Điều kiện của yêu cầu độc lập

Một phần của tài liệu Quyền của bị đơn trong tố tụng dân sự (Trang 59 - 62)

CHƯƠNG 2 QUYỀN YÊU CẦU ĐỘC LẬP

2.2. Nội dung quyền yêu cầu độc lập

2.2.2. Điều kiện của yêu cầu độc lập

Vụ án dân sự phát sinh trên cơ sở yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn. Giải quyết vụ án dân sự về cơ bản là giải quyết tranh chấp đang tồn tại giữa nguyên đơn với bị đơn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bên cạnh yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, Toà án cũng thụ lý và giải quyết các yêu cầu của các đương sự khác nếu việc thụ lý, giải quyết này khơng gây ảnh hưởng đến q trình giải quyết vụ án, đến quyền lợi của nguyên đơn, bị đơn. Chẳng hạn như yêu cầu độc lập của bị đơn, mặc dù chủ thể của yêu cầu là bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, nhưng trong trường hợp yêu cầu này đáp ứng được điều kiện pháp luật quy định thì Tịa án chấp nhận giải quyết trong cùng vụ án do nguyên đơn khởi kiện.

Theo khoản 5 Điều 72 BLTTDS 2015, Tòa án thụ lý yêu cầu độc lập của bị đơn với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nếu “có liên quan đến việc giải quyết vụ án”. Tuy nhiên, như thế nào là có liên quan đến việc giải quyết vụ án thì

pháp luật tố tụng dân sự khơng có quy định cụ thể. Hơn nữa, trong khi BLTTDS 2015 dành hẳn một điều luật quy định về các điều kiện để Tòa án thụ lý yêu cầu

phản tố của bị đơn63, yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan64, thì đối với yêu cầu độc lập của bị đơn, BLTTDS 2015 không đưa ra điều kiện cụ thể nào (ngoài quy định yêu cầu độc lập của bị đơn phải liên quan đến việc giải quyết vụ án như đã nêu trên). Chính điều này đã gây khó khăn khi áp dụng pháp luật vào thực tiễn xét xử.

Thiết nghĩ, cần phải có quy định cụ thể về điều kiện Tòa án thụ lý yêu cầu độc lập của bị đơn để tạo cơ sở pháp lý cho bị đơn có thể thực hiện quyền đưa ra yêu cầu độc lập trên thực tế, đồng thời để Tịa án khơng tùy tiện trong xem xét, thụ lý yêu cầu độc lập của bị đơn. Cụ thể, tác giả đưa ra một số kiến nghị về điều kiện của yêu cầu độc lập như sau:

Thứ nhất, yêu cầu bị đơn đưa ra phải là yêu cầu độc lập.

Theo đó, yêu cầu độc lập của bị đơn đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải không phụ thuộc vào các yêu cầu khác trong vụ án, bị đơn hồn tồn có thể khởi kiện một vụ án khác để giải quyết yêu cầu này. Trường hợp bị đơn đưa ra ý kiến để phản hồi lại yêu cầu của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì đây khơng phải là u cầu độc lập.

Thứ hai, để yêu cầu độc lập của bị đơn được Tòa án thụ lý giải quyết trong

cùng vụ án do nguyên đơn khởi kiện thì yêu cầu độc lập này phải đáp ứng được một số điều kiện nhất định. Bởi vì, bị đơn có thể đưa ra nhiều yêu cầu độc lập với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, nếu thụ lý tất cả các yêu cầu độc lập của bị đơn có thể dẫn đến làm phức tạp quá trình giải quyết vụ án, ảnh hưởng đến quyền lợi của các đương sự khác, nhất là nguyên đơn. Vì vậy, để được Tòa án thụ lý, yêu cầu độc lập của bị đơn phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau đây:

Một là, yêu cầu độc lập phải có liên quan đến vụ án đang giải quyết. Như đã nói ở trên, xét cho cùng, vụ án dân sự được phát sinh bởi yêu cầu khởi kiện và trước hết để giải quyết tranh chấp giữa nguyên đơn và bị đơn. Do đó, để có thể được giải quyết trong cùng một vụ án do nguyên đơn khởi kiện thì yêu cầu độc lập này phải có liên quan đến nội dung vụ án đó. Vậy “có liên quan” được hiểu như thế nào? Theo tác giả, trường hợp này, có thể hiểu yêu cầu độc lập bị đơn đưa ra phải có mối quan hệ nhất định đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn. Chẳng hạn yêu cầu độc lập của bị đơn cùng góp phần làm rõ quan hệ pháp luật mà các bên đang tranh chấp hoặc liên quan đến đối tượng tranh chấp trong vụ án.

