Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng tại ngân hàng

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng và một số giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển hậu giang (Trang 57 - 59)

6. Các nhận xét khác:

4.4. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng tại ngân hàng

Nợ xấu là vấn đề mà hầu như ngân hàng nào cũng phải quan tâm vì nó là chỉ tiêu

đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của các ngân hàng. Nợ xấu có nhiều nguyên

nhân do chủ quan hay do khách hàng gây ra…nhưng cho dù nguyên nhân nào thì các nhà làm cơng tác quản lí vẫn phải tìm cách khắc phục. Qua q trình phân tích hoạt

động tín dụng tại ngân hàng ĐT & PT – HG trong thời gian qua, em có thể rút ra những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng ĐT & PT – HG như sau:

4.4.1. Rủi ro do cơ chế chính sách của Nhà nước

Năm 2008 là năm hệ thống ngân hàng phải đối mặt với những khó khăn thách thức chưa từng có trong hơn hai mươi năm đổi mới. Chính vì vậy mà trong năm 2008 Ngân hàng Nhà nước đã linh hoạt trong việc chuyển chính sách tiền tệ từ thắt chặt sang nới

lỏng. Tuy nhiên, với chính sách tiền tệ thắt chặt để kiềm chế lạm phát thì đã đem lại một số rủi ro cho hoạt động ngân hàng như: việc tăng lãi suất cơ bản từ 8% lên 14% đã buộc các ngân hàng lao vào cuộc chạy đua lãi suất tiền gửi. Các doanh nghiệp vay vốn ngân hàng với lãi suất cao trong khi nền kinh tế đang gặp khó khăn thì việc đạt được

kết quả kinh doanh cao thì rất khó khăn vì vậy nó là nguyên do dẫn đến nợ xấu của

ngân hàng trong năm 2008 tăng cao.

Mơi trường pháp lí cho kinh doanh ngân hàng chưa đồng bộ và cũng đang trong quá

trình hồn thiện, quan trọng là các quy định của luật các tổ chức tín dụng vẫn còn nhiều bất cập, cần sớm bổ sung và sửa đổi. Vì vậy cũng làm nảy sinh nợ xấu tại ngân hàng.

4.4.2. Rủi ro do khách hàng

 Khách hàng là cá nhân: ngân hàng gặp nhiều rủi ro khi người vay vốn bị tai nạn

lao động, bị sa thải, thất nghiệp, hỏa hoạn, lũ lụt, thu nhập không ổn định hay

sử dụng vốn sai mục đích, thiếu năng lực pháp lí.

 Khách hàng là doanh nghiệp: doanh nghiệp khơng có khả năng trả nợ cho ngân hàng do: lỗ lã trong kinh doanh, thị trường cung cấp vật tư, nguyên liệu bị biến

động, không ổn định, mất thị trường tiêu thụ, doanh nghiệp gặp tai nạn bất ngờ.

4.4.3. Rủi ro trong việc xử lí tài sản đảm bảo

Để đảm bảo cho khoản vay ngân hàng đòi hỏi khách hàng đem thế chấp, cầm cố tài

sản. Mặc dù vậy vẫn đem lại rủi ro cho ngân hàng do các nguyên nhân sau:

+ Tài sản đem thế chấp tại ngân hàng chủ yếu là bất động sản vì có giá trị lớn và luật đất đai đã được ban hành, nhưng việc phát mãi tài sản còn gặp nhiều khó khăn

phức tạp, thủ tục rườm rà, rắc rối… vì thế khơng thể các định chính xác thời gian phát mãi tài sản khiến cho thời gian xử lí tài sản bị kéo dài, tạo cơ hội cho người đi vay day

dưa trong việc hoàn trả nợ.

+ Việc tìm kiếm người mua tài sản để thu hồi nợ sẽ mất thời gian làm tăng nợ quá hạn cho ngân hàng. Còn nếu bán khoản nợ này cho cơng ty quản lí nợ và trích quỹ dự phịng rủi ro để xử lí thì sẽ làm giảm thu nhập của ngân hàng, ảnh hưởng không tốt đến kết quả kinh doanh.

+ Tài sản thế chấp bị mất giá do thời gian xử lí các khoản nợ của Trung ương quá lâu nên khi tiến hành bán tài sản trên thị trường thì giá bán thực tế thấp hơn so với giá

do ngân hàng và khách hàng đã thỏa thuận trước đây.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng và một số giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển hậu giang (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)