Tăng cường hiệu quả hoạt động thanh tra, giám sát và hỗ trợ của Ngân hàng Nhà nước đối với hoạt động cho vay đầu tư bất động sản của TCTD.

Một phần của tài liệu Pháp luật về đảm bảo an toàn trong hoạt động cho vay đầu tư bất động sản của tổ chức tín dụng (Trang 52 - 61)

CHƯƠNG 2: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH VỀ ĐẢM BẢO AN TOÀN CHO VAY ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN CỦA TCTD

2.3.3 Tăng cường hiệu quả hoạt động thanh tra, giám sát và hỗ trợ của Ngân hàng Nhà nước đối với hoạt động cho vay đầu tư bất động sản của TCTD.

Nhà nước đối với hoạt động cho vay đầu tư bất động sản của TCTD.

Một hệ thống pháp luật chỉ thực sự đem lại hiệu quả nếu những quy định của chúng được thực thi và tuân thủ một cách nghiêm chỉnh trên thực tế. Mục đích của việc ban hành quy phạm pháp luật là nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội có vai trị quan trọng trong đời sống theo một trật tự nhất định mà Nhà nước mong muốn chứ không phải chỉ để tồn tại trên mặt hình thức. Tuy nhiên khơng phải lúc nào cũng như không phải bất cứ nội dung nào của quy định pháp luật đều đem đến lợi ích cho các đối tượng thuộc phạm vi mà chúng điều chỉnh đến. Bản thân pháp luật thực chất chính là sự ghi nhận ý chí của giai cấp thống trị trong từng giai đoạn khác nhau của đời sống xã hội nên xét cho cùng lợi ích thực sự mà pháp luật hướng đến để bảo vệ khơng gì khác ngồi lợi ích mà giai cấp thống trị mong muốn đạt được. Điều này lý giải được tại sao khơng phải lúc nào lợi ích mà pháp luật hướng đến cũng chính là lợi ích mà những đối tượng chịu sự điều chỉnh thực sự mong muốn, thậm chí đơi khi các quy định này còn làm hạn chế đến một số quyền lợi của những đối tượng trên. Vì thế trong trường hợp việc tn thủ pháp luật khơng đem lại lợi ích như mong muốn thì các đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh của quy định pháp luật đều có khả năng hình thành nên xu hướng chống đối, lẩn tránh pháp luật. Chính vì vậy, để có thể đảm bảo pháp luật ln được các đối tượng có liên quan tn thủ một cách nghiêm chỉnh thơng qua đó giúp xã hội duy trì theo một trật tự nhất định thì bên cạnh yêu cầu nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật của những đối tượng này cịn buộc phải có sự thanh tra, giám sát từ phía các cơ quan Nhà nước trong q trình áp dụng pháp luật. Do đó có thể nói nếu hiệu quả trong hoạt động thanh tra, giám sát của cơ quan Nhà nước vẫn cịn ở mức thấp thì khó có thể

bảo đảm rằng pháp luật đã được tuân thủ một cách triệt để trong thực tiễn đời sống xã hội.

