Điều kiện về chủ thể

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đại diện theo pháp luật của đương sự trong tố tụng dân sự Việt Nam (Trang 51 - 57)

2.2. Các quy định về điều kiện của ngƣời đại diện theopháp luật của đƣơng sự

2.2.2. Điều kiện về chủ thể

Để trở thành ngƣời đại diện theo pháp luật của đƣơng sự trong tố tụng dân sự thì

chủ thể làm đại diện phải là ngƣời đáp ứng những điều kiện sau:

+ Đại diện theo pháp luật đối với cá nhân

Ngƣời đại diện phải là cá nhân, có năng lực hành vi dân sự. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì ngƣời đại diện theo pháp luật đƣợc quy định trong pháp luật dân

sự là đại diện theo pháp luật của đƣơng sự trong tố tụng dân sự, trừ những trƣờng hợp bị hạn chế quyền đại diện theo quy định của pháp luật. Vì vậy, để trở thành ngƣời đại diện

theo pháp luật trong tố tụng dân sự thì trƣớc hết chủ thể đó phải thỏa mãn điều kiện để

trở thành ngƣời đại diện theo pháp luật trong dân sự.

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 134 BLDS năm 2015 thì ngƣời đại diện phải là có năng lực pháp luật dân sự và lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự đƣợc xác lập, thực hiện. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là “Năng lực pháp luật dân sự

của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự”. Năng lực

hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực

hiện quyền, nghĩa vụ dân sự. Theo quy định của BLDS năm 2015 thì ngƣời có đầy đủ

năng lực hành vi dân sự là ngƣời từ đủ 18 tuổi trở nên, khơng bị Tịa án tun bố bị mất

hay hạn chế năng lực hành vi dân sự, đồng thời cá nhân đó phải có đầy đủ tƣ cách chủ thể, toàn quyền tham gia vào quan hệ dân sự với tƣ cách là chủ thể độc lập và tự chịu trách nhiệm về những hành vi do họ thực hiện, họ chỉ bị mất năng lực hành vi hoặc bị

hạn chế năng lực hành vi khi có quyết định của Tòa án về việc hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự. Sở dĩ pháp luật quy định nhƣ vậy bởi khi cá nhân có đầy đủ các điều kiện trên thì mới đảm bảo đƣợc tốt quyền lợi cho đƣơng sự đƣợc đại diện.

BLTTDS năm 2004 sửa đổi bổ sung năm 2011 chỉ quy định ngƣời đại diện phải là cá nhân, nhƣng Điều 85 BLTTDS năm 2015 đã bổ sung một chủ thể khác cũng đƣợc làm đại diện theo pháp luật đó là pháp nhân. Cơ quan, tổ chức khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời khác cũng là ngƣời đại diện theo pháp luật trong tố tụng

dân sự của đƣơng sự đƣợc bảo vệ: Cơ quan quản lý nhà nƣớc về gia đình, Cơ quan

quản lý nhà nƣớc về trẻ em, Hội Liên hiệp phụ nữ trong phạm vi nhiệm vụ quyền hạn của mình mà khởi kiện vụ án về hơn nhân gia đình thì các chủ thể này có thể đƣợc xác định là ngƣời đại diện của đƣơng sự. Ngoài ra, Tổ chức đại diện tập thể lao động là ngƣời đại diện theo pháp luật cho tập thể ngƣời lao động khởi kiện vụ án lao động,

tham gia tố tụng tại Tịa án khi quyền, lợi ích hợp pháp của tập thể ngƣời lao động bị

xâm phạm.

Điều 69 BLTTDS năm 2015 quy định về năng lực pháp luật và năng lực hành

vi của chủ thể: “Năng lực pháp luật tố tụng dân sự là khả năng có các quyền, nghĩa

vụ trong tố tụng dân sự do pháp luật quy định. Mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực pháp luật tố tụng dân sự như nhau trong việc yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Năng lực hành vi tố tụng dân sự là khả năng tự mình

thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia tố tụng dân sự”.Theo quy định trong trƣờng hợp đƣơng sự là ngƣời khơng có năng

lực hành vi tố tụng dân sự thì ngƣời đại diện theo pháp luật có tồn quyền khởi kiện

để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho ngƣời đƣợc đại diện kể cả quan hệ về nhân thân. Trong trƣờng hợp này, bản án phải ghi rõ ngƣời đƣợc đại diện là nguyên đơn, còn ngƣời thực hiện hành vi khởi kiện vì lợi ích của ngun đơn phải ghi họ là ngƣời đại diện cho nguyên đơn, chứ không phải là nguyên đơn. Ngƣời từ đủ mƣời lăm tuổi đến chƣa đủ mƣời tám tuổi trong quan hệ đại diện đƣợc chia làm hai trƣờng hợp:

Thứ nhất, vì năng lực hành vi dân sự của những chủ thể này chƣa đầy đủ nên

năng lực hành vi tố tụng dân sự cũng khơng đầy đủ. Vì vậy, pháp luật quy định việc

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ tại Tịa án do ngƣời đại diện hợp pháp của họ thực hiện là hợp lý.

Thứ hai, “Đương sự là người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi

đã tham gia lao động theo hợp đồng lao động hoặc dân sự bằng tài sản riêng của mình được tự mình tham gia tố tụng về những việc có liên quan đến quan hệ lao động

hoặc quan hệ dân sự đó”. Khi rơi vào trƣờng hợp này, họ có thể độc lập tham gia

quan hệ tố tụng dân sự mà không cần đến sự thay mặt của ngƣời đại diện. Nếu có trƣờng hợp, những chủ thể này khởi kiện trong các quan hệ nói trên thì họ có quyền độc lập tham gia tố tụng với tƣ cách là nguyên đơn. Tuy nhiên, trƣờng hợp này, Tịa án vẫn có quyền triệu tập ngƣời đại diện hợp pháp của họ tham gia tố tụng. Đối với

những việc khác, việc thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đƣơng sự tại Tòa

án do ngƣời đại diện hợp pháp của họ thực hiện.

Ví dụ: Hƣng mƣời sáu tuổi ký hợp đồng lao động với một cơng ty may mặc. Sau đó cơng ty này sa thải Hƣng. Hƣng cho rằng cơng ty sa thải mình mà khơng có lý do chính đáng là trái với pháp luật nên khởi kiện ra Tòa án. Lúc này Hƣng có thể tự mình đứng ra khởi kiện với tƣ cách là nguyên đơn, không cần thông qua hành vi của ngƣời đại diện. Tuy nhiên, nếu thấy cần thiết nhằm bảo vệ lợi ích của Hƣng Tịa án vẫn có quyền triệu tập ngƣời đại diện hợp pháp của chủ thể này để tham gia tố tụng.

Đối với ngƣời bị Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự, ngƣời đại

diện của họ trong các giao dịch dân sự do Tòa án chỉ định sẽ là đại diện hợp pháp khi tham gia tố tụng dân sự, nếu chủ thể đại diện này không rơi vào một trong những trƣờng hợp không đƣợc đại diện đƣợc quy định tại Điều 87 BLTTDS năm 2015. Nếu

thuộc trƣờng hợp cấm làm ngƣời đại diện thì Tịa án sẽ chỉ định ngƣời khác làm đại diện cho ngƣời bị hạn chế năng lực hành vi. Đây là trƣờng hợp một chủ thể bị hạn chế năng lực hành vi dân sự trƣớc khi tham gia tố tụng. Trƣờng hợp nếu khi tham gia tố tụng mà một chủ thể bị Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự thì Tịa án sẽ chỉ định ngƣời đại diện cho ngƣời này, thay mặt ngƣời này tham gia tố tụng.

Ngƣời giám hộ sẽ là một trong những ngƣời có quyền đại diện theo pháp luật đối với ngƣời đƣợc giám hộ. Theo quy định tại khoản 1 Điều 86 BLTTDS năm 2015 thì ngƣời đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự thực hiện các quyền, nghĩa vụ

năm 2015 nếu đƣơng sự là ngƣời chƣa đủ 16 tuổi hoặc ngƣời mất năng lực hành vi dân sự thì việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho những ngƣời này tại Tòa án do ngƣời đại diện hợp pháp của họ thực hiện. Vì vậy, nếu pháp luật khơng cấm thì ngƣời đại diện theo pháp luật có tồn quyền khởi kiện để bảo vệ quyền lợi cho ngƣời đƣợc đại diện, kể cả về quan hệ nhân thân. Trong trƣờng hợp này, trong bản án phải ghi rõ ngƣời đƣợc đại diện là nguyên đơn, còn ngƣời đã thực hiện hành vi khởi kiện vì lợi ích của ngun đơn thì phải ghi họ là ngƣời đại diện cho nguyên đơn.

Ngƣời chƣa thành niên dƣới 15 tuổi gây thiệt hại mà cịn cha, mẹ thì ngƣời bị

thiệt hại có quyền kiện cha mẹ của ngƣời gây thiệt hại; cha, mẹ sẽ là bị đơn của vụ

kiện và phải bồi thƣờng toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha mẹ không đủ để bồi thƣờng mà con chƣa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thƣờng phần cịn thiếu. Ngƣời từ đủ 15 tuổi đến chƣa đủ 18 tuổi gây thiệt hại thì phải

bồi thƣờng bằng tài sản của mình; nếu khơng đủ tài sản để bồi thƣờng thì cha, mẹ

phải bồi thƣờng phần cịn thiếu bằng tài sản của mình. Ngƣời chƣa thành niên, ngƣời mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại mà có ngƣời giám hộ thì ngƣời bị thiệt hại

có quyền kiện ngƣời giám hộ yêu cầu bồi thƣờng thiệt hại cho mình. Ngƣời giám hộ đó đƣợc dùng tài sản của ngƣời đƣợc giám hộ để bồi thƣờng; nếu ngƣời đƣợc giám

hộ khơng có tài sản hoặc khơng đủ tài sản để bồi thƣờng thì ngƣời giám hộ phải bồi

thƣờng bằng tài sản của mình. Ngƣời giám hộ sẽ là bị đơn vụ kiện.

Tuy nhiên, nếu ngƣời chƣa thành niên dƣới 15 tuổi hoặc ngƣời mất năng lực

hành vi dân sự gây thiệt hại nhƣng bố, mẹ, ngƣời giám hộ chứng minh đƣợc ngƣời

khác có trách nhiệm quản lý, giáo dục ngƣời dƣới 15 tuổi hoặc ngƣời mất năng lực

hành vi dân sự trong thời điểm ngƣời đó gây thiệt hại, thì “ngƣời” có trách nhiệm quản lý, giáo dục đó sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại và ngƣời bị thiệt hại có

quyền kiện “ngƣời” có trách nhiệm quản lý, giáo dục bồi thƣờng thiệt hại cho mình. Ngƣời chịu trách nhiệm quản lý, giáo dục đối tƣợng nói trên sẽ là bị đơn của vụ kiện.

+ Đại diện theo pháp luật đối với tổ chức

Đƣơng sự là cơ quan, tổ chức do ngƣời đại diện hợp pháp tham gia tố tụng. Các tổ chức nhƣ pháp nhân, tổ chức xá hội muốn tham gia quan hệ tố tụng dân sự

nhất thiết phải có năng lực hành vi pháp luật và năng lực hành vi tố tụng. Nhƣng tổ chức là một thực thể pháp lý gồm nhiều cá thể nên việc tham gia tố tụng của tổ chức

này phải thông qua hành vi của ngƣời đại diện. Theo khoản 2 Điều 85 BLTTDS 2015 “Người đại diện theo pháp luật được quy định trong Bộ luật dân sự là người đại diện

theo pháp luật trong tố tụng dân sự, trừ trưởng hợp bị hạn chế quyền đại diện theo quy định của pháp luật”. Do đó, vì đại diện cho tổ chức xác lập, thực hiện các giao

dịch vì lợi ích tổ chức nên trong mọi trƣờng hợp dù ngƣời đại diện theo pháp luật của tổ chức đó khởi kiện hay bị khởi kiện thì bản án cũng phải xác định tổ chức đó là

nguyên đơn hay bị đơn chứ không thể xác định ngƣời đại diện theo pháp luật của tổ

chức đó là nguyên đơn hay bị đơn với điều kiện ngƣời đại diện này thực hiện việc đại diện trong phạm vi thẩm quyền đại diện.

Ví dụ: Bà Lê Quỳnh Mai làm việc tại Công ty dƣợc phẩm y tế Cửu Long từ tháng 10 năm 2000. Năm 2012 bà Mai xin nghỉ việc ba tháng để trị bệnh.Hết tháng 3 bà Mai xin nghỉ ln đến năm 2014.Sau đó bà xin trở lại làm việc. Ngày 20/04/2015

Tổng giám đốc Công ty dƣợc phẩm y tế Cửu Long là ông Nguyễn Văn Hiếu tra quyết

định cho bà Mai nghỉ việc và đƣợc hƣởng trợ cấp nghỉ việc 1,5 tháng lƣơng cơ bản

của công ty. Bà Mai cho rằng quyết định sa thải của công ty đối với bà là trái pháp luật nên khởi kiện yêu cầu Tòa án hủy quyết định sa thải, nhận bà trở lại làm việc. Trong vụ án trên bà Mai là lao động của Công ty dƣợc phẩm Cửu Long. Công ty này

là chủ thể sử dụng lao động do ông Hiếu là ngƣời đại diện theo pháp luật. Vì vậy,

trong vụ án này, bản án phải xác định bị đơn là Công ty dƣợc phẩm y tế Cửu Long

chứ không phải ông Nguyễn Văn Hiếu.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 85 BLTTDS năm 2015 thì cơ quan, tổ chức tham gia tố tụng thông qua ngƣời đại diện hợp pháp. Nếu cơ quan, tổ chức là ngƣời khởi kiện vì lợi ích của cơ quan, tổ chức đó hoặc cơ quan, tổ chức khởi kiện để bảo vệ lợi ích cơng cộng và lợi ích của Nhà nƣớc thì cơ quan tổ chức đó tham gia tố tụng với tƣ cách là nguyên đơn. Nếu cơ quan tổ chức khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích của ngƣời khác thì ngƣời đƣợc cơ quan, tổ chức khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích

cách là ngƣời đại diện bảo vệ lợi ích của nguyên đơn. Nếu cơ quan, tổ chức bị khởi

kiện thì trong bản án, quyết định phải xác định cơ quan, tổ chức đó là bị đơn.

+ Đại diện do Tòa án chỉ định

Ngƣời đại diện do Tòa án chỉ định là ngƣời đại diện tham gia tố tụng để bảo vệ

quyền, lợi ích hợp pháp cho đƣơng sự theo sự chỉ định của Tòa án. Việc Tòa án chỉ định ngƣời đại diện cho đƣơng sự bảo đảm quyền bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp

của đƣơng sự trƣớc Tòa án. Tuy vậy, trong tố tụng dân sự các đƣơng sự có quyền tự

định đoạt nên việc Tòa án chỉ định ngƣời đại diện cho đƣơng sự chỉ tiến hành trong

trƣờng hợp đƣơng sự là ngƣời khơng có năng lực hành vi tố tụng dân sự mà khơng có ngƣời đại diện hoặc ngƣời đại diện theo pháp luật của họ thuộc trƣờng hợp không đƣợc đại diện cho họ theo quy định của pháp luật. Trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam

lần đầu tiên vấn đề này đƣợc quy định tại Điều 21 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ

án dân sự năm 1989: “Nếu khơng có ai đại diện cho người chưa thành niên, người có

nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần, người vắng mặt khơng có tin tức thì Tịa án cử

một người thân thích của đương sự hoặc một thành viên của một tổ chức xã hội làm

người đại diện cho họ”. Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi bổ sung năm 2011

quy đinh điều 76 BLTTDS : “ Trong khi tiến hành tố tụng dân sự, nếu có đương sự là

người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà khơng có người đại diện hoặc người đại

diện theo pháp luật của họ thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 75 của Bộ luật này thì Tồ án phải chỉ định người đại diện để tham gia tố tụng tại Toà

án”. Tại Điều 88 BLTTDS năm 2015 chỉ quy định rằng: “Khi tiến hành tố tụng dân sự,

nếu có đương sự là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành

vi mà khơng có người đại diện hoặc người đại diện theo pháp luật của họ thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 87 của Bộ luật này thì Tịa án phải chỉ định người đại diện để tham gia tố tụng”.

BLTTDS năm 2004 quy định về việc chỉ định ngƣời đại diện cho đƣơng sự,

nhƣng việc chỉ định ngƣời đại diện chỉ xảy ra nếu đƣơng sự chỉ xảy ra nếu đƣơng sự

đƣơng sự thuộc một trong các trƣờng hợp quy định tại khoản 1 Điều 75 BLTTDS

năm 2004. Còn trƣờng hợp đƣơng sự mà ngƣời bị mất năng lực hành vi dân sự, là

ngƣời chƣa thành niên, ngƣời có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi thì chƣa

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đại diện theo pháp luật của đương sự trong tố tụng dân sự Việt Nam (Trang 51 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)