CHƯƠNG 2 QUYỀN YÊU CẦU ĐỘC LẬP
2.2. Nội dung quyền yêu cầu độc lập
2.2.1. Chủ thể có quyền yêu cầu độc lập và chủ thể bị yêu cầu độc lập
Thứ nhất, chủ thể có quyền yêu cầu độc lập.
Bị đơn là chủ thể có quyền yêu cầu độc lập, quyền này của bị đơn được quy định tại khoản 5 Điều 72 BLTTDS 2015 như sau: Bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu độc lập đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và yêu cầu độc lập này có liên quan đến việc giải quyết vụ án.
Vấn đề đặt ra, bị đơn có được ủy quyền cho chủ thể khác thực hiện quyền yêu cầu độc lập thay mình hay khơng? Bởi vì u cầu độc lập của bị đơn đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan về bản chất cũng là sự “khởi kiện” của bị đơn đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành, cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự không được ủy quyền cho chủ thể khác khởi kiện thay mình61.
Theo tác giả, tương tự như đã phân tích tại mục 1.2.1, quyền yêu cầu độc lập cũng như quyền phản tố của bị đơn là một trong các quyền tố tụng, pháp luật tố tụng dân sự cho phép đương sự quyền ủy quyền cho chủ thể khác tham gia tố tụng, thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng thay họ thì trong trường hợp này bị đơn có quyền ủy quyền cho chủ thể khác thực hiện quyền yêu cầu độc lập. Tuy nhiên, do tính chất quan trọng của yêu cầu độc lập (có thể làm ảnh hưởng đến phạm vi giải quyết vụ án, ảnh hưởng đến quyền lợi của các đương sự khác, nhất là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan), để thống nhất trong việc áp dụng pháp luật và thuận tiện cho bị đơn, theo tác giả, nên có hướng dẫn của Tịa án nhân dân tối cao về việc ủy quyền của bị đơn trong trường hợp này. Theo đó, trong nội dung văn bản ủy quyền, phải thể hiện rõ ý chí của bị đơn ủy quyền cho người đại diện thực hiện quyền yêu cầu độc lập thay mình.
Thứ hai, chủ thể bị yêu cầu độc lập.
Như tác giả đã trình bày ở trên, bị đơn có quyền yêu cầu độc lập, tuy nhiên, quyền này của bị đơn chỉ được thực hiện với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự là người tuy không khởi kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ được tự mình đề nghị hoặc các đương sự khác đề
61
nghị và được Tòa án chấp nhận hoặc Tòa án chủ động đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (khoản 4 Điều 68 BLTTDS 2015). Trong tố tụng dân sự, có hai loại người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan khơng có u cầu độc lập. Như vậy, có thể hiểu, bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu độc lập đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không phân biệt họ có u cầu độc lập hay khơng có u cầu độc lập.
Theo tác giả, quy định của BLTTDS hiện nay là hợp lý vì yêu cầu độc lập không giống với yêu cầu phản tố đòi hỏi chủ thể bị phản tố phải đưa ra yêu cầu với bị đơn trước đó. Yêu cầu độc lập như đã trình bày trong phần khái niệm là yêu cầu không phụ thuộc các yêu cầu khác trong cùng một vụ án, chủ thể bị yêu cầu độc lập khơng địi hỏi trước đó đã đưa ra yêu cầu với bị đơn. Và như vậy bất cứ loại người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nào đều có thể trở thành đối tượng bị yêu cầu độc lập, sự phân biệt các loại người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong trường hợp này khơng có ý nghĩa. Nhất là trong bối cảnh yêu cầu độc lập của bị đơn có liên quan đến vụ án và giúp cho việc giải quyết vụ án được triệt để, chính xác, nhanh chóng, bị đơn không phải khởi kiện một vụ án khác, Tịa án khơng phải tạm đình chỉ vụ án đang giải quyết và chờ kết quả giải quyết của vụ án khác, hay chờ bị đơn khởi kiện vụ án khác và nhập các vụ án lại với nhau.
Tuy nhiên, do pháp luật chỉ cho phép bị đơn quyền yêu cầu độc lập với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nên để thực hiện quyền này thì trước đó tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải được xác định. Giả sử bị đơn muốn đưa ra yêu cầu độc lập với chủ thể khác chưa phải là đương sự trong vụ án thì trước đó phải đề nghị Tịa án đưa họ vào tham gia với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan rồi sau đó mới có quyền yêu cầu độc lập.
Tương tự như Việt Nam, pháp luật tố tụng dân sự Vương quốc Anh cũng quy định cho bị đơn quyền đưa ra yêu cầu độc lập. Liên quan đến chủ thể bị yêu cầu độc lập, Chương 20 BLTTDS Vương quốc Anh quy định bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu bổ sung (“additional claim”) đối với chủ thể khác, chủ thể này có thể là một bên hoặc chưa phải một bên trong vụ án dân sự62.
62 Part 20 – Counterclaim and other additional claims of Civil Procedure Rules of England. (https://www.justice.gov.uk/courts/procedure-rules/civil/rules/part20, 10/6/2017).
So với quy định tại BLTTDS 2015 thì pháp luật tố tụng dân sự Vương quốc Anh dường như mở rộng chủ thể mà bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu độc lập, không chỉ đương sự mà cả chủ thể chưa phải là đương sự.
Theo tác giả, hướng quy định của BLTTDS Vương quốc Anh khá hợp lý và chúng ta có thể học hỏi vì với quy định hiện hành, nếu bị đơn muốn đưa ra yêu cầu độc lập với cơ quan, tổ chức, cá nhân chưa phải là đương sự trong vụ án thì phải thực hiện liên tiếp hai thủ tục là đề nghị Tịa án đưa người đó vào tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và đưa ra yêu cầu độc lập đối với họ. Trong khi đó, nếu như thừa nhận cho bị đơn quyền yêu cầu độc lập với chủ thể khác chưa phải đương sự trong vụ án có thể giảm bớt thủ tục tố tụng mà khơng làm mất đi bản chất vốn có của sự việc vì xét cho cùng bị đơn vẫn có thể đưa ra yêu cầu độc lập với chủ thể khác. Quy định này cũng góp phần làm giảm áp lực lên cơ quan tiến hành tố tụng khi phải xem xét quá nhiều thủ tục tố tụng.
Từ các phân tích trên, theo tác giả, có lẽ pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam cũng nên theo hướng thừa nhận cho bị đơn quyền đưa ra yêu cầu độc lập với khơng chỉ người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan mà cả chủ thể chưa phải đương sự trong vụ án nếu yêu cầu này có liên quan đến việc giải quyết vụ án và khơng gây khó khăn, làm chậm trễ quá trình giải quyết vụ án.