Các biện pháp khơi phục khả năng thanh tốn của doanh nghiệp bảo

Một phần của tài liệu Pháp luật về kiểm soát khả năng thanh toán đối với doanh nghiệp bảo hiểm (Trang 30 - 37)

1.2. Khôi phục khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm

1.2.3. Các biện pháp khơi phục khả năng thanh tốn của doanh nghiệp bảo

1.2.3.1. Nguyên tắc áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh tốn

Nhằm nhanh chóng khôi phục KNTT của DNBH đang có nguy cơ mất KNTT, DNBH phối hợp với sự chỉ đạo của cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm để đề ra các biện pháp phục hồi khả thi và phù hợp nhất. Để đạt được kết quả tốt nhất, các biện pháp khôi phục KNTT đối với các DNBH có nguy cơ mất KNTT được áp dụng chủ yếu theo hai nguyên tắc sau:

Thứ nhất, nguyên tắc tác động đến tiêu chí đánh giá DNBH thuộc trường

hợp có nguy cơ mất khả năng thanh toán. Như chúng ta đã biết, DNBH được

xem là có nguy cơ mất KNTT khi có biên KNTT thấp hơn biên KNTT tối thiểu. Vì vậy, để đánh giá DNBH có thuộc trường hợp có nguy cơ mất KNTT hay khơng dựa vào 02 tiêu chí là biên KNTT và biên KNTT tối thiểu. Do đó, nội dung của nguyên tắc này là áp dụng các biện pháp nhằm tăng biên KNTT của DNBH hoặc giảm biên KNTT tối thiểu để giúp DNBH thốt khỏi tình trạng có nguy cơ mất KNTT. Theo đó, nguyên tắc này được vận dụng trong q trình khơi phục KNTT của DNBH theo hai hướng như sau:

Một là, áp dụng các biện pháp nhằm tăng biên KNTT của DNBH, làm cho biên KNTT của DNBH không thấp hơn biên KNTT tối thiểu. Biên KNTT của

DNBH là phần chênh lệch giữa giá trị tài sản và các khoản nợ phải trả của DNBH. Do đó, muốn tăng biên KNTT thì DNBH phải tăng giá trị tài sản và giảm các khoản nợ phải trả hiện có. Các biện pháp giúp tăng giá trị tài sản của DNBH có thể kể đến như bổ sung nguồn vốn chủ sở hữu, tái bảo hiểm. Các biện pháp nhằm giảm các khoản nợ phải trả, chi phí cho DNBH như thu hẹp nội dung, phạm vi và địa bàn hoạt động của DNBH; đình chỉ một phần hoặc tồn bộ hoạt động của DNBH. Các biện pháp nhằm tăng biên KNTT của DNBH đang có nguy cơ mất KNTT được áp dụng rất nhiều và thường xuyên để phục hồi KNTT, giúp DNBH hoạt động bình thường trở lại.

Hai là, cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm điều chỉnh giảm biên KNTT tối thiểu theo quy định hiện tại để biên KNTT của DNBH cao hơn hoặc bằng với biên KNTT tối thiểu. Hiện nay, ở các nước, biên KNTT tối thiểu thường do các cơ

25

hoạt động kinh doanh của các DNBH trên thị trường bảo hiểm trong nước55. Do đó, muốn giảm biên KNTT tối thiểu thì các cơ quan có thẩm quyền phải điều tra, tính toán một cách kỹ lưỡng để việc giảm biên KNTT tối thiểu không ảnh hưởng đến quyền lợi của người tham gia bảo hiểm, các DNBH khác và nền kinh tế trong nước. Đồng thời, cơ quan nhà nước muốn điều chỉnh biên KNTT tối thiểu cần phải tốn nhiều thời gian, công sức và tiền bạc, trong khi việc khôi phục KNTT của DNBH có nguy cơ mất KNTT thì phải tiến hành nhanh chóng, càng sớm càng tốt. Vì vậy, trên thực tế, các cơ quan quản lý bảo hiểm thường hiếm khi điều chỉnh giảm biên KNTT tối thiểu để khơi phục KNTT của DNBH có nguy cơ mất KNTT.

Thứ hai, nguyên tắc bảo đảm quyền lợi của người tham gia bảo hiểm và

DNBH. Nội dung của nguyên tắc này là áp dụng các biện pháp khôi phục KNTT

nhằm bảo vệ tối đa quyền và lợi ích của khách hàng, DNBH đang có nguy cơ mất KNTT và các DNBH khác trên thị trường bảo hiểm. Bởi vì khi DNBH bị rơi vào tình trạng có nguy cơ mất KNTT thì quyền được thanh tốn khi sự kiện bảo hiểm xảy ra của khách hàng không được đảm bảo. Cùng với đó là sự suy giảm về uy tín và tài chính của chính DNBH đang rơi vào tình trạng yếu kém sẽ ảnh hưởng đến uy tín của các DNBH khác trên thị trường. Do đó, nguyên tắc này được đặt ra nhằm đảm bảo quyền lợi và củng cố niềm tin của khách hàng vào các DNBH trên thị trường, từ đó phát huy hơn nữa vai trò của bảo hiểm đối với nền kinh tế của quốc gia và toàn xã hội. Các biện pháp vận dụng nguyên tắc này như củng cố tổ chức bộ máy và thay đổi người quản trị, điều hành của DNBH; chuyển giao hợp đồng bảo hiểm. Các biện pháp này thường được áp dụng đồng thời với các biện pháp nhằm tăng biên KNTT của DNBH để đạt được hiệu quả tốt nhất, giúp DNBH nhanh chóng khơi phục lại tình hình tài chính của mình.

1.2.3.2. Các biện pháp khơi phục khả năng thanh tốn

a. Biện pháp khôi phục khả năng thanh toán theo hướng tăng giá trị tài sản của doanh nghiệp bảo hiểm

Nhằm khôi phục KNTT của DNBH có nguy cơ mất KNTT thì các biện pháp khơi phục KNTT nhằm tăng giá trị tài sản hiện tại của DNBH thường xuyên được DNBH và cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm áp dụng. Bởi vì, khi áp dụng các giải pháp nhằm tăng giá trị tài sản của DNBH không những giúp biên KNTT của DNBH tăng lên, DNBH thốt khỏi tình trạng có nguy cơ mất KNTT, mà cịn góp phần gia tăng khối lượng tài sản của DNBH để từ đó DNBH có cơ sở vững chắc tiếp tục hoạt động KDBH của mình. Giá trị tài sản của DNBH chính là giá trị tài sản

55 Tại Trung Quốc, biên KNTT được quy định và điều chỉnh bởi CIRC. Tại Thụy Sỹ, FINMA là cơ quan quy định về biên KNTT bắt buộc và biên KNTT khả dụng. Tại Việt Nam, Bộ Tài chính quy định biên KNTT tối thiểu cho từng loại DNBH.

26

hiện có của DNBH, gồm tài sản cố định và tài sản lưu động56. Các tài sản của DNBH như các khoản tiền, tài sản tái bảo hiểm, các tài sản đầu tư, các khoản phải thu,… Vì thế, để tăng giá trị tài sản hiện có của DNBH, các biện pháp khôi phục KNTT thường được áp dụng như bổ sung nguồn vốn chủ sở hữu; tái bảo hiểm.

Biện pháp bổ sung nguồn vốn chủ sở hữu là biện pháp được DNBH áp dụng để tăng thêm vốn chủ sở hữu của DNBH. Vốn chủ sở hữu của DNBH là các nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp và các thành viên trong DNBH đó. Biện pháp này kêu gọi vốn từ các chủ sở hữu của DNBH, từ đó giá trị tài sản của DNBH tăng lên, làm cho biên KNTT cao hơn biên KNTT tối thiểu. Ở mỗi loại hình doanh nghiệp KDBH sẽ có các cách thức khác nhau để tăng nguồn vốn chủ sở hữu. Đối với các DNBH theo hình thức cơng ty cổ phần, biện pháp tăng vốn chủ sở hữu thường mang lại lợi ích cao nhất cho DNBH là phát hành cổ phiếu. Bởi lẽ việc phát hành cổ phiếu của công ty cổ phần sẽ giúp tăng vốn chủ sở hữu mà không làm tăng thêm nợ cho cơng ty. Đối với các DNBH theo hình thức cơng ty trách nhiệm hữu hạn, biện pháp tăng vốn chủ sở hữu có các cách thức khác nhau như yêu cầu thành viên hiện hữu góp thêm vốn cho DNBH; kêu gọi thêm thành viên mới hay chuyển đổi thành công ty cổ phần. Có thể nói, biện pháp bổ sung nguồn vốn chủ sở hữu là một trong các biện pháp hữu hiệu nhằm nhanh chóng tăng thêm nguồn vốn và tài sản của DNBH, từ đó giúp DNBH thốt khỏi tình trạng có nguy cơ mất KNTT và đảm bảo khả năng chi trả cho khách hàng.

