CHƯƠNG 2 QUYỀN YÊU CẦU ĐỘC LẬP
2.2. Nội dung quyền yêu cầu độc lập
2.2.3. Thời điểm bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu độc lập
Theo khoản 1 Điều 199 BLTTDS 2015, “trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày
nhận được thông báo, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải nộp cho Tòa án văn bản ghi ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn và tài liệu, chứng cứ kèm theo, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập (nếu có)”. Tuy nhiên, do chủ
thể bị đơn đưa ra yêu cầu độc lập là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nên trước khi bị đơn thực hiện quyền yêu cầu độc lập phải tồn tại chủ thể người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Nói cách khác, bị đơn chỉ được thực hiện quyền yêu cầu độc lập khi tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được xác định. Giả sử sau khi Tòa án thụ lý vụ án, nguyên đơn hoặc bị đơn mới đề nghị Tòa án triệu tập một chủ thể nào đó tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì thực tế thời điểm bị đơn bắt đầu có thể thực hiện quyền đưa ra yêu cầu độc lập không thể trước thời điểm Tịa án xác định chủ thể đó là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Như vậy, thời điểm bị đơn có thể thực hiện quyền yêu cầu độc lập đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bắt đầu kể từ ngày bị đơn nhận được Thông báo thụ lý vụ án hoặc kể từ ngày Tịa án chấp nhận đưa người có quyền lợi, nghĩa
65
vụ liên quan vào tham gia tố tụng tùy thuộc vào thời điểm tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan được xác định cùng hay sau khi Tòa án thụ lý vụ án.
Về thời điểm kết thúc thời hạn bị đơn có quyền yêu cầu độc lập. Pháp luật tố tụng dân sự hiện hành khơng quy định bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu độc lập cho đến thời điểm nào. Tác giả cho rằng đây là một thiếu sót của BLTTDS 2015. Bởi vì việc khơng quy định thời điểm kết thúc thời hạn bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu độc lập có thể dẫn đến cách hiểu: Bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu độc lập trong mọi thời điểm của quá trình tố tụng. Điều này khơng hợp lý, bị đơn có thể lạm dụng quy định của pháp luật khiến cho thời gian giải quyết vụ án bị kéo dài, đồng thời cũng gây khó khăn cho Tịa án khi giải quyết vụ án, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự khác. Chẳng hạn, tại phiên tòa xét xử sơ thẩm, bị đơn mới đưa ra yêu cầu độc lập đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì lúc này Tòa án phải quay ngược trở lại giai đoạn chuẩn bị xét xử để tiến hành hòa giải đối với yêu cầu này (nếu yêu cầu không thuộc trường hợp khơng được hịa giải), cho các đương sự (đặc biệt là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan) thời gian để có ý kiến, thu thập tài liệu, chứng cứ đối với yêu cầu độc lập của bị đơn.
Liên quan đến thời điểm cuối cùng trong thời hạn bị đưa ra yêu cầu độc lập, theo tác giả yêu cầu độc lập của bị đơn cũng tương tự như yêu cầu phản tố của bị đơn hay yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, đều là yêu cầu độc lập với yêu cầu khởi kiện, các yêu cầu này có thể tách riêng để giải quyết trong một vụ án khác, vì vậy, quy định về thời điểm đưa ra các yêu cầu này cũng nên tương đồng với nhau. Theo đó, cần thiết có quy định bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu độc lập trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cập, công khai chứng cứ và hịa giải. Bởi vì theo quy định của BLTTDS 2015, tại phiên họp này, Thẩm phán chủ trì sẽ hỏi đương sự về các yêu cầu họ đưa ra, tiến hành kiểm tra chứng cứ của các bên cũng như chứng cứ Tòa án thu thập được và tiến hành hòa giải. Như vậy, trong phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải, tất cả các yêu cầu trong vụ án, cùng với tài liệu, chứng cứ phải được công khai66 và được Tòa án tiến hành hòa giải.
Nếu cho phép bị đơn đưa ra yêu cầu độc lập tại phiên họp thì các đương sự khác, nhất là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan sẽ bị động trong việc đưa ra lập
66 Trừ tài tài liệu, chứng cứ có liên quan đến bí mật nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc, bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình theo u cầu chính đáng của đương sự nhưng phải thơng báo cho đương sự biết những tài liệu, chứng cứ không được công khai (khoản 2 Điều 109 BLTTDS 2015).
luận, cung cấp chứng cứ phản hồi lại yêu cầu của bị đơn. Có thể trường hợp này Tịa án phải hỗn phiên hịa giải để cho người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thời gian thu thập tài liệu, chứng cứ đối với yêu cầu độc lập bị đơn đưa ra mới đảm bảo được quyền lợi cho họ.
Trường hợp cho phép bị đơn đưa ra u cầu độc lập sau phiên họp thì Tịa án phải mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải khác (hoặc phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ) để cơng khai chứng cứ và hịa giải đối với u cầu đó. Điều này làm kéo dài q trình giải quyết vụ án (không loại trừ trường hợp bị đơn cố ý đưa ra yêu cầu sau khi phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải đã diễn ra để trì hỗn), làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các đương sự khác.
Vì vậy, thiết nghĩ thời điểm bị đơn đưa ra yêu cầu độc lập phải trước khi mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, cơng khai chứng cứ và hịa giải là hợp lý, vừa đảm bảo quyền đưa ra yêu cầu độc lập của bị đơn, vừa đảm bảo quá trình giải quyết vụ án không bị kéo dài do bị đơn lạm dụng quyền, đồng thời tạo thuận lợi cho cơ quan Tịa án khi tiến hành tố tụng, và khơng làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các đương sự khác. Hơn nữa, quy định như vậy cũng đảm bảo sự công bằng giữa các đương sự của vụ án trong bối cảnh họ thực hiện một hành vi tố tụng tương tự, cụ thể ở đây là giữa bị đơn đưa ra yêu cầu độc lập, bị đơn đưa ra yêu cầu phản tố và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đưa ra yêu cầu độc lập.
Tóm lại, theo tác giả, về thời điểm bị đơn đưa ra yêu cầu độc lập với người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, cần thiết phải có quy định: Bị đơn có quyền đưa ra
yêu cầu độc lập với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, cơng khai chứng cứ và hịa giải.
Bên cạnh đó, do pháp luật tố tụng dân sự hiện nay không hạn chế số lần mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải nên để rõ ràng và thống nhất trong áp dụng, cần có hướng dẫn cụ thể trong trường hợp Tịa án hòa giải nhiều lần thì thời điểm cuối cùng bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu độc lập với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là khi nào. Như đã phân tích trong mục 1.2.3, tác giả cho rằng, sẽ hợp lý hơn khi quy định bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu độc lập với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải đầu tiên.