2.2. Chủ thể tham gia kiểm soát khả năng thanh toán đối với doanh nghiệp bảo
2.2.1. Bộ Tài chính
Các chủ thể tham gia vào q trình kiểm sốt KNTT đối với DNBH được pháp luật KDBH Việt Nam quy định khá đa dạng và đều đóng vai trị quan trọng nhằm khôi phục trở lại KNTT của DNBH. Trong đó, Bộ Tài chính đóng vai trị là chủ thể ra quyết định, chỉ đạo, kiểm tra và giám sát việc kiểm sốt KNTT thơng qua việc thành lập Ban kiểm soát KNTT. Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 80 Luật KDBH năm 2000 và Điều 43 Thông tư 50/2017/TT-BTC, trong hoạt động kiểm soát KNTT của DNBH, Bộ Tài chính có thẩm quyền như quyết định thành lập Ban kiểm sốt KNTT; chấp nhận phương án khơi phục KNTT theo đề nghị của DNBH; chấp nhận đề nghị của Ban kiểm soát KNTT về một số vấn đề. Có thể nói rằng Bộ Tài chính là chủ thể làm phát sinh q trình kiểm sốt KNTT đối với DNBH thơng qua việc ban hành Quyết định thành lập Ban kiểm sốt KNTT. Đồng thời, Bộ Tài chính cũng là chủ thể ra quyết định chấm dứt việc kiểm sốt KNTT đối với DNBH. Vì lẽ đó, Bộ Tài chính là cơ quan nhà nước được pháp luật trao quyền ra các quyết định làm phát sinh hay kết thúc hoạt động kiểm sốt KNTT đối với một DNBH có nguy cơ mất KNTT. Bên cạnh đó, từ năm 2009, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm
67
Nguyễn Quang Huyền (2016), “Bàn về cơ chế quản lý giám sát thị trường bảo hiểm”, Tạp chí Tài chính, số 1 (630)/2016, tr. 26.
36
trực thuộc Bộ Tài chính là cơ quan được giao nhiệm vụ trực tiếp quản lý, giám sát hoạt động KDBH. Theo đó, căn cứ vào kết quả của hoạt động quản lý, giám sát, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm có những trách nhiệm quan trọng liên quan đến việc kiểm soát KNTT như phát hiện và báo cáo Bộ Tài chính khi DNBH có nguy cơ mất KNTT; đề xuất với Bộ Tài chính ra quyết định thành lập, thành phần của Ban kiểm soát KNTT68. Vì vậy, cùng với sự giúp đỡ từ Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, Bộ Tài chính được xem là cơ quan lãnh đạo các chủ thể khác trong q trình kiểm sốt KNTT nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra và làm tròn trách nhiệm quản lý nhà nước về KDBH mà Đảng và Nhà nước đã giao phó.
Bên cạnh đó, những thay đổi trong môi trường hoạt động của các DNBH kết hợp với việc rủi ro là một phần không thể thiếu của ngành bảo hiểm đã đặt ra những thách thức lớn đối với các nhà hoạch định chính sách trong việc cố gắng thực thi các quy định làm giảm rủi ro mất KNTT và thúc đẩy niềm tin của khách hàng vào sự ổn định tài chính của ngành bảo hiểm69. Do đó, các quốc gia trên thế giới đều đang nỗ lực nâng cấp khung quy định và giám sát để bảo vệ ngành bảo hiểm. Theo đó, trong vấn đề kiểm sốt KNTT, cơ quan quản lý bảo hiểm ở các quốc gia đều là chủ thể có thẩm quyền quyết định việc kiểm sốt KNTT đối với DNBH. Tại Thụy Sỹ, FINMA sẽ thực hiện các biện pháp bảo vệ khi cần thiết để bảo vệ lợi ích của người được bảo hiểm70. Trong khi đó, ở Singapore là MAS, ở Trung Quốc là CIRC, ở Hàn Quốc là FSC. Ngoài ra, nhằm thực hiện vai trò giám sát về KNTT của các DNBH, các quốc gia còn triển khai các hệ thống giám sát KNTT đối với các DNBH. Ở châu Âu, Solvency II71 là khung pháp lý phù hợp với nhu cầu cụ thể của ngành bảo hiểm72 và được các cơ quan quản lý về bảo hiểm áp dụng trong việc kiểm soát và quản lý các rủi ro cụ thể của bảo hiểm, từ đó đảm bảo KNTT của các DNBH. Tại Thụy Sỹ, FINMA đánh giá KNTT của các DNBH dựa theo hệ thống Kiểm tra khả năng thanh toán của Thụy Sỹ (SST)73. Tại Trung Quốc, hệ thống quản lý khả năng thanh toán theo rủi ro (C-ROSS) được CIRC triển khai áp dụng từ năm
68 Khoản 1 Điều 44 Thông tư 50/2017/TT-BTC.
69
Fotios Pasiouras, Chrysovalantis Gaganis (2013), “Regulations and soundness of insurance firms: International evidence”, Journal of Business Research, 66, 632.
70 Article 51(1) Swiss Federal Insurance Supervision Act: “If an insurance company or an insurance intermediary does not comply with the provisions of the ISA, an implementing ordinance or an order of FINMA, or if it appears that the interests of the insured are otherwise endangered, FINMA can adopt protective measures to safeguard the interests of the insured”.
