Thẩm quyền thụ lý yêu cầu phản tố

Một phần của tài liệu Quyền của bị đơn trong tố tụng dân sự (Trang 38 - 42)

CHƯƠNG 1 QUYỀN PHẢN TỐ

1.2. Nội dung quyền phản tố

1.2.4. Thẩm quyền thụ lý yêu cầu phản tố

Vấn đề thẩm quyền là một vấn đề quan trọng trong tố tụng dân sự, giúp xác định Tịa án có quyền thụ lý u cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân khơng, nếu có thì là Tịa án cụ thể nào. Pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam hiện hành không tách riêng quy định về thẩm quyền thụ lý yêu cầu phản tố mà dẫn chiếu áp dụng tương tự như đối với thẩm quyền thụ lý yêu cầu khởi kiện. Tuy nhiên, do thời điểm Tòa án nhận được yêu cầu phản tố của bị đơn ln ln sau thời điểm Tịa án đã thụ lý vụ án, lúc này thẩm quyền của Tòa án đã được xác định nên việc áp dụng quy định về thẩm quyền thụ lý yêu cầu khởi kiện cho thẩm quyền thụ lý yêu cầu phản tố sẽ có những điểm khơng phù hợp. Giả sử vụ án đã được xác định do Tòa án nhân dân cấp huyện thụ lý, giải quyết nhưng yêu cầu phản tố của bị đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của Tịa án nhân dân cấp tỉnh (do có liên quan đến tài sản ở nước ngoài), vậy trường hợp này Tịa án có thụ lý u cầu phản tố của bị đơn khơng, nếu có thì Tịa án nào có thẩm quyền giải quyết. Pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam hiện hành dường như chưa làm rõ được câu hỏi này. Vì vậy, tác giả cho rằng, pháp luật tố tụng dân sự cần thiết có quy định riêng, minh thị về thẩm quyền thụ lý yêu cầu phản tố.

Xem xét pháp luật một số quốc gia trên thế giới, tác giả nhận thấy điều kiện thẩm quyền được xem là một trong những điều kiện quyết định đến việc Tịa án có thụ lý hay không thụ lý đối với yêu cầu phản tố của bị đơn, bên cạnh điều kiện về nội dung yêu cầu phản tố. Chẳng hạn, BLTTDS Nhật Bản quy định:

(1) Bị đơn (chỉ được) đưa ra yêu cầu phản tố liên quan đến u cầu chính tại Tịa án đang giải quyết u cầu chính cho đến khi có phán quyết của Tịa án. Tuy nhiên, u cầu phản tố phải không thuộc một trong các trường hợp sau đây:

35

Khoản 2 Điều 72 BLTTDS 2015 quy định: Bị đơn có quyền được Tịa án thơng báo về việc bị khởi kiện. Điều 196 BLTTDS 2015 quy định: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản cho bị đơn, các đương sự, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan về việc Tòa án thụ lý vụ án.

Khoản 5 Điều 96 BLTTDS 2015 quy định: Khi giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án, đương sự đồng thời phải sao gửi tài liệu, chứng cứ đó cho các đương sự khác hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự khác. Đối với tài liệu, chứng cứ có liên quan đến bí mật nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình hoặc tài liệu, chứng cứ khơng thể sao gửi được thì phải thông báo bằng văn bản cho đương sự khác hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự khác.

(i) Yêu cầu phản tố thuộc thẩm quyền riêng của Tòa án khác (trừ trường hợp thẩm quyền được xác định bởi một thỏa thuận giữa các bên theo quy định tại Điều 11).

(ii) Việc yêu cầu phản tố sẽ làm chậm trễ quá trình tố tụng của vụ án đang giải quyết36.

Với quy định trên, có thể thấy, theo quy định của BLTTDS Nhật Bản, trường hợp yêu cầu phản tố thuộc thẩm quyền riêng biệt của Tịa án khác thì khơng được giải quyết trong cùng vụ án do nguyên đơn khởi kiện. Đây được xem là một trong hai trường hợp loại trừ khiến cho yêu cầu phản tố của bị đơn không được chấp nhận thụ lý giải quyết. Nói cách khác, điều kiện về thẩm quyền là điều kiện để Tòa án làm căn cứ xem xét việc có thụ lý hay khơng thụ lý u cầu phản tố của bị đơn.

Tương tự Nhật Bản, pháp luật Hoa Kỳ cũng xem xét đến vấn đề thẩm quyền khi quyết định có thụ lý hay khơng đối với yêu cầu phản tố. Cụ thể, BLTTDS Liên bang Hoa Kỳ quy định:

(a) Yêu cầu phản tố bắt buộc

(1) Quy định chung. Người đưa ra yêu cầu phản tố đối với bên đối phương (vào thời điểm theo quy định của pháp luật) nếu yêu cầu này:

(A) phát sinh từ giao dịch hoặc sự kiện đó là đối tượng của yêu cầu của bên đối phương; và

(B) không yêu cầu bổ sung một bên thứ ba mà tịa án khơng có thẩm quyền37.

