1.4. Lƣợc sử về sự hình thành và phát triển các quy định về ngƣời đại diện
1.4.3. Giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám 1945
Trƣớc thời Pháp thuộc, pháp luật Việt Nam dƣờng nhƣ khơng có sự phân biệt
rạch rịi giữa dân sự và hình sự, cơ quan tài phán và cơ quan quản lý. Các tranh chấp về dân sự đƣợc giải quyết bởi ngƣời đứng đầu bộ máy cai trị các cấp theo các quy tắc chung về tố tụng đƣợc thiết lập để giải quyết các việc kiện cáo trong dân. Dƣới thời
Lê (1428 – 1788) các quy định này đƣợc ghi nhận trong Quốc triều Hình luật (1483)
và Quốc triều khám tụng điều lệ (1777).Đến thời Nguyễn (1802 – 1858 và 1858 –
1945) các quy định này tiếp tục đƣợc kế thừa trong bộ Hoàng Việt luật lệ (1812). Do
chịu ảnh hƣởng sâu sắc của nho giáo nên pháp luật về tố tụng trong thời kỳ này đã
hạn chế quyền đi kiện của một số thành viên trong gia đình.
Việc nghiên cứu cho thấy các quy định về thủ tục tố tụng dân sự với tƣ cách là một thủ tục tố tụng riêng biệt có lẽ chỉ chính thức đƣợc du nhập vào miền Nam Việt
Nam dƣới thời Pháp thuộc bằng Nghị định 16/3/1910. Tiếp theo đó là Bộ dân sự tố
tụng Bắc ban hành năm 1917 và Bộ Hộ sự thƣơng sự tố tụng Trung Việt năm 1942,
áp dụng tại Bắc Kỳ và Trung Kỳ. BLDS Bắc kỳ và Dân luật Trung Kỳ quy định:
hại do những người mà mình phải bảo lãnh hay do những vật mình phải trơng coi nữa”.
Đoạn điều luật trên quy định về nguyên tắc chịu trách nhiệm dân sự của ngƣời
giám hộ (bảo lãnh) nếu ngƣời đƣợc giám hộ gây thiệt hại, vì ngƣời giám hộ không
thực hiện tốt nghĩa vụ giám hộ của mình nên phải chịu thay cho ngƣời đƣợc giám hộ.
Có thể nhận xét rằng các quy định về tố tụng dân sự của Việt Nam dƣới thời Pháp
thuộc đƣợc xây dựng trên cơ sở tham chiếu và giản lƣợc các quy định của BLTTDS
Pháp 1807 cho phù hợp với đời sống của ngƣời dân bản địa. Do vậy, các quy định về
tố tụng dân sự trong những bộ luật này chịu nhiều ảnh hƣởng của pháp luật tố tụng
dân sự Pháp.