Bên cạnh biện pháp bổ sung nguồn vốn chủ sở hữu, biện pháp tái bảo hiểm là biện pháp đặc trưng của lĩnh vực KDBH nhằm phục hồi KNTT của DNBH có nguy cơ mất KNTT. Kinh doanh tái bảo hiểm là hoạt động KDBH nhằm mục đích sinh lợi của các DNBH, trong đó DNBH chuyển một phần trách nhiệm đã nhận bảo hiểm cho một DNBH khác. Kinh doanh tái bảo hiểm có hai hình thức là nhượng tái bảo hiểm và nhận tái bảo hiểm. Nhượng tái bảo hiểm là việc DNBH chuyển một phần trách nhiệm đã nhận bảo hiểm trong một hợp đồng bảo hiểm cho một hoặc nhiều DNBH khác để hưởng hoa hồng tái bảo hiểm. Trong khi đó, nhận tái bảo hiểm là việc DNBH nhận trách nhiệm mà DNBH khác đã nhận bảo hiểm và nhận lại một khoản phí bảo hiểm từ DNBH nhượng tái bảo hiểm. Do đó, cho dù nhượng tái bảo hiểm hay nhận tái bảo hiểm thì DNBH ln nhận lại được một khoản phí cho hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm. Vì lẽ đó, khi một DNBH có nguy cơ mất KNTT thì biện pháp tái bảo hiểm sẽ mang lại một khoản thu nhất định cho DNBH, từ đó giúp tăng giá trị tài sản của DNBH. Vì vậy, biện pháp tái bảo hiểm cũng là một trong những biện pháp được DNBH và cơ quan nhà nước lựa chọn áp dụng để

27

phục hồi tình hình thanh tốn của DNBH đang có nguy cơ mất KNTT57.

b. Biện pháp khôi phục khả năng thanh toán theo hướng giảm các khoản nợ của doanh nghiệp bảo hiểm

Nhằm tăng biên KNTT của DNBH có nguy cơ mất KNTT, ngồi việc tăng giá trị tài sản hiện có của DNBH thì cần giảm các khoản nợ của doanh nghiệp. Do đó, muốn khơi phục KNTT của DNBH thì các biện pháp nhằm giảm các khoản nợ phải được áp dụng song hành với các biện pháp nhằm tăng giá trị tài sản của DNBH. Các khoản nợ của DNBH gồm các khoản phí bảo hiểm của những hợp đồng bảo hiểm chưa hết hiệu lực, chi phí hoạt động KDBH, chi phí hoạt động tài chính và các chi phí khác. Chính vì vậy, khi DNBH bị rơi vào tình trạng có nguy cơ mất KNTT thì các biện pháp nhằm giảm các khoản nợ thường được áp dụng như thu hẹp nội dung, phạm vi và địa bàn hoạt động hay đình chỉ một phần hoặc tồn bộ hoạt động của DNBH đó.

Biện pháp thu hẹp nội dung, phạm vi và địa bàn hoạt động của DNBH sẽ hạn chế phạm vi và lĩnh vực hoạt động của DNBH bằng các cách thức như hạn chế thành lập các văn phòng, chi nhánh mới; cắt giảm các khoản chi phí đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh hiện tại của DNBH, từ đó giảm các khoản nợ hiện tại của DNBH. Biện pháp này giúp DNBH đang có nguy cơ mất KNTT giảm bớt các khoản chi phí mà DNBH đang phải chi trả cho các hoạt động của DNBH. Bởi lẽ khi DNBH có nguy cơ mất KNTT, nếu tiếp tục duy trì phạm vi và lĩnh vực hoạt động hiện tại thì DNBH sẽ bị quá tải và không đủ khả năng chi trả các khoản chi phí. Do đó, để giảm áp lực cho DNBH về việc phải trả các chi phí cho hoạt động KDBH thì việc thu hẹp lại phạm vi, địa bàn và lĩnh vực hoạt động của DNBH là điều cần thiết. Mặc dù DNBH phải thu hẹp nội dung, phạm vi và địa bàn hoạt động của mình nhưng biện pháp này sẽ giúp DNBH cải thiện được tình hình tài chính và khơi phục lại được KNTT của doanh nghiệp.

Ngoài ra, biện pháp đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động của DNBH cũng là một biện pháp giúp giảm bớt các khoản nợ của DNBH, từ đó giúp tăng biên KNTT và đưa DNBH vượt qua được tình hình khó khăn về thanh tốn đang diễn ra. Khi DNBH lâm vào tình trạng yếu kém về thanh toán, biện pháp này sẽ đình chỉ một phần hoặc tồn bộ những hoạt động đã, đang và sẽ có thể dẫn đến việc mất KNTT của DNBH. Việc tạm dừng một số hoạt động kinh doanh của DNBH sẽ giúp giảm bớt các khoản chi phí mà DNBH đang phải chi trả cho các hoạt động trên như

57 Tại Trung Quốc, theo quy định tại Điều 139 Luật Bảo hiểm của Cộng hòa nhân dân Trung Quốc, tái bảo hiểm là một biện pháp được CIRC áp dụng khi một DNBH mất KNTT. Tại Việt Nam, theo quy định tại khoản 2 Điều 67 Nghị định 73/2016/NĐ-CP, biện pháp tái bảo hiểm được Bộ Tài chính yêu cầu DNBH áp dụng khi DNBH không tự khôi phục được KNTT.

28

chi phí quản lý, chi phí mua sắm thiết bị cho các hoạt động. Đồng thời, biện pháp này giúp triệt tiêu một phần những nguyên nhân gây ra tình trạng mất KNTT của DNBH. Vì vậy, biện pháp này được xem là một biện pháp trực tiếp nhất và mang lại hiệu quả cao nhằm khôi phục KNTT của DNBH trong thời gian ngắn nhất.

c. Biện pháp khơi phục khả năng thanh tốn theo hướng bảo vệ quyền lợi của người tham gia bảo hiểm và DNBH

Mục đích của hoạt động KDBH là vừa bảo vệ người tham gia bảo hiểm trước các rủi ro có thể xảy ra trong tương lai, vừa mang lại lợi nhuận cho các DNBH. Do vậy, khi một DNBH có nguy cơ mất khả năng chi trả các khoản phí cho khách hàng thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của khách hàng, uy tín và tài chính của chính DNBH đó và ảnh hưởng gián tiếp đến các DNBH khác trong thị trường bảo hiểm. Chính vì vậy, khi DNBH thực hiện khơi phục KNTT thì các biện pháp nhằm bảo đảm quyền lợi của khách hàng và các DNBH phải được áp dụng đồng thời với các biện pháp khác. Các biện pháp phục hồi KNTT của DNBH nhằm mục đích bảo vệ lợi ích của người tham gia bảo hiểm và DNBH thường được áp dụng có thể kể đến như củng cố tổ chức bộ máy, thay đổi người quản trị, điều hành của DNBH; chuyển giao hợp đồng bảo hiểm.

Biện pháp củng cố tổ chức bộ máy và thay đổi người điều hành của DNBH là biện pháp khôi phục KNTT thường xuyên được áp dụng. Ở bất kỳ doanh nghiệp nào, ban quản lý doanh nghiệp luôn là những người dẫn dắt, định hướng và đưa ra các quyết định quan trọng đối với doanh nghiệp. Vì vậy, trong trường hợp một DNBH có nguy cơ mất KNTT thì ngun nhân một phần xuất phát từ những quyết định sai lầm của ban quản lý và sự chưa hợp lý về tổ chức bộ máy nhân sự của DNBH. Do đó, để khơi phục lại KNTT, DNBH cần thực hiện biện pháp củng cố lại tổ chức bộ máy và thay đổi người quản trị của doanh nghiệp. Các cách thức để thực hiện biện pháp này như cắt giảm nhân sự; tạm đình chỉ quyền quản trị, điều hành và thay thế các thành viên trong ban quản lý của DNBH; miễn nhiệm, đình chỉ cơng tác đối với những người trong tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật, gây ra hậu quả DNBH có nguy cơ mất KNTT.

Hơn thế nữa, biện pháp chuyển giao hợp đồng bảo hiểm là biện pháp khôi phục KNTT mang tính bắt buộc của cơ quan nhà nước. Chuyển giao hợp đồng bảo hiểm là việc chuyển giao toàn bộ hợp đồng bảo hiểm của một hoặc một số nghiệp vụ bảo hiểm giữa các DNBH với nhau. DNBH chuyển giao phải chuyển giao tất cả quyền, nghĩa vụ, quỹ và dự phòng nghiệp vụ liên quan đến những hợp đồng bảo hiểm được chuyển giao. Việc chuyển giao hợp đồng bảo hiểm này đa phần được các cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm yêu cầu các DNBH có nguy cơ mất KNTT

29

phải thực hiện. Bởi lẽ, trong hoạt động KDBH thì doanh thu của các DNBH đa phần đến từ các hợp đồng bảo hiểm với khách hàng. Do đó, các DNBH nếu khơng phải bị cơ quan nhà nước bắt buộc thì sẽ khơng tự nguyện chuyển giao hợp đồng bảo hiểm cho DNBH khác. Biện pháp này giúp DNBH giảm bớt gánh nặng chi trả các khoản phí đến từ các hợp đồng bảo hiểm và bảo vệ tối đa quyền lợi được thanh toán khi sự kiện bảo hiểm xảy ra cho khách hàng. Khi DNBH có nguy cơ mất KNTT chuyển giao hợp đồng bảo hiểm cho DNBH khác thì người tham gia bảo hiểm được bảo đảm quyền lợi của mình cho dù DNBH ban đầu ký kết hợp đồng bảo hiểm với mình có thể khơng khơi phục được KNTT. Trên thế giới, pháp luật về KDBH ở các quốc gia đều quy định chuyển giao hợp đồng bảo hiểm là một biện pháp khôi phục

Một phần của tài liệu Pháp luật về kiểm soát khả năng thanh toán đối với doanh nghiệp bảo hiểm (Trang 30 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)