63 Khoản 3 Điều 200 BLTTDS 2015.

64

Ví dụ: Bà L khởi kiện bà O ra tòa yêu cầu bà O trả 4 triệu đồng tiền vay và 1 triệu đồng tiền lãi (bà L là nguyên đơn, bà O là bị đơn). Tuy nhiên, bà O cho rằng bà O, bà L và bà H đã thỏa thuận với nhau chuyển quyền nhận tiền trả nợ từ bà L sang bà H. Bà O đã thực hiện nghĩa vụ trả nợ với bà H (bà H là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan khơng có u cầu độc lập). Nay bà L kiện đòi bà O cho nên bà O yêu cầu bà H trả lại số tiền mà bà O đã trả.

Lưu ý rằng, yêu cầu độc lập của bị đơn có liên quan đến yêu cầu khởi kiện không đồng nghĩa với việc yêu cầu độc lập phải cùng một quan hệ pháp luật với yêu cầu khởi kiện, hai quan hệ pháp luật này có thể khác nhau nhưng cùng giúp cho việc giải quyết toàn diện vụ án do nguyên đơn khởi kiện.

Ví dụ: A khởi kiện B u cầu ly hơn khơng u cầu chia tài sản chung (vì cho rằng A và B khơng có tài sản chung). B có u cầu chia tài sản chung của hai vợ chồng là số nữ trang hai vợ chồng được cha mẹ hai bên cho trong ngày cưới (số nữ trang này hiện đang do bà C là mẹ của A quản lý). Tòa án đã thụ lý yêu cầu của B và triệu tập bà C tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Tuy nhiên, bà C khẳng định bà không giữ số nữ trang này. B đưa ra yêu cầu độc lập đòi bà C phải trả số nữ trang của hai vợ chồng.

Trong ví dụ trên, yêu cầu khởi kiện là ly hôn, yêu cầu độc lập của bị đơn đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là đòi tài sản, hai yêu cầu này khơng cùng loại nhưng có liên quan với nhau, việc thụ lý, giải quyết yêu cầu độc lập của bị đơn sẽ giúp yêu cầu ly hôn của A được giải quyết triệt để.

Hai là, yêu cầu độc lập được giải quyết trong cùng một vụ án làm cho việc giải quyết vụ án được chính xác, triệt để và nhanh hơn. Nếu như điều kiện yêu cầu độc lập của bị đơn phải có liên quan đến vụ án là điều kiện cần thì điều kiện làm cho vụ án được giải quyết chính xác, triệt để và nhanh hơn là điều kiện đủ. Như trong hai ví dụ nêu trên, yêu cầu của bà O, bà B liên quan chặt chẽ đến yêu cầu khởi kiện trong vụ án, do đó, việc thụ lý, giải quyết yêu cầu độc lập này sẽ giúp vụ án được giải quyết một cách tồn diện, triệt để. Nếu khơng chấp nhận giải quyết yêu cầu của bà O, bà B trong cùng vụ án đang giải quyết sẽ dẫn đến trường hợp bị đơn phải khởi kiện một vụ án khác, Tịa án có thể phải tạm đình chỉ giải quyết một vụ án để chờ kết quả giải quyết của vụ án còn lại hoặc chờ sau khi thụ lý vụ án do bị đơn khởi kiện và nhập hai vụ án lại với nhau.

Tuy nhiên, giả sử yêu cầu độc lập của bị đơn đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có liên quan đến vụ án, nhưng nếu thụ lý, giải quyết yêu cầu này sẽ

làm cho việc giải quyết vụ án phức tạp, khó khăn hơn, mất nhiều thời gian của của các bên thì Tịa án khơng nên thụ lý. Vì như vậy việc thực hiện quyền của bị đơn sẽ làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự khác trong vụ án. Điều này không đúng với tinh thần của Hiến pháp 2013 đề ra: “Việc thực hiện quyền con người, quyền cơng dân khơng được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc,

quyền và lợi ích hợp pháp của người khác”65.

Tóm lại, theo tác giả, có thể bổ sung vào BLTTDS 2015 một điều luật về Quyền yêu cầu độc lập của bị đơn, trong đó có nội dung quy định về các điều kiện để Tòa án thụ lý yêu cầu độc lập như sau:

Yêu cầu độc lập của bị đơn đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan được chấp nhận khi có các điều kiện sau đây:

a. Phải là yêu cầu độc lập;

b. Có liên quan đến việc giải quyết vụ án;

c. Giải quyết yêu cầu độc lập của bị đơn trong cùng vụ án làm cho việc giải quyết vụ án được chính xác, triệt để và nhanh hơn.

Một phần của tài liệu Quyền của bị đơn trong tố tụng dân sự (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)