Có thể nhận thấy nội dung của những quy định nhằm bảo đảm an toàn trong hoạt động cho vay của TCTD đều ít nhiều tạo ra hạn chế trong quá trình hoạt động của các tổ chức này. Mặc dù pháp luật đặt ra hạn chế trên khơng nằm ngồi mục đích duy trì an tồn trong q trình hoạt động cho chính TCTD nhưng mặt khác các quy định này lại là rào cản gây ảnh hưởng đến lợi ích của TCTD. Xét cho cùng lợi ích lớn nhất mà những TCTD hướng đến chính là lợi nhuận cho tổ chức mình chứ khơng phải là lợi ích mang tính xã hội nhằm duy trì an tồn cho tồn bộ hệ thống TCTD như các cơ quan Nhà nước. Do đó trong trường hợp này, lợi ích giữa TCTD và Nhà nước đã có sự mâu thuẫn nên nếu hoàn toàn tin tưởng vào tính tự nguyện tuân thủ của TCTD đối với những hạn chế trên là điều khơng thể. Vì vậy, các cơ quan Nhà nước đặc biệt là Ngân hàng Nhà nước cần phải tiếp tục đẩy mạnh và tăng cường hiệu quả trong hoạt động thanh tra, giám sát của mình để kịp thời phát hiện và xử lý những hành vi vi phạm của TCTD đối với các hạn chế trên, đặc biệt là trong loại hình cho vay đầu tư bất động sản - loại hình có khả năng gây ra những thiệt hại đáng kể cho nền kinh tế. Dù rằng trong thời gian qua hoạt động giám sát, thanh tra của Ngân hàng Nhà nước đã có khơng ít đóng góp quan trọng trong việc kịp thời đưa ra những cảnh báo nhằm duy trì an tồn trong hoạt động cho vay đầu tư bất động sản nhưng điều này cũng chưa thể khẳng định hoạt động của Ngân hàng Nhà nước đã thực sự mang lại hiệu quả. Một điều có thể nhận thấy là vào thời điểm hoạt động cho vay đầu tư bất động sản của TCTD diễn ra sơi động nhất và cần có sự giám sát chặt chẽ nhất từ phía Ngân hàng Nhà nước thì cơ quan này vẫn chưa có một ghi nhận nào về số liệu tổng dư nợ cho vay trong lĩnh vực trên của các TCTD. Điều này phản ánh phần nào chất lượng hoạt động thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước vẫn chưa ở mức cao khi mà lẽ ra vào thời điểm đó cơ quan Nhà nước đã phải có số liệu chính xác và đầy đủ đối với hoạt động này. Từ đó cho thấy hoạt động kiểm tra, thanh tra của Ngân hàng Nhà nước vẫn cần phải được tiếp tục bổ sung và hoàn thiện đặc biệt là trong bối cảnh thị trường tài chính tín dụng nước ta ngày càng đón nhận thêm nhiều sự tham gia từ những ngân hàng, tổ chức tài chính đến từ các quốc gia khác nhau trên thế giới.

Để có thể nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát, thanh tra của Ngân hàng Nhà nước thì điều quan trọng cần làm trước tiên là phải nâng cao trình độ năng lực chuyên môn cho các đối tượng là thanh tra viên của Ngân hàng Nhà nước. Có thể thấy hiệu

quả của quá trình thanh tra, giám sát phụ thuộc rất lớn vào khả năng nhìn nhận, phân tích, đánh giá của những thanh tra viên nên trình độ chuyên mơn của họ có ý nghĩa quyết định quan trọng đến chất lượng của hoạt động này. Do đó khơng phải cứ số lần thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước tăng lên thì sẽ đồng nghĩa với hiệu quả của quá trình này cũng được nâng lên mà điều quan trọng là các thanh tra viên phải có trình độ chun mơn cao để có thể đưa ra những quyết định cũng như những đề xuất chính xác và kịp thời giúp Ngân hàng Nhà nước loại trừ được nguy cơ rủi ro có thể xảy đến trong q trình hoạt động của những TCTD thơng qua đó duy trì được an tồn cho tồn hệ thống. Vì vậy trình độ nguồn nhân lực trong hoạt động thanh tra, giám sát đóng vai trị then chốt trong việc đem lại hiệu quả cho hoạt động này nên yêu cầu tiếp tục nâng cao trình độ cho đội ngũ thanh tra viên ln là một đòi hỏi cần thiết. Yêu cầu này ngày càng có một ý nghĩa quan trọng hơn khi trong thời gian tới thị trường tín dụng nước ta sẽ có ngày càng nhiều ngân hàng và tổ chức tài chính nước ngồi tham gia hoạt động. Điều này địi hỏi trình độ của đội ngũ thanh tra viên ngày càng phải được nâng cao để có thể thực hiện tốt nhiệm vụ do đây là những tổ chức đến từ các quốc gia có thị trường tài chính phát triển hơn so với nước ta nên hoạt động của những tổ chức này cũng có sự khác biệt lớn so với những TCTD trong nước. Không chỉ thế, trong trường hợp các tổ chức này vẫn ít nhiều chịu ảnh hưởng từ quá trình hoạt động của những tổ chức mẹ ở nước ngồi thì càng địi hỏi độ chính xác cũng như khả năng dự phịng của hoạt động giám sát, thanh tra cao hơn từ phía Ngân hàng Nhà nước. Nguyên nhân xuất phát là do một khi tổ chức mẹ ở nước ngoài của các đối tượng trên xảy ra rủi ro thì sẽ tạo nên tâm lý bất ổn cho nhà đầu tư và khách hàng của những đối tượng này tại Việt Nam và từ đó có thể gây ra ảnh hưởng không tốt đến phần còn lại trong hệ thống TCTD. Bên cạnh yêu cầu nâng cao trình độ chun mơn cho đối tượng là thanh tra viên còn cần chú trọng đến vấn đề bồi dưỡng đạo đức song song với việc cải thiện nhu cầu vật chất cho các đối tượng này để bảo đảm tính khách quan, trung thực trong quá trình hoạt động của họ sẽ ln được duy trì. Tính khách quan, trung thực trong báo cáo của thanh tra viên là địi hỏi quan trọng trong q trình tiến hành thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước bởi mục đích của hoạt động này là nhằm bảo đảm quy định pháp luật luôn được TCTD tuân thủ cũng như kịp thời phát hiện và xử lý những hành vi vi phạm. Do đó nếu kết quả thanh tra của Ngân hàng Nhà nước là một kết quả không đáng tin cậy và chính xác thì hoạt động này cũng khơng cịn mang lại ý nghĩa. Vì vậy tính khách quan, vơ tư khi thực hiện nhiệm vụ của những thanh tra viên ln là một địi

