Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Công

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạntại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh trà vinh (Trang 71 - 76)

Chương 1 GIỚI THIỆU

5.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Công

Hoạt động ngân hàng dù có hiệu quả nhưng vẫn sẽ có những mặt hạn chế nhất định. Những tồn tại này có thể đến từ nguyên nhân chủ quan hay do yếu tố khách quan bên ngoài tác động. Để giải quyết những tồn tại này cần có thời gian

để nghiên cứu vàđưa ra kế hoạch thực hiện cụ thể. Sau đây em xin đề xuất một

số giải pháp:

5.2.1. Về hoạt động tín dụng ngắn hạn5.2.1.1. Tăng trưởng tín dụng ngắn hạn 5.2.1.1. Tăng trưởng tín dụng ngắn hạn

Chi nhánh trong những năm qua đã xác định được đối tượng khách hàng

mục tiêu của mình là các doanh nghiệp kinh doanh ngành thương mại, dịch vụ. Và qua phân tích cho thấy ngân hàng đã đầu tư đúng hướng mang lại hiệu quả

nhất định. Vì vậy ngân hàng cần tiếptục duy trì và mở rộng mối quan hệ tín dụng với các khách hàng thuộc nhóm đối tượng này bằng cách:

- Ngân hàng cần thành lập một bộ phận với những cán bộ chuyên trách

chuyên nghiên cứu về kinh tế tỉnh, khảo sát thị trường, thăm dị tình hình hoạt

động của các hộ kinh doanh, xí nghiệp, doanh nghiệp.. để nắm bắt được nhu cầu

bổ sung vốn lưu động, mở rộng qui mô sản xuất, cải thiện công nghệ của các thành phần kinh tế đó. Từ đó ngân hàng sẽ chủ động đề ra các kế hoạch tài trợ, cho vay vốnphù hợptùy theo từng ngành nghề cho các đối tượng trên.

- Nhân tố thành cơng chính của ngân hàng là chính sách cho vay thận

trọng với những tiêu chuẩn chặt chẽ về tín dụng và tài sản đảm bảo. Nhờ đó, để có thể tăng qui mơ hoạt động tín dụng, ngân hàng cần tìm ra những phương thức mới để cho vay nhiều hơn nữa, bằng cách cân bằng giữa việc cho vay và phòng ngừa rủi ro. Ngân hàng có thể nới lỏng nguyên tắc thẩm định cho vay để các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận vốn ngân hàng hơn. Khi đó, doanh số cho vay sẽ

tăng lên, đồng thời rủi ro cũng tăng lên, dẫn đến sự tăng lên của nợ quá hạn, nợ

xấu. Tuy nhiên nợ quá hạn, nợ xấu tăng lên ở mức cho phép, hoạt động tín dụng

của ngânhàng vẫn được coi là hiệu quả.

Bên cạnh những ngành thương mại, dịch vụ, cơng nghiệp chế biến thì ngành thủy sản cũng là lĩnh vực tiềm năng của tỉnh. Trà Vinh đã được thủ tướng

chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh

đến năm 2020 sẽ tập trung phát triển kinh tế biển, coi đây là khâu đột phá để

chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Qua đó cho thấy những lĩnh vực thủy sản, cơng nghiệp chế biến, dịch vụ sẽ là những ngành có nhiều tiềm năng và sẽ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

định thương hiệu và phát triển thị phần. Ngân hàng có thể đưa ra kế hoạch nghiên

cứu tiếp cận khách hàng mới, lĩnh vực tiềm năng, có hướng chuyển đổi cơ cấu

cho vay thương mại, dịch vụ, cơng nghiệp, thủy sản thích hợp nhất để sử dụng

nguồn vốn một cách linh động.

Mạng lưới chi nhánh ngày càng mở rộng, tuy nhiên hiện nay chi nhánh chỉ mới tới các huyện Càng Long, CầuNgang, Tiểu Cần. Để tạo điệu kiện cho người dân dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn của Ngân hàng, đồng thời tạo điều kiện cho Ngân hàng dễ dàng trong việc lựa chọn, đánh giá khách hàng. Vì vậy chi nhánh nên mở thêm một phịng giao dịch ở huyện Dun Hải do nơi đây có cơng trình trọng điểm quốc gia đang khởi công là khu kinh tế Định An với luồng cho tàu có trọng tải lớn vào sông Hậu sẽ trở thành ngõ cửa giao thương hàng hải quốc tế cho cả đồng bằng sông Cửu Long, trung tâm điện lực Duyên Hải… sẽ thu hút được nhiều nhà đầu tư, giúp các doanh nghiệp phát triển và Duyên Hải sẽ trở thành thị xãtrong tương lai. Cho nên đây là một nơi có tiềm năng phát triển kinh tế rất cao.

5.2.1.2.Tăng cường công tác thu nợ

Để tăng cường công tác thu hồi nợ đối với các hộ kinh doanh cá thể ở xa khó có điều kiện tiếp xúc, liên lạc thường xun, thơng tin liên quan đến hộ khó khăn, do đó những hộ này ngân hàng nên phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, các ban ngành đồn thể trong việc cungcấp các thơng tin về khách hàng vay vốn, về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, phối hợp với các ban

ngành địa phương trong việc thu nợ (xử lý tài sản thế chấp, đơn đốc thu nợ…).

