Thẩm quyền thụ lý yêu cầu độc lập

Một phần của tài liệu Quyền của bị đơn trong tố tụng dân sự (Trang 65 - 66)

CHƯƠNG 2 QUYỀN YÊU CẦU ĐỘC LẬP

2.2. Nội dung quyền yêu cầu độc lập

2.2.4. Thẩm quyền thụ lý yêu cầu độc lập

Tương tự như yêu cầu phản tố, thời điểm Tòa án nhận được yêu cầu độc lập của bị đơn với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan ln luôn sau thời điểm thụ lý vụ án, nghĩa là thẩm quyền giải quyết vụ án đã được xác định. Do đó, việc xác định thẩm quyền giải quyết yêu cầu độc lập vừa phải đảm bảo nguyên tắc về xác định thẩm quyền theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự, vừa phải cân nhắc đến thẩm quyền của vụ án đã được xác định trước đó. Xuất phát từ nguyên nhân này mà việc xác định thẩm quyền thụ lý yêu cầu độc lập có những điểm khác biệt so với xác định thẩm quyền thụ lý yêu cầu khởi kiện. Tuy nhiên, pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam hiện hành khơng có quy định riêng về xác định thẩm quyền thụ lý yêu cầu độc lập mà quy định áp dụng tương tự như đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn. Điều này có thể dẫn đến việc Tịa án thụ lý sai thẩm quyền hoặc các Tòa án khác nhau có sự áp dụng pháp luật khơng giống nhau, dẫn đến tranh chấp về thẩm quyền, làm kéo dài thời gian giải quyết vụ án, ảnh hưởng đến quyền lợi của các chủ thể tham gia tố tụng, mà trực tiếp nhất là các đương sự.

Chẳng hạn vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp huyện nhưng yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án cấp tỉnh (tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp ra nước ngồi...) thì Tịa án có chấp nhận thụ lý yêu cầu độc lập đó khơng? Nếu chấp nhận thì Tịa án cấp huyện đang giải quyết vụ án tiếp tục thụ lý yêu cầu độc lập hay phải chuyển toàn bộ hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp tỉnh?

Tác giả cho rằng, cần thiết bổ sung quy định về thẩm quyền thụ lý yêu cầu độc lập của bị đơn đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nói riêng, cũng như thẩm quyền thụ lý đối với các yêu cầu độc lập mà đương sự đưa ra sau thời điểm Tòa án thụ lý vụ án (bao gồm cả yêu cầu phản tố của bị đơn, yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập). Cụ thể, cần bổ sung vào Điều 202 BLTTDS 2015 khoản 2 với nội dung như sau:

2. Tòa án đang giải quyết vụ án thụ lý yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập khi yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập thuộc thẩm quyền giải quyết của Tịa án đó theo quy định của Bộ luật này.

Trường hợp yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập không thuộc thẩm quyền của Tòa án đang giải quyết vụ án mà thuộc thẩm quyền của cơ quan, tổ chức khác thì Tịa án khơng thụ lý, trả lại u cầu phản tố, yêu cầu độc lập.

Trường hợp yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập không thuộc thẩm quyền của Tòa án đang giải quyết vụ án nhưng thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác thì Tịa án đã nhận u cầu phản tố, yêu cầu độc lập phải chuyển đơn yêu cầu cho Tịa án có thẩm quyền nếu Tịa án có thẩm quyền là Tịa án cấp cao hơn. Trường hợp yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập thuộc thẩm quyền của Tòa án cùng cấp với Tịa án đang giải quyết vụ án thì Tịa án đang giải quyết vụ án tiếp tục thụ lý và giải quyết yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập.

Một phần của tài liệu Quyền của bị đơn trong tố tụng dân sự (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)