Thẩm định trước khi tiến hành cho vay và kiểm tra, giám sát trong quá trình cho vay

Một phần của tài liệu Pháp luật về đảm bảo an toàn trong hoạt động cho vay đầu tư bất động sản của tổ chức tín dụng (Trang 31 - 33)

trình cho vay

Hoạt động thẩm định cũng như kiểm tra, giám sát trong quá trình cho vay là loại hoạt động mang tính chun mơn nghiệp vụ trong hoạt động tín dụng của từng TCTD. Đây là những hoạt động nhằm có đánh giá ban đầu về các rủi ro có thể gặp phải trong q trình vay vốn cũng như khả năng trả nợ của khách hàng đồng thời còn giúp TCTD đưa ra những biện pháp điều chỉnh kịp thời trong quá trình khách hàng sử dụng vốn vay để bảo đảm khả năng thu hồi vốn cao nhất cho chính TCTD. Vì vậy, kết quả của hoạt động này sẽ đóng vai trị quyết định trong việc TCTD có chấp nhận hay từ chối yêu cầu cấp tín dụng của khách hàng hoặc có tiếp tục để khách hàng sử dụng nguồn

(28) Trường Đại học Luật Hà Nội (2007), Giáo trình luật ngân hàng Việt Nam, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, tr. 108.

(29) http://www.asianlii.org/mn/legis/laws/bl199684/

vốn vay của mình hay khơng. Điều này cho thấy hiệu quả của hoạt động thẩm định và kiểm tra, giám sát trong từng TCTD góp phần khơng nhỏ trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh cũng như đem lại an tồn cho chính tổ chức đó vì thực tế hiện nay cho thấy hoạt động cho vay vẫn là loại hoạt động chủ yếu trong hệ thống TCTD ở Việt Nam. Hiệu quả của hoạt động thẩm định, kiểm tra, giám sát vốn vay ở mỗi TCTD khơng chỉ giúp duy trì an tồn cho chính TCTD đó mà cịn giúp bảo đảm duy trì an tồn cho tồn hệ thống nói chung. Xuất phát từ tính chất quan trọng của loại hoạt động này mà pháp luật đã đưa ra nguyên tắc buộc các TCTD luôn phải tuân thủ triệt để việc phân định trách nhiệm giữa các khâu thẩm định và quyết định cho vay (31). Riêng đối với hoạt động cho vay đầu tư bất động sản thì hoạt động thẩm định, kiểm tra, giám sát vốn vay càng đóng vai trị thiết yếu để giảm thiểu đến mức thấp nhất rủi ro mà TCTD có thể gặp phải. Phần lớn các TCTD hiện nay khi cho vay đầu tư bất động sản đều chỉ cho vay tối đa 70% giá trị bất động sản mà khách hàng dự định giao dịch cho thấy giá trị khoản vay phụ thuộc rất nhiều vào giá cả bất động sản trên thị trường tại thời điểm tiến hành cho vay. Do đó, trong trường hợp thị trường bất động sản gần như đồng loạt giảm giá mạnh trong khoảng thời gian qua mà hoạt động thẩm định, kiểm tra, giám sát vốn vay của TCTD tiến hành khơng hiệu quả thì TCTD sẽ khơng thể kịp thời điều chỉnh số tiền cho vay theo giá cả bất động sản và tất nhiên rủi ro mà TCTD gánh chịu sẽ cao hơn nhiều.

Tuy nhiên, hoạt động thẩm định, kiểm tra, giám sát vốn vay là loại hoạt động mang tính đặc thù gắn liền với đặc điểm, quy mơ, tính chất của từng TCTD nên pháp luật khó đưa ra được quy định chung áp dụng cho cả hệ thống TCTD. Chính vì vậy, pháp luật hiện nay khơng đưa ra quy trình thẩm định, kiểm tra, giám sát vốn vay mang tính bắt buộc chung cho TCTD mà tự mỗi TCTD sẽ xây dựng quy trình kiểm tra, giám sát vốn vay riêng cho tổ chức mình như quy định tại điều 1 khoản 5 Quyết định 127/2005/QĐ-NHNN. Theo đó, TCTD chỉ phải gửi quy trình trên cho Thanh tra Ngân hàng Nhà nước và đây sẽ là một trong những cơ sở để Thanh tra kiểm tra, thanh tra tính tuân thủ pháp luật trong hoạt động của từng TCTD. Điều này nhằm phù hợp với xu hướng hiện nay là mở rộng tính tự chủ trong hoạt động kinh doanh của TCTD bởi xét cho cùng thì TCTD cũng là một chủ thể kinh doanh trong nền kinh tế như bao chủ thể kinh doanh khác. Đồng thời quy định về quy trình kiểm tra, giám sát vốn vay là những quy định mang tính chun mơn, nghiệp vụ trong q trình hoạt động của

TCTD nên việc giao thẩm quyền cho TCTD đặt ra quy trình là điều hợp lý và phù hợp với thực tiễn hơn là quy định do chính các cơ quan Nhà nước ban hành.

Một phần của tài liệu Pháp luật về đảm bảo an toàn trong hoạt động cho vay đầu tư bất động sản của tổ chức tín dụng (Trang 31 - 33)