1.3. Mối quan hệ giữa phiên tòa sơ bộ với các chế định có liên quan
1.3.1. Mối quan hệ giữa phiên tòa sơ bộ với chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án
hình sự
Hiện nay, trên thế giới cũng như trong khoa học pháp lý tồn tại hai quan điểm về tính độc lập của chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự. Theo đó, một số quan điểm cho rằng chuẩn bị xét xử sơ thẩm là một giai đoạn độc lập trong quá trình giải quyết vụ án hình sự (cùng với giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố)22. Ngược lại, có quan điểm cho rằng: chuẩn bị xét xử sơ thẩm chỉ là một phần của giai đoạn xét xử sơ thẩm (cùng với phiên tòa xét xử tạo nên giai đoạn xét xử sơ thẩm).
Quan điểm cho rằng chuẩn bị xét xử sơ thẩm có phải là một giai đoạn độc lập trong TTHS hay khơng cũng bị chi phối bởi mơ hình TTHS. Quan điểm này cũng quyết định các hoