Thời điểm bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố

Một phần của tài liệu Quyền của bị đơn trong tố tụng dân sự (Trang 34 - 38)

CHƯƠNG 1 QUYỀN PHẢN TỐ

1.2. Nội dung quyền phản tố

1.2.3. Thời điểm bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố

Tòa án chỉ thụ lý, giải quyết yêu cầu phản tố trong cùng vụ án do nguyên đơn khởi kiện nếu thuộc một trong ba trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 200 BLTTDS 2015. Tuy nhiên, ba điều kiện về mặt nội dung nói trên mới chỉ là điều kiện “nền tảng” để Tịa án xem xét có thụ lý hay khơng thụ lý yêu cầu phản tố. Bên cạnh điều kiện này, Tòa án còn phải xét đến các điều kiện về mặt thủ tục, chẳng hạn như thời điểm bị đơn đưa ra yêu cầu phản tố.

Theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành, thời điểm bị đơn bắt đầu có quyền đưa ra yêu cầu phản tố là: Kể từ ngày bị đơn nhận được thông báo về việc thụ lý vụ án của Tòa án (khoản 1 Điều 199 BLTTDS 2015). Và bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố cho đến trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, cơng khai chứng cứ và hịa giải (khoản 3 Điều 200 BLTTDS 2015).

Có thể nói, quy định về thời điểm bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố là một trong những quy định phản ánh rõ nét sự phát triển, từng bước hồn thiện của pháp luật tố tụng dân sự nói chung cũng như BLTTDS nói riêng trong từng thời kỳ. Trước đây, BLTTDS 2004 không quy định thời điểm bị đơn có quyền đưa ra yêu

32 Có thể thấy, các điều kiện để Tòa án thụ lý yêu cầu phản tố của bị đơn khá tương đồng với các điều kiện thụ lý yêu cầu phản tố theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự Liên bang Nga. Cụ thể, BLTTDS Liên bang Nga quy định Thẩm phán nhận đơn khởi kiện ngược lại nếu: Yêu cầu ngược lại để bù trừ với yêu cầu của nguyên đơn; Yêu cầu ngược lại được chấp nhận dẫn đến loại trừ việc chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn; Giữa yêu cầu ngược lại và yêu cầu của nguyên đơn có sự liên quan với nhau và nếu được cùng giải quyết thì sẽ thúc đẩy tiến trình giải quyết vụ án được chính xác hơn và nhanh hơn (Điều 138 BLTTDS Liên bang Nga) (Nguyễn Ngọc Khánh, Trần Văn Trung (2005), Bộ luật Tố tụng dân sự Liên bang Nga, NXB Tư pháp).

cầu phản tố, do đó, trong q trình thi hành BLTTDS 2004 đã phát sinh những bất cập liên quan đến thời điểm thực hiện quyền phản tố của bị đơn33.

Trước những quan điểm trái chiều liên quan đến thời điểm bị đơn thực hiện quyền phản tố, Luật sửa đổi, bổ sung 2011 đã quy định về thời điểm bị đơn đưa ra yêu cầu phản tố như sau: “Bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố trước khi Tòa án

ra quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm” (khoản 3 Điều 176). Như vậy, với quy

định tại Luật sửa đổi, bổ sung 2011, thời điểm bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố đã được xác định tương đối rõ ràng.

Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng đã bộc lộ hạn chế của quy định này: Một số bị đơn muốn kéo dài thời gian giải quyết vụ án đã lợi dụng khoảng thời gian từ sau khi hòa giải đến trước khi Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm để đưa ra yêu cầu phản tố. Theo quy định của Luật sửa đổi, bổ sung 2011 thì thời điểm bị đơn đưa ra yêu cầu phản tố như vậy hoàn toàn đúng quy định của pháp luật và có thể được Tịa án thụ lý. Tuy nhiên, đây là yêu cầu mới, chưa được hòa giải nên bắt buộc sau khi thụ lý yêu cầu phản tố này, Tòa án phải tiến hành hòa giải. Trong khi, Tòa án đã mở phiên họp để tiến hành hịa giải trước đó. Như vậy, với quy định của Luật sửa đổi, bổ sung 2011, Tịa án có thể phải tiến hành hòa giải nhiều lần trong các phiên hòa giải khác nhau (theo ý muốn của bị đơn). Điều này dẫn đến thời gian giải quyết vụ án bị kéo dài, gây mất thời gian, công sức, tiền bạc của các đương sự cũng như chủ thể tiến hành tố tụng, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự, nhất là đương sự có quyền lợi đối lập với bị đơn.

33 Liên quan đến thời điểm thực hiện quyền phản tố của bị đơn, do BLTTDS 2004 khơng có quy định nên có ba luồng quan điểm như sau:

Quan điểm thứ nhất cho rằng căn cứ vào quy định: “Cùng với việc phải nộp cho Tồ án văn bản ghi ý kiến của mình đối với yêu cầu của người khởi kiện thì bị đơn có quyền yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn” (khoản 1 Điều 176 BLTTDS 2004) và quy định: “Trong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày nhận được thông báo, người được thơng báo phải nộp cho Tồ án văn bản ghi ý kiến của mình đối với yêu cầu của người khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu có” (khoản 1 Điều 175 BLTTDS 2004) thì bị đơn có quyền nộp u cầu phản tố cho Tòa án trong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày nhận được thơng báo của Tịa án về việc thụ lý vụ án. Trường hợp cần gia hạn thì có thể gia hạn nhưng khơng quá mười lăm ngày. Nghĩa là thời hạn mà bị đơn đưa ra yêu cầu phản tố tối đa không quá ba mươi ngày kể từ ngày nhận được thơng báo của Tịa án về việc thụ lý vụ án.

Quan điểm thứ hai cho rằng do BLTTDS 2004 không giới hạn thời hạn tối đa để bị đơn thực hiện quyền phản tố nên trong trường hợp này có thể hiểu yêu cầu phản tố của bị đơn được thực hiện cho đến trước khi Tòa án mở phiên tòa sơ thẩm.

Quan điểm thứ ba cho rằng do BLTTDS 2004 không giới hạn thời hạn tối đa để bị đơn thực hiện quyền phản tố nên bị đơn vẫn có quyền được yêu cầu phản tố ngay cả trong phiên tòa xét xử sơ thẩm. (Nguyễn Minh Hằng, Hà Văn Nâu (2010), “Yêu cầu phản tố và thời điểm thực hiện quyền phản tố từ quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự”, Tạp chí Nghề luật, số 01, tr. 44 – 45).

Kế thừa và khắc phục hạn chế của Luật sửa đổi, bổ sung 2011, BLTTDS 2015 đã quy định cho bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố “trước thời điểm mở phiên

họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải34” thay vì

trước khi Tịa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử như trước đây. Theo quy định của BLTTDS 2015, tại phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải, mọi yêu cầu sẽ được các bên đưa ra cùng với các tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho u cầu của mình, Tịa án cũng công khai những chứng cứ đã thu thập được trong quá trình tố tụng. Đồng thời, tại phiên họp này, Tòa án tiến hành hịa giải cho các bên. Do đó, việc quy định bị đơn phải đưa ra yêu cầu phản tố trước phiên họp này giúp khắc phục hạn chế của Luật sửa đổi, bổ sung 2011, khơng cịn tình trạng Tịa án phải tiến hành hòa giải nhiều lần do bị đơn đưa ra yêu cầu phản tố. Bên cạnh đó, quy định thời hạn bị đơn đưa ra yêu cầu phản tố như BLTTDS 2015 cũng tạo điều kiện cho Tịa án có thể chủ động xem xét yêu cầu cũng như các chứng cứ chứng minh cho u cầu của các đương sự. Chính vì vậy, tác giả cho rằng sửa đổi của BLTTDS 2015 về thời điểm bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố là hợp lý.

Lưu ý rằng, mặc dù BLTTDS 2015 quy định bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải nhưng theo tác giả, cần hiểu nếu vụ án thuộc trường hợp khơng được hịa giải hoặc khơng tiến hành hịa giải được thì thời điểm bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố là trước khi mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ.

Liên quan đến thời điểm bị đơn đưa ra yêu cầu phản tố, tồn tại vấn đề như sau: Giả sử vụ án tiến hành kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, cơng khai chứng cứ và hịa giải nhiều lần thì thời điểm bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố là trước khi mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, cơng khai chứng cứ và hịa giải đầu tiên

34 Phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải là một quy định mới của BLTTDS 2015 so với BLTTDS 2004 (theo quy định của BLTTDS 2004, Tòa án chỉ tiến hành phiên họp hịa giải, khơng có phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ). Phiên họp này được mở trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, do một Thẩm phán chủ trì để tiến hành kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và tiến hành hòa giải giữa các đương sự. Khi kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ, Thẩm phán công bố tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, hỏi đương sự về những vấn đề sau đây: (i) Yêu cầu và phạm vi khởi kiện, việc sửa đổi, bổ sung, thay đổi, rút yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập; những vấn đề đã thống nhất, những vấn đề chưa thống nhất yêu cầu Tòa án giải quyết; (ii) Tài liệu, chứng cứ đã giao nộp cho Tòa án và việc gửi tài liệu, chứng cứ cho đương sự khác; (iii) Bổ sung tài liệu, chứng cứ; yêu cầu Tòa án thu thập tài liệu, chứng cứ; yêu cầu Tòa án triệu tập đương sự khác, người làm chứng và người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa; (iv) Những vấn đề khác mà đương sự thấy cần thiết (Điều 210 BLTTDS 2015).

hay trước phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, cơng khai chứng cứ và hịa giải cuối cùng? Bởi vì BLTTDS 2015 quy định bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải. Đồng thời, pháp luật tố tụng dân sự hiện hành cũng không giới hạn số lần mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, cơng khai chứng cứ và hịa giải. Điều này dẫn đến hai cách hiểu: Một là bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, cơng khai chứng cứ và hịa giải đầu tiên; Hai là bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải cuối cùng. Theo tác giả, khi ban hành văn bản hướng dẫn BLTTDS 2015, Tòa án nhân dân tối cao nên có hướng dẫn thống nhất về vấn đề này vì việc xác định thời điểm bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố là một trong các điều kiện để Tòa án quyết định có thụ lý hay khơng thụ lý u cầu phản tố để giải quyết trong cùng vụ án do nguyên đơn khởi kiện.

Việc ban hành văn bản hướng dẫn đối với nội dung này cần phải đảm bảo cân bằng giữa bảo vệ quyền lợi của các đương sự, đồng thời hạn chế đến mức tối đa việc gây khó khăn cho cơ quan tiến hành tố tụng, cũng như tiến trình giải quyết vụ án. Do đó, ý kiến tác giả cho rằng nên theo hướng bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hịa giải đầu tiên. Bởi vì mục đích của việc giới hạn thời gian bị đơn thực hiện quyền phản tố là nhằm tạo điều kiện công bằng nhất cho các bên đương sự trong việc thu thập, cung cấp chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình hay phản đối yêu cầu của đương sự khác, đảm bảo thực hiện nguyên tắc tranh tụng; đồng thời giúp cho việc giải quyết yêu cầu phản tố của Tòa án được chủ động và hợp lý hơn; tránh trường hợp bị đơn lợi dụng việc đưa ra yêu cầu phản tố để kéo dài thời gian giải quyết vụ án. Quy định này cũng góp phần tạo động lực cho bị đơn chủ động trong việc đưa ra yêu cầu phản tố.

Để quy định giới hạn thời gian đưa ra yêu cầu phản tố không làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn, theo tác giả, phải đảm bảo trước khi mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, cơng khai chứng cứ và hịa giải bị đơn biết các yêu cầu đương sự khác đưa ra cho mình và các tài liệu, chứng cứ mà các đương sự đó cung cấp. Pháp luật tố tụng dân sự hiện hành nhìn chung đã đáp ứng

được phần nào điều kiện này35. Do vậy, theo tác giả, trên cơ sở hồn thiện các quy định về cơng bố, công khai yêu cầu của các đương sự cùng với các tài liệu, chứng cứ kèm theo, bị đơn có thể chủ động đưa ra yêu cầu phản tố trước khi mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, cơng khai chứng cứ và hịa giải đầu tiên nếu như họ muốn.

Một phần của tài liệu Quyền của bị đơn trong tố tụng dân sự (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)