71 Solvency II chính thức được áp dụng đối với doanh nghiệp bảo hiểm và tái bảo hiểm tại châu Âu từ ngày 01/01/2016. Solvency II bao gồm 3 lĩnh vực chính là: yêu cầu về vốn dựa trên rủi ro, quản lý rủi ro; các quy tắc giám sát và công bố thông tin.
Xem thêm tại: https://ec.europa.eu/info/business-economy-euro/banking-and-finance/insurance-and- pensions/risk-management-and-supervision-insurance-companies-solvency-2_en, truy cập ngày 16/4/2019.
72 CEA (2010), Insurance: a unique sector. Why insurers differ from banks, Brussels, 6.
73
Article 22(1) Swiss Federal Insurance Supervision Ordinance (ISO): “The solvency of insurance companies is assessed in accordance with the Swiss Solvency Test (SST)”.
37
2016 với mục đích duy trì KNTT của các DNBH và sự ổn định cho toàn ngành bảo hiểm. Ở cấp độ quốc tế, IAIS đã ban hành các nguyên tắc bảo hiểm (ICP) nhằm hướng dẫn các cơ quan quản lý bảo hiểm ở các quốc gia trong việc quản lý, giám sát hoạt KDBH của DNBH, trong đó có giám sát KNTT của DNBH theo rủi ro74. Như vậy, các hệ thống giám sát KNTT trên đã giúp các cơ quan quản lý, nhà đầu tư và các bên liên quan khác xác định được các thông tin hữu ích để dự đốn tình trạng khó khăn tài chính hoặc mất KNTT của DNBH càng sớm càng tốt75.
Kiến nghị hoàn thiện
Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, nhằm tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước trong KDBH, tác giả cho rằng Bộ Tài chính cần thực hiện việc quản lý, giám sát hoạt động KDBH nói chung và kiểm sốt KNTT của DNBH nói riêng trên cơ sở quản trị rủi ro. Theo đó, quản lý, giám sát theo rủi ro là việc cơ quan quản lý nhà nước xác định mức độ rủi ro mà DNBH đang phải đối mặt để đưa ra những cảnh báo, khuyến nghị cần thiết76. Bởi lẽ đến thời điểm hiện tại, Bộ Tài chính vẫn chưa xây dựng được một hệ thống quản trị rủi ro áp dụng cho các DNBH. Điều này đã làm cho cơng tác kiểm sốt và quản lý rủi ro của Bộ Tài chính cịn có nhiều kẽ hở dẫn đến tạo điều kiện cho nhiều hành vi gian lận và trục lợi bảo hiểm diễn ra, làm gia tăng chi phí bồi thường và giảm hiệu quả kinh doanh của các DNBH77. Đồng thời, các hệ thống kiểm soát và quản lý rủi ro trong bảo hiểm được các quốc gia trên thế giới áp dụng đã và đang mang lại nhiều kết quả tốt trong q trình quản lý, giám sát hoạt động KDBH nói chung và kiểm sốt KNTT nói riêng78. Chính vì vậy, tác giả cho rằng Bộ Tài chính cần thiết phải xây dựng một hệ thống kiểm soát rủi ro áp dụng cho các DNBH tại Việt Nam trên cơ sở nghiên cứu các hệ thống quản trị rủi ro như Solvency II hay C-ROSS. Việc triển khai xây dựng hệ thống này sẽ giúp cơ quan nhà nước kịp thời phát hiện, kiểm soát và loại bỏ được các rủi ro phát sinh từ các hoạt động của DNBH, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của các DNBH trong nước cũng như phát huy vai trị quản lý KDBH của Bộ Tài chính, nhằm từng bước
74 Các hướng dẫn về giám sát KNTT của DNBH theo rủi ro được IAIS quy định trong ICP 16. Theo đó, cơ quan quản lý, giám sát bảo hiểm thực hiện việc giám sát KNTT của DNBH theo rủi ro bằng cách yêu cầu các DNBH xây dựng các hệ thống quản lý rủi ro với các phương pháp đo lường phù hợp với tính chất, quy mơ và độ phức tạp của các rủi ro hiện có của DNBH cho mục đích quản lý KNTT.
Xem thêm các hướng dẫn của ICP 16 tại: IAIS (2018), Insurance Core Principles, 143-171.
75
Jannes Raucha, Sabine Wendeb (2015), “Solvency Prediction for Property-Liability Insurance Companies: Evidence from the Financial Crisis”, The Geneva Papers, 40, 51.
76 Trần Vũ Hải (2016), “Giám sát kinh doanh bảo hiểm: lý luận, thực trạng pháp luật và giải pháp hồn thiện”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 3 (335)/2016, tr. 72.
77 Trần Thị Bích Nhân, Phạm Thị Minh Phương (2018), “Một số giải pháp phát triển dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam”, Tạp chí Tài chính, số 1 (676)/2018, tr. 81.
78 Tại Trung Quốc, việc triển khai C-ROSS đã nêu rõ những rủi ro của các DNBH, tạo điều kiện cải cách thị trường bảo hiểm trong nước và cải thiện ảnh hưởng của ngành bảo hiểm Trung Quốc đối với thị trường bảo hiểm quốc tế. Hiện tại, tỷ lệ KNTT của các DNBH tại Trung Quốc là khoảng 253%, có nghĩa là rủi ro chung của ngành bảo hiểm là có thể kiểm sốt được.
38
thực hiện thành công Đề án cơ cấu lại thị trường bảo hiểm đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025.