Ngồi quy định về các đối tượng khơng được cho vay, trường hợp không được cho vay và hạn chế cho vay nhằm bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD, pháp luật còn đưa ra hạn chế mức giới hạn cho vay đối với khách hàng tại TCTD. Cụ thể, mức tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của TCTD, trừ trường hợp đối với những khoản vay từ các nguồn vốn uỷ thác của Chính phủ, của các tổ chức, cá nhân hoặc trường hợp khách hàng vay là TCTD khác
(22)
. Tuy nhiên, đối với các đối tượng bị hạn chế cho vay thì tổng dư nợ cho vay khơng được vượt quá 5% vốn tự có của TCTD (khoản 2 điều 78 Luật các TCTD năm 1997 được sửa đổi, bổ sung năm 2004).
Tổng dư nợ cho vay của TCTD đối với nhóm khách hàng có liên quan (23) khơng được vượt quá 50% vốn tự có của TCTD, trong đó mức cho vay đối với một khách hàng khơng được vượt q 15% vốn tự có của TCTD (24).
Tổng dư nợ cho vay và bảo lãnh của TCTD đối với một doanh nghiệp mà TCTD nắm quyền kiểm sốt khơng được vượt quá 10% vốn tự có và đối với tất cả các doanh nghiệp này thì khơng vượt q 20% vốn tự có của TCTD (25).
Riêng đối với công ty trực thuộc TCTD là công ty cho thuê tài chính, TCTD được cấp tín dụng khơng có bảo đảm với mức tối đa khơng vượt q 5% vốn tự có của TCTD nhưng phải đảm bảo hạn chế nêu tại khoản 3 điều 1 của Quyết định này (26).
Mức giới hạn cho vay theo dự thảo lần thứ 6 Luật các TCTD được phân chia tuỳ thuộc vào loại hình tổ chức của đối tượng cho vay là ngân hàng hay TCTD phi ngân hàng. Đối với ngân hàng thì tổng mức dư nợ cho vay của một khách hàng khơng vượt q 15% vốn tự có, của một khách hàng và người có liên quan là khơng q 25% vốn tự có. Riêng TCTD phi ngân hàng thì con số tổng mức dư nợ cho vay lần lượt là 20% và 40% vốn tự có (27).
(21) http://www.asianlii.org/mn/legis/laws/bl199684/
(22) Điểm a khoản 1 điều 79 Luật các TCTD năm 1997 được sửa đổi, bổ sung năm 2004. (23) Khoản 5 điều 2 Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN.
(24) Khoản 1 điều 8 Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN. (25), (26) Khoản 3 điều 1 Quyết định 34/2008/QĐ-NHNN. (27) Khoản 1 điều 113 dự thảo lần thứ 6 Luật các TCTD.
Nếu như đối với ba quy định vừa nêu ở trên điều cần quan tâm nhất chính là đối tượng chịu sự điều chỉnh thì ở quy định này đối tượng chịu sự điều chỉnh đã khơng cịn là yếu tố đóng vai trị quan trọng nhất. Đối tượng chịu sự điều chỉnh của quy định về mức giới hạn cho vay đã mở rộng đến phần lớn hầu hết khách hàng đang vay vốn tại TCTD chứ không chỉ giới hạn ở một số đối tượng như quy định về đối tượng không được cho vay hay hạn chế cho vay. Pháp luật đưa ra tỷ lệ tối đa về mức cho vay của các TCTD đối với khách hàng khơng ngồi mục đích tránh tình trạng TCTD sử dụng toàn bộ hoặc phần lớn số vốn tự có của mình để cho vay tập trung vào một hoặc một nhóm khách hàng, đặc biệt là đối với các khoản vay có độ rủi ro cao như khoản vay đầu tư bất động sản hay đầu tư chứng khoán. Cho vay tập trung vào một hay một số đối tượng nhất định là một việc làm mạo hiểm và có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho TCTD vì điều này có thể làm tăng thêm những rủi ro vốn có trong hoạt động cho vay. Mặc dù, hầu hết các khoản vay hiện nay tại TCTD đều có kèm theo biện pháp bảo đảm nhưng đó cũng chỉ là một giải pháp thu hồi nợ mang tính dự phịng, bổ sung cho trường hợp khách hàng không trả nợ. Ngoài ra, vấn đề xử lý tài sản bảo đảm cũng đòi hỏi mất khá nhiều thời gian nên không phải TCTD nào cũng mong muốn thu hồi nợ thông qua tài sản bảo đảm mà chủ yếu là dựa trên tinh thần thiện chí thực hiện hợp đồng của chính khách hàng vay. Muốn xác định ý chí tuân thủ, mong muốn trả được nợ của khách hàng là điều không phải dễ dàng bởi phụ thuộc vào nhiều yếu tố cả khách quan lẫn chủ quan nhưng trong đó nguồn tài chính dùng để trả nợ là yếu tố đóng vai trị then chốt. Chính vì thế, điều quan trọng nhất khi quyết định cho khách hàng vay của TCTD là dựa vào khả năng thu nhập để có thể đảm bảo khả năng trả nợ cho TCTD hơn là chỉ dựa vào giá trị tài sản bảo đảm. Tuy nhiên, thu nhập của khách hàng không phải là yếu tố tồn tại một cách cố định, không đổi theo thời gian nên TCTD có thể gặp phải những rủi ro trên thực tế, nhất là rủi ro không thu hồi đủ số nợ đã cho vay. Vì thế, để có thể đảm bảo khả năng thu hồi nợ ở mức cao thì TCTD cần thực hiện cho vay phân tán đối với nhiều đối tượng thay vì tập trung vào một số đối tượng cụ thể bởi phụ thuộc quá lớn vào thu nhập của một vài đối tượng là điều nguy hiểm hơn nhiều so với phụ thuộc thu nhập của nhiều đối tượng khác. Đồng thời khi phân tán cho vay đối với nhiều khách hàng thì số tiền để cho vay của từng khách hàng sẽ thấp hơn so với việc cho vay vào một nhóm khách hàng nhất định nên khi khách hàng cố ý hay khơng có khả năng trả nợ cho TCTD thì thiệt hại gây ra cũng sẽ thấp hơn thiệt hại của nhóm khách hàng nhất định. Chính vì vậy, đặt ra tỷ lệ tối đa khi cho vay để tránh tập trung vào một số khách hàng trong hoạt động của TCTD là một quy định pháp luật cần thiết nhằm phòng
ngừa rủi ro cho TCTD và cho nền kinh tế quốc dân vì hậu quả khi một TCTD sụp đổ không chỉ là thiệt hại của riêng thị trường tài chính tín dụng mà cịn làm ảnh hưởng đến hoạt động của nền kinh tế nói chung.
Mặc dù, pháp luật ở các quốc gia khác nhau cũng có quy định về mức giới hạn cho vay nhưng tuỳ thuộc vào từng quốc gia cụ thể mà mức khống chế là không giống nhau. Đối với pháp luật Trung Quốc thì mức tối đa khi cho khách hàng vay không được vượt quá 10% vốn tự có của ngân hàng thương mại, tại Pháp mức giới hạn này là 40% (28). Theo Luật ngân hàng Mơng Cổ thì giới hạn cho vay đối với một khách hàng và nhóm khách hàng có liên quan là khơng vượt quá 20% vốn của ngân hàng và đối với cổ đông, chủ tịch, thành viên ban đại diện quản trị, giám đốc điều hành, nhân viên ngân hàng hoặc người có mối quan hệ với họ thì tổng khoản vay khơng vượt quá 20% vốn ngân hàng nhưng khoản vay của mỗi đối tượng này không vượt quá 5% (29). Điều 15 Luật ngân hàng thương mại Hàn Quốc quy định mỗi ngân hàng thương mại không được cho vay vượt quá 20% vốn tự có đối với từng khách hàng là cá nhân hay tổ chức. Riêng đối với cán bộ điều hành của ngân hàng, công ty phụ thuộc ngân hàng hoặc người có trách nhiệm tài chính liên quan đến khoản vay của những đối tượng nêu trên thì mức giới hạn cho vay tối đa sẽ được xác định theo quyết định của Thống đốc Ngân hàng trung ương nhưng mức cho vay cao nhất không vượt quá 25% vốn tự có của chính ngân hàng thương mại đó (30).