Như vậy, nếu yêu cầu phản tố bị đơn đưa ra địi hỏi phải có sự tham gia của bên thứ ba, mà việc tham gia của bên thứ ba này dẫn đến Tòa án đã thụ lý vụ án khơng có thẩm quyền giải quyết thì yêu cầu phản tố của bị đơn không được chấp nhận giải quyết trong cùng vụ án do nguyên đơn khởi kiện.

36 Article 146 of Code of Civil Procedure of Japan: “(1) The defendant, only for the purpose of making a claim connected with the claim that is the subject matter of the principal action or with the allegations and evidence for defense, may file a counterclaim with the court where the principal action is pending, until oral argument is concluded; provided, however, that this shall not apply in the following cases:

(i) Where the claim that is the subject matter of the counterclaim is subject to the exclusive jurisdiction of another court (excluding one determined by an agreement between the parties pursuant to the provisions of Article 11).

(ii) Where the filing of a counterclaim would substantially delay the court proceedings...” (http://www.japaneselawtranslation.go.jp/law/detail/?id=2834&vm=04&re=02, 10/6/2017).

37 Rule 13 of Federal Rules of Civil Procedure of United States: (a) Compulsory Counterclaim.

(1) In General. A pleading must state as a counterclaim any claim that—at the time of its service—the pleader has against an opposing party if the claim:

(A) arises out of the transaction or occurrence that is the subject matter of the opposing party's claim; and (B) does not require adding another party over whom the court cannot acquire jurisdiction.

Bên cạnh đó, một số quốc gia tỏ ra “nới lỏng” hơn khi xem xét vấn đề về thẩm quyền. Họ không coi thẩm quyền là một điều kiện để quyết định xem có thụ lý hay không thụ lý đối với yêu cầu phản tố, thay vào đó, các quốc gia này xem xét đến khía cạnh thẩm quyền của Tịa án có bị thay đổi khơng (nếu có thì xử lý như thế nào) khi thụ lý yêu cầu phản tố của bị đơn.

BLTTDS Cộng hòa Pháp quy định: Trường hợp thẩm quyền xét xử phụ thuộc vào giá ngạch của u cầu thì Tịa án có thẩm quyền xét xử trong trường hợp tổng giá ngạch tranh chấp, trên cơ sở tổng hợp và bù trừ mọi yêu cầu: yêu cầu can thiệp dự sự, yêu cầu phản tố, yêu cầu bồi thường của các bên, thấp hơn giá ngạch thuộc phạm vi thẩm quyền của mình. Cho dù nếu chỉ tổng hợp các yêu cầu của bên

nguyên thì giá ngạch có thể vượt q phạm vi thẩm quyền của Tòa án38.

Theo quy định này của BLTTDS Cộng hịa Pháp, khi xác định Tịa án có thẩm quyền thụ lý vụ án không chỉ dựa vào yêu cầu khởi kiện ban đầu của nguyên đơn mà còn căn cứ vào các yêu cầu độc lập có trong vụ án (bao gồm cả yêu cầu phản tố). Tuy nhiên, điều này có thể dẫn đến trường hợp thẩm quyền giải quyết vụ án bị thay đổi (vì thơng thường các u cầu độc lập sẽ xuất hiện sau khi Tòa án đã thụ lý vụ án). Để giải quyết vấn đề này, BLTTDS Cộng hòa Pháp quy định:

Khi yêu cầu bổ sung vượt quá giá ngạch thẩm quyền của Tòa án, nếu một bên tranh chấp có nêu vấn đề vượt thẩm quyền, thì thẩm phán có thể chỉ quyết định về yêu cầu ban đầu của đương sự hoặc chuyển cho Tịa án có thẩm quyền xét xử u cầu bổ sung xét xử toàn bộ vụ kiện. Tuy nhiên, khi có yêu cầu phản tố đòi bồi thường thiệt hại chỉ dựa trên yêu cầu ban đầu của bên ngun thì thẩm phán vẫn có

thẩm quyền xét xử yêu cầu này mà không bị lệ thuộc vào giá trị của yêu cầu đó39.

Như vậy, theo quy định của BLTTDS Cộng hòa Pháp, nếu việc thụ lý yêu cầu phản tố của bị đơn làm vượt quá mức giá ngạch thuộc thẩm quyền của Tịa án thì Tịa án đó phải chuyển cho Tịa án khác có thẩm quyền nếu muốn yêu cầu phản tố được giải quyết trong cùng vụ án với yêu cầu ban đầu (trừ trường hợp yêu cầu phản tố đòi bồi thường thiệt hại chỉ dựa trên u cầu ban đầu của bên ngun thì Tịa án đã thụ lý vụ án ban đầu vẫn được giải quyết không bị phụ thuộc vào giá trị của yêu cầu đó).

38 Điều 37 BLTTDS Cộng hòa Pháp (Nhà pháp luật Việt - Pháp (1998), Bộ luật Tố tụng dân sự của nước

Cộng hịa Pháp, NXB Chính trị quốc gia).

39 Điều 38 BLTTDS Cộng hòa Pháp (Nhà pháp luật Việt - Pháp (1998), Bộ luật Tố tụng dân sự của nước

Cũng như BLTTDS Cộng hòa Pháp, BLTTDS Liên bang Nga quy định trong trường hợp việc thụ lý yêu cầu phản tố làm thay đổi thẩm quyền ban đầu của vụ án thì Tịa án đã thụ lý vụ án ban đầu phải chuyển vụ án cho Tịa án có thẩm quyền giải quyết40.

Có thể nói, dù theo hướng nào thì các quốc gia nói trên đều chú trọng vấn đề thẩm quyền của Tòa án trong trường hợp bị đơn đưa ra yêu cầu phản tố. Điều này ít nhiều cho thấy tính chất quan trọng của vấn đề thẩm quyền. Chúng ta cũng biết sở dĩ vấn đề thẩm quyền của Tòa án được đặt ra trong tố tụng dân sự bên cạnh xuất phát từ mục đích tạo thuận lợi cho đương sự trong việc tham gia tố tụng, cho Tòa án trong việc thụ lý và giải quyết vụ việc dân sự còn thể hiện quyền hạn xét xử của cơ quan Tòa án với các cơ quan, tổ chức khác khơng phải Tịa án, quyền hạn xét xử của các Tòa án khác nhau trong hệ thống Tịa án. Chính vì vậy, nếu khơng xem xét thỏa đáng vấn đề thẩm quyền sẽ dẫn đến phá vỡ trật tự trong tổ chức bộ máy Nhà nước nói chung, trong hệ thống xét xử của Tịa án nói riêng. Cùng với đó, có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng xét xử, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự trong vụ án. Do vậy, việc bổ sung quy định về thẩm quyền của Tòa án khi khi bị đơn đưa ra yêu cầu phản tố là cần thiết.

Cụ thể, theo tác giả, cần bổ sung vào Điều 202 BLTTDS 2015 khoản 2 với nội dung như sau:

2. Tòa án đang giải quyết vụ án thụ lý yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập khi yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập thuộc thẩm quyền giải quyết của Tịa án đó theo quy định của Bộ luật này.

Trường hợp yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập không thuộc thẩm quyền của Tòa án đang giải quyết vụ án mà thuộc thẩm quyền của cơ quan, tổ chức khác thì Tịa án khơng thụ lý, trả lại yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập.

Trường hợp yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập không thuộc thẩm quyền của Tòa án đang giải quyết vụ án nhưng thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác thì Tịa án đã nhận u cầu phản tố, yêu cầu độc lập phải chuyển đơn yêu cầu cho Tịa án có thẩm quyền nếu Tịa án có thẩm quyền là Tịa án cấp cao hơn. Trường

40 Khoản 3 Điều 23 BLTTDS Liên bang Nga: Trong trường hợp nhập một số yêu cầu có liên quan với nhau, hoặc trong trường hợp thay đổi đối tượng tranh chấp hoặc phản tố, nếu như có yêu cầu mới thuộc thẩm quyền xét xử của Tịa án quận khác, có u cầu vẫn thuộc thẩm quyền xét xử của Thẩm phán hịa giải thì tất cả những u cầu đó do Tịa án quận giải quyết. Trong trường hợp nếu thẩm quyền xét xử thay đổi trong q trình Thẩm phán hịa giải giải quyết vụ án, Thẩm phán hòa giải ra quyết định chuyển vụ án cho Tòa án quận để giải quyết (Nguyễn Ngọc Khánh, Trần Văn Trung (2005), Bộ luật Tố tụng dân sự Liên bang Nga, NXB Tư pháp).

hợp yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập thuộc thẩm quyền của Tòa án cùng cấp với Tịa án đang giải quyết vụ án thì Tịa án đang giải quyết vụ án tiếp tục thụ lý và giải

quyết yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập41.

Một phần của tài liệu Quyền của bị đơn trong tố tụng dân sự (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)