hỏi hàng đầu để có thể bảo đảm hiệu quả cho hoạt động thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước.

Bên cạnh chức năng là cơ quan thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước cịn có một chức năng khác là hỗ trợ cho q trình hoạt động của TCTD. Có thể nói đây là một chức năng cũng khơng kém phần quan trọng trong quá trình quản lý hệ thống TCTD của Ngân hàng Nhà nước. Nếu Ngân hàng Nhà nước thực hiện tốt chức năng hỗ trợ thì khơng chỉ giúp mang lại hiệu quả trong q trình hoạt động cho TCTD mà thơng qua đó cịn có thể gián tiếp thực hiện được nhiệm vụ thanh tra, giám sát của tổ chức mình. Nhờ vào quá trình thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ cho hoạt động của các TCTD, Ngân hàng Nhà nước sẽ kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc trong q trình áp dụng pháp luật cũng như cập nhật thêm thông tin về các hoạt động mới tại TCTD mà pháp luật chưa kịp điều chỉnh đến để từ đó có thể sửa đổi, bổ sung nhằm hồn thiện hệ thống pháp luật thơng qua đó tạo điều kiện thúc đẩy và phát triển hoạt động của TCTD - một mục đích khác mà hoạt động thanh tra, giám sát hướng đến. Khơng chỉ thế hoạt động hỗ trợ cịn mang ý nghĩa trong việc giúp TCTD hạn chế được những rủi ro có thể gặp phải trong q trình hoạt động nhất là đối với các loại hình cho vay tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao như cho vay đầu tư bất động sản. Có thể thấy nguy cơ rủi ro về tính thanh khoản đối với những khoản nợ cho vay đầu tư bất động sản sẽ tăng cao khi nguồn thu nhập duy nhất có thể bảo đảm khả năng trả nợ của khách hàng vay là thu nhập từ giao dịch chuyển nhượng bất động sản. Vì vậy rủi ro về khả năng hồn trả các khoản vay đầu tư bất động sản của khách hàng sẽ giảm đi đáng kể nếu như ngoài nguồn thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản các khách hàng này vẫn còn nguồn thu khác để đảm bảo khả năng trả nợ của mình. Chính vì vậy, thiệt hại mà TCTD có nguy cơ gánh chịu sẽ thấp hơn nhiều nếu như các tổ chức này có thể đánh giá một cách chính xác và đầy đủ về khả năng tài chính của những khách hàng có nhu cầu vay vốn đầu tư bất động sản tại tổ chức mình. Yếu tố thu nhập để bảo đảm khả năng hoàn trả nợ cho TCTD mà không phụ thuộc vào nguồn thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản chỉ là một điều kiện cần để có thể góp phần làm giảm thiểu rủi ro cho TCTD. Một yếu tố khác giữ vai trị là điều kiện đủ trong q trình giúp hạn chế rủi ro cho TCTD chính là việc khách hàng thực sự có mong muốn hồn trả nợ khi họ hồn tồn có đủ khả năng tài chính hay khơng. Rõ ràng bất cứ một TCTD nào cũng mong muốn thu hồi được khoản nợ đã cho vay liên quan đến đầu tư bất động sản theo một cách thức thuận tiện và dễ dàng nhất là sự tự nguyện trả nợ của khách hàng thay vì phải tiến hành xử lý tài sản bảo đảm là bất động sản. Thu hồi nợ thông qua xử lý tài sản bảo đảm vừa khiến TCTD mất nhiều thời

gian và công sức vừa làm cho chất lượng tín dụng ở tổ chức này cũng không được đánh giá cao, gây thiệt hại cho chính TCTD đó. Do vậy yếu tố tự nguyện thật tâm mong muốn trả nợ từ phía khách hàng đóng một vai trị khơng kém phần quan trọng trong quá trình thu hồi nợ của TCTD nhờ đó góp phần hạn chế rủi ro đối với các khoản vay này tại TCTD. Tuy nhiên đây là điều hồn tồn khơng dễ thực hiện bởi yếu tố trên là yếu tố thuộc về bản chất bên trong của từng khách hàng mà những biểu hiện bên ngồi khơng thể nào phản ánh chính xác một cách tuyệt đối. Chính vì vậy ngay cả trong trường hợp có thể đánh giá một cách chính xác về tình hình thu nhập hiện tại của khách hàng thì TCTD vẫn khó có thể đưa ra nhận xét liệu đây có phải đã thực sự là một khách hàng an toàn cho khoản vay của mình hay khơng. Có thể nhận thấy yếu tố nội tâm mong muốn hoàn trả toàn bộ khoản nợ của khách hàng đóng vai trị khơng nhỏ đến hiệu quả thu hồi nợ cho TCTD nhưng để có thể nhận biết một cách chính xác thì quả thật không phải là một điều đơn giản.

Mặc dù như đã nói ở trên khơng phải mọi biểu hiện bên ngồi của yếu tố giữ vai trò là điều kiện đủ này đều thể hiện chính xác nội dung ẩn chứa bên trong của nó nhưng điều này cũng không đồng nghĩa với việc xem xét các biểu hiện bên ngoài để đưa ra nhận xét về ý chí của khách hàng là hồn tồn sai lầm. Vì thế điều quan trọng khi xem xét những biểu hiện bên ngoài của yếu tố này chính là ở việc lựa chọn biểu hiện nào để có thể phản ánh một cách chuẩn xác nhất về nội dung bên trong của nó. Một trong những biểu hiện có thể được coi là sự thể hiện khá chính xác cho yếu tố trên chính là tồn bộ lịch sử tín dụng của khách hàng kể từ khi thiết lập quan hệ tín dụng đầu tiên cho đến thời điểm hiện tại. Chính thái độ của khách hàng trong việc trả những khoản nợ trước đây ở các TCTD khác sẽ cho thấy phần nào tâm lý của họ đối với các khoản nợ mới trong tương lai. Một khách hàng đã từng có biểu hiện chây lì khi trả nợ, thường xuyên trả lãi trễ hạn sẽ có nguy cơ tiếp tục thực hiện hành vi này cao hơn một khách hàng khác. Điều này cũng đồng nghĩa với khả năng TCTD có thể sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong quá trình thu hồi nợ đối với các khách hàng này so với những khách hàng chưa hề có biểu hiện tiêu cực như trên trong q khứ. Chính vì thế dựa vào thơng tin về tồn bộ lịch sử tín dụng của khách hàng, TCTD có thể sẽ có những nhận xét ban đầu không kém phần quan trọng để đưa ra quyết định có cho vay đối với khách hàng đó hay khơng. Do đó việc xây dựng hệ thống thơng tin về tồn bộ lịch sử tín dụng của khách hàng trong quá trình tham gia vào các mối quan hệ ở những TCTD là một việc làm cần thiết và hữu ích.

Tuy hiện nay ở nước ta đã tồn tại Trung tâm thơng tin tín dụng chịu sự quản lý của Ngân hàng Nhà nước để thông qua đó góp phần hỗ trợ thơng tin tín dụng của khách hàng cho tồn hệ thống TCTD nhưng thơng tin mà Trung tâm này cung cấp lại không phản ánh được về tồn bộ lịch sử tín dụng của khách hàng. Qua những thơng tin tín dụng được cung cấp bởi Trung tâm này thì TCTD chỉ có thể biết chính xác về các khoản nợ hiện tại của khách hàng ở những TCTD khác để từ đó có thể xem xét liệu với tình hình thu nhập hiện nay của họ thì có đủ đảm bảo khả năng trả nợ cho tổ chức mình hay khơng chứ khơng thể đưa ra một kết luận nào về các khoản nợ trước đây của khách hàng. Chính việc thiếu thơng tin về quá khứ của những khoản vay đã hoàn trả trước đây của khách hàng, đặc biệt là thái độ của họ trong quá trình trả nợ cho TCTD đã làm

Một phần của tài liệu Pháp luật về đảm bảo an toàn trong hoạt động cho vay đầu tư bất động sản của tổ chức tín dụng (Trang 52 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)