ thể, rõ ràng hơn. Đồng thời, pháp luật TCTD cịn trao cho Ban kiểm sốt đặc biệt quyền tự quyết định trong một số hoạt động ví dụ như quyền đình chỉ, tạm đình chỉ quyền quản trị, điều hành của Ban lãnh đạo TCTD khi thực hiện việc kiểm soát đối với TCTD. Trong khi theo quy định của pháp luật KDBH thì Ban kiểm sốt KNTT khơng có quyền tự áp dụng các biện pháp khơi phục KNTT mà phải đề xuất Bộ Tài chính ra quyết định áp dụng. Việc Ban kiểm soát KNTT bị giới hạn quyền hạn tuy có thể hạn chế tình trạng lạm quyền của các thành viên Ban kiểm soát

81 Section 41(6) Singapore Insurance Act: “No liability shall be incurred by a statutory manager as a result of anything done (including any statement made) or omitted to be done with reasonable care and in good faith in the course of or in connection with —

(a) the exercise or purported exercise of any power under this Act;

(b) the performance or purported performance of any function or duty under this Act; or (c) the compliance or purported compliance with this Act”.

40

nhưng sẽ gây mất thời gian khi phải chờ Bộ Tài chính ra các quyết định áp dụng biện pháp khơi phục KNTT.

Kiến nghị hoàn thiện

Nhằm đảm bảo cơ chế kiểm soát KNTT được thực hiện đúng pháp luật, Bộ Tài chính cần ban hành các quy định cụ thể về hình thức xử phạt đối với trường hợp thành viên Ban kiểm sốt KNTT có hành vi vi phạm pháp luật. Theo đó, khi cán bộ, cơng chức tham gia q trình kiểm sốt KNTT có hành vi vi phạm pháp luật sẽ bồi thường thiệt hại, xử phạt hành chính, hình sự tùy thuộc vào mức độ và hậu quả của hành vi vi phạm. Đồng thời, tác giả kiến nghị pháp luật KDBH cần quy định chi tiết các trường hợp miễn trách nhiệm đối với các thành viên tham gia kiểm soát KNTT. Cụ thể, cán bộ, cơng chức tham gia kiểm sốt KNTT được miễn trách nhiệm về kết quả của hoạt động kiểm soát KNTT khi họ đã thực hiện đúng và đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật. Quy định này sẽ bảo vệ quyền lợi của các thành viên Ban kiểm soát KNTT, tạo động lực cho họ yên tâm hoàn thành nhiệm vụ để việc kiểm soát KNTT đạt được các mục tiêu đề ra.

Bên cạnh đó, tác giả cho rằng Luật KDBH nên mở rộng quyền hạn của Ban kiểm sốt KNTT. Theo đó, Ban kiểm sốt KNTT sẽ có quyền trực tiếp ra quyết định áp dụng một số biện pháp khôi phục KNTT trong một số trường hợp cụ thể thay vì phải chờ Bộ Tài chính phê duyệt đề xuất của mình. Điều này sẽ giúp đảm bảo các biện pháp khôi phục KNTT được áp dụng một cách hợp lý, nhanh chóng trong từng điều kiện, hồn cảnh của mỗi DNBH bị kiểm sốt KNTT. Từ đó, Ban kiểm sốt KNTT có thể chỉ đạo và hỗ trợ tốt nhất cho DNBH để giúp DNBH phục hồi được KNTT và trở về tình trạng hoạt động bình thường. Đồng thời, Bộ Tài chính cần bổ sung các quy định về giám sát hoạt động của các thành viên Ban kiểm soát KNTT và quyền khiếu nại đối với các hành vi gây thiệt hại cho DNBH của các thành viên Ban kiểm sốt. Vì vậy, các quy định này vừa mở rộng thêm quyền hạn cho Ban kiểm soát KNTT vừa ngăn ngừa hiện tượng lạm quyền, tham nhũng của Ban kiểm sốt KNTT trong q trình kiểm sốt KNTT của DNBH.

Một phần của tài liệu Pháp luật về kiểm soát khả năng thanh toán đối với doanh nghiệp bảo hiểm (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)