5.2.1.3. Tiếp tục kiểm sốt nợ quá hạn

Trong thời gian qua ngân hàng đã thực hiện thành cơng cơng tác kiểm sốt nợ q hạn cũng như nợ xấu. Tuy nhiên nợ quá hạn có thể phát sinh lại bất cứ lúc nào một khi ta lơ là, chủ quan bởi vì những rủi ro tiềm ẩn ln có khả năng xuất hiện mà ngân hàng khơng thể dự đoán được. Song song với việc tăng doanh số cho vay, rủi ro có thể tăng lên và nợ quá hạn, nợ xấu có thể tăng lên. Vì vậy ngân hàng cần thường xuyên kiểm soát quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng,

không để khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích. Thơng qua q trình theo

dõi, ngân hàng có thể nắm bắt được khả năng tài chính của khách hàng, nếu thấy khách hàng có dấu hiệu khơng ổn định như tình hình sản xuất kinh doanh có trở

ngại, thua lỗ, hàng hóa tồn kho khơng tiêu thụ được, ngân hàng mới có biện pháp kịp thời để xử lý các khoản vay của khách hàng.

5.2.2.Tăng cường công tác huy động vốn

Vốn huy động là tiền đề để các ngân hàng có thể mở rộng hoạt động tín dụng nói riêng và hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung. Vì đặc thù của

các ngân hàng là đi vay và cho vay. Vì vậy tiếp tục tăng cường công tác huy

động vốn là một việc làm cần thiết trong mọi lúc.

Đối với nhóm khách hàng doanh nghiệp việc mở tài khoản tại ngân hàng

với mục đích chủ yếu là phục vụ trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh được thuận lợi. Nguồn vốn này đối với ngân hàng là rất quan trọng bởi vì ngân hàng khơng phải trả lãi hoặc trả lãi thấp, mặt khác ngân hàng còn tận dụng được nguồn vốn nhàn rỗi trong khâu thanh toán, dịch vụ của ngân hàng. Vì vậy ngân hàng càng tạo điều kiện thuận lợi, dễ dàng để doanh nghiệp mở tài khoản tiền gửi và sử dụng trên tài khoản một cách linh hoạt. Ngoài ra, đối với tài khoản trên tiền gửi thanh toán, ngân hàng dành cho khách hàng những điều kiện phục vụ tốt nhất

như: khơng thu lệ phí chuyển tiền, lệ phí mở séc bảo chi… sẽ thu hút được nhiều khách hàng hơn.

Đối với khách hàng là tầng lớp dân cư thì mục đích cơ bản và duy nhất khi gửi tiền vào ngân hàng là vì hưởng lãi. Do đó thái độ vui vẻ, mềm dẻo, xử lý nhanh gọn chính xác đáp ứng yêu cầu của khách hàng kết hợp với việc đa dạng hóa các loại tiền gửi với những kỳ hạn khác nhau mang tính linh hoạt kèm những lợi ích hấp dẫn như thưởng vật chất, xổ số dự thưởng, có quà tặng cho khách hàng thứ 100, 1000, … sẽ tạo được niềm tin và đánh vào tâm lý khách hàng,

khách hàng thỏa mãn vui vẻ, hài lịng khi gửi tiền thì họ sẽ tiếp tục gửi tiền trong lần sau và còn có thể giới thiệu cho nhiều người khác đến ngân hàng để gửi tiền.

5.2.3. Nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng

Tăng cường thêm cán bộ tín dụng đặc biệt là các cán bộ tín dụng doanh nghiệpcó kinh nghiệm đồng thờitiếp tục thực hiện thường xuyên tập huấn, nâng cao nghiệp vụ liên quan tới hoạt động tín dụng, kiến thức về pháp luật, trang bị cho cán bộ tín dụng kiến thức về tin học để có thể xử lý một cách nhanh chóng và quản lý tốt hồ sơ tín dụng. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt giữa các ngân

hàng thương mại thìđịi hỏi cán bộ tín dụng phải phấn đấu nhiều hơn nữa. Khơng

ngừng trao dồi tác phong –phong ngôn giao tiếp khách hàng.

Nhân viên ngân hàng tuân thủ đúng các quy chế về chuyên môn nghiệp vụ, thực hiện đúng qui định trong hoạt động tín dụng. Ngồi ra, cán bộ tín dụng cần bổ sung thêm kiến thức về lĩnh vực kinh doanh nhằm hỗ trợ cho công tác thẩm

định trước khi cho vay.

Như vậy đầu tư cho đào tạo, đào tạo lại là đầu tư cho chiều sâu cho ngân

hàng. Quan tâm đến công tác đào tạo nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp chính là

quan tâm đến kết quả của hoạt động kinh doanh, bởi con người là yếu tố quyết định của mọi thành công.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạntại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh trà vinh (Trang 71 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)