2.2. Chủ thể tham gia kiểm soát khả năng thanh toán đối với doanh nghiệp bảo
2.2.3. Doanh nghiệp bảo hiểm bị kiểm soát khả năng thanh toán và một số chủ
thể liên quan khác
Trong cơ chế kiểm soát KNTT đối với DNBH, DNBH bị kiểm soát KNTT là chủ thể đóng vai trị quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại của phương án khôi phục KNTT. Bởi lẽ DNBH bị đặt vào tình trạng kiểm sốt KNTT là chủ thể trực tiếp thực hiện các biện pháp khơi phục KNTT nhằm khắc phục tình trạng yếu kém hiện tại và sửa chữa những sai lầm trong quá trình kinh doanh trước đây. Pháp luật KDBH hiện hành quy định DNBH phải chủ động triển khai các biện pháp khôi
41
phục KNTT và tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình trong quá trình áp dụng các biện pháp khôi phục KNTT. Bên cạnh việc là chủ thể chủ động trong quá trình thực hiện các biện pháp nhằm phục hồi KNTT, DNBH còn là chủ thể bị động. Theo đó, trong q trình kiểm sốt KNTT, DNBH là đối tượng chịu sự quản lý và giám sát trực tiếp của các chủ thể có thẩm quyền và tạm thời bị chi phối hoạt động kinh doanh và bộ máy nhân sự. Pháp luật quy định DNBH phải có trách nhiệm chấp hành các quyết định, yêu cầu của Bộ Tài chính và Ban kiểm sốt KNTT82. Như vậy, nhằm phục hồi KNTT của doanh nghiệp trong thời gian ngắn nhất, DNBH cần phải hợp tác với Ban kiểm soát KNTT để tận dụng được sự hỗ trợ, giúp đỡ đến từ các chủ thể khác.
Bên cạnh đó, trong q trình kiểm sốt KNTT cịn có sự tham gia của một số chủ thể khác như DNBH nhận chuyển giao hợp đồng bảo hiểm hay DNBH nhận hợp nhất, sáp nhập. Tuy nhiên, việc hỗ trợ của các chủ thể này lại không được quy định cụ thể trong pháp luật KDBH hiện hành. Trong khi theo quy chế kiểm soát đặc biệt đối với các TCTD, các chủ thể tham gia vào quá trình kiểm sốt đặc biệt có sự đa dạng và được quy định trách nhiệm, quyền hạn rõ ràng. Theo đó, các chủ thể tham gia q trình kiểm sốt đặc biệt có thể kể đến như TCTD hỗ trợ; bên nhận chuyển giao; Bảo hiểm tiền gửi83. Do đó, theo quan điểm của tác giả, Luật KDBH cần bổ sung các quy định về trách nhiệm, quyền hạn của một số chủ thể khác để phát huy hơn nữa vai trị của họ trong q trình phục hồi hoạt động kinh doanh của DNBH bị kiểm sốt KNTT.
Ngồi ra, một chủ thể có vai trị tương đối quan trọng trong hoạt động giám sát KDBH nói chung và hoạt động kiểm sốt KNTT của DNBH nói riêng là Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam. Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam là tổ chức xã hội - nghề nghiệp của các DNBH, đóng vai trị là cầu nối giữa DNBH với cơ quan quản lý nhà nước và khách hàng.Vì lẽ đó, Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam là chủ thể nắm giữ kịp thời rất nhiều thơng tin của các DNBH, trong đó có cả những thơng tin về tình trạng mất kiểm sốt trong thanh tốn của DNBH. Do đó, Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam có thể nhanh chóng thực hiện việc giúp đỡ DNBH đang trong tình trạng khó khăn về thanh tốn cũng như báo cáo với Bộ Tài chính về tình trạng yếu kém của DNBH đó. Trên thực tế, Chính phủ đã cơng nhận vai trị của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam trong việc phát triển thị trường bảo hiểm khi quy định rằng Nhà nước cần tạo điều kiện để Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam tăng cường vai trò tự quản trong lĩnh vực bảo
82 Khoản 4 Điều 80 Luật KDBH năm 2000 và Điều 46 Thông tư 50/2017/TT-BTC.
83
Xem thêm tại Điều 148d, 148đ, 151đ, 151e Luật Các TCTD năm 2017, Điều 19 Thông tư số 07/2013/TT- NHNN của Ngân hàng Nhà nước ngày 14/3/2013 quy định về kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng.
42
hiểm84. Tuy nhiên, Luật KDBH hiện hành lại khơng có quy định Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam là chủ thể có thẩm quyền giám sát, kiểm sốt hoạt động kinh doanh của DNBH. Trong khi với vai trị là ngơi nhà chung của các DNBH, cùng với những nỗ lực và đóng góp của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam trong thời gian qua, việc pháp luật ghi nhận thẩm quyền giám sát, kiểm soát của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam là điều cần thiết. Theo quan điểm tác giả, Luật KDBH cần bổ sung quy định theo hướng ghi nhận Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam là tổ chức đại diện cho quyền và lợi ích của các DNBH thành viên, có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài chính trong hoạt động giám sát, kiểm soát để bảo vệ người tham gia bảo hiểm. Điều này mang lại sự dễ dàng, nhanh chóng và thuận tiện trong việc phối hợp giám sát hoạt động kinh doanh nói chung và kiểm sốt KNTT của DNBH nói riêng giữa Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam với cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm. Đồng thời, quy định này sẽ giúp Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam phát huy hơn nữa vai trò hỗ trợ cơ quan nhà nước trong hoạt động quản lý bảo hiểm cũng như vai trò tự quản trong lĩnh vực bảo hiểm, phù hợp với xu hướng hiện nay là xã hội hóa hoạt động quản lý nhà nước.
Tóm lại, để thực hiện thành công phương án khôi phục KNTT đối với
DNBH bị kiểm sốt KNTT cần phải có sự phối hợp từ các chủ thể có thẩm quyền, DNBH bị kiểm soát KNTT và các chủ thể liên quan khác. Có thể thấy, theo quy định của pháp luật hiện hành, mỗi chủ thể khác nhau đều có quyền hạn, trách nhiệm khác nhau và có vai trị nhất định trong q trình kiểm soát KNTT đối với DNBH.