Mặc dù những quy định về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ không được ghi nhận trong Luật các TCTD năm 1997 được sửa đổi, bổ sung năm 2004 và các văn bản hướng dẫn thi hành của Ngân hàng Nhà nước nhưng thực tế đã chứng minh đây chính là những biện pháp có tác dụng hữu hiệu, góp phần khơng nhỏ đến việc bảo đảm an tồn cho TCTD. Những biện pháp này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quá trình thu hồi vốn vay khi khách hàng khơng có khả năng tài chính để thực hiện nghĩa vụ hay không thực hiện đúng nghĩa vụ như đã thoả thuận. Vì vậy, phần lớn các khoản vay hiện nay tại các TCTD đều có kèm theo biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của khách hàng. Do đó, các biện pháp này cũng nên được xem như là các biện pháp bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD bên cạnh những biện pháp đã được ghi nhận trong Luật các TCTD.
Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ thực chất chính là những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự được ghi nhận trong Bộ luật dân sự năm 2005. Điều 318 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định có bảy biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là: cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, đặt cọc, ký quỹ, ký cược, bảo lãnh và tín chấp. Theo đó, có thể chia các biện pháp bảo đảm trên thì hai loại: các biện pháp bảo đảm bằng tài sản gồm cầm cố, thế chấp, đặt cọc, ký quỹ, ký cược, bảo lãnh và biện pháp bảo đảm không bằng tài sản bao gồm bảo lãnh và tín chấp.
Trên thực tế, TCTD thường chỉ chấp nhận khách hàng vay thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tài sản mà chủ yếu là cầm cố, thế chấp và bảo lãnh. Trong đó, phần lớn tài sản bảo đảm trong các khoản vay đầu tư bất động sản cũng chính là bất động sản đã hiện hữu hay bất động sản hình thành trong giao dịch thực hiện bằng vốn vay.
Nhìn chung, dù rằng mỗi quy định về bảo đảm an toàn hoạt động cho vay xuất phát từ những mục đích cụ thể khác nhau nhưng tất cả đều hướng đến một mục đích chung thống nhất là duy trì an tồn cho hoạt động của TCTD. Đây cũng chính là những quy định trực tiếp chi phối đến quá trình quyết định cho vay đầu tư bất động sản tại TCTD bởi thực chất cho vay đầu tư bất động sản cũng được xem là một loại hình cho vay của TCTD. Tuy nhiên, xét cho cùng các hạn chế nêu trên không phải là hạn chế dành riêng cho hoạt động cho vay đầu tư bất động sản mà là hạn chế chung cho mọi
loại hình cho vay tại TCTD. Điều này có thể sẽ khiến nguy cơ rủi ro đối với hoạt động cho vay đầu tư bất động sản của TCTD tăng thêm bên cạnh những rủi ro tiềm ẩn luôn hiện hữu trong bản thân loại hình này. Vì vậy, song song với các quy định như hiện nay pháp luật cịn cần có thêm những quy định riêng biệt, cụ thể nhằm điều chỉnh một cách chặt chẽ hơn đối với hoạt động này. Tuy rằng loại hình cho vay đầu tư bất động sản chứa đựng những rủi ro đáng kể đến không riêng hoạt động của hệ thống TCTD mà còn lan rộng ảnh hưởng đến sự an toàn cho nền kinh tế nhưng bên cạnh đó, hoạt động này cũng đem lại hiệu quả tích cực khơng nhỏ đến q trình phát triển chung của kinh tế quốc gia nên việc đưa ra quy định mang tính cấm đốn đối với hoạt động này là một việc làm khơng nên thực hiện trên thực tế. Chính vì lẽ đó, u cầu đặt ra quy định pháp luật để có thể kiểm sốt và hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả tiêu cực của cho vay đầu tư bất động sản gây ra nhờ đó phát huy tối đa tác dụng tích cực mà loại hình này đem lại là một điều cần thiết cho hệ thống pháp luật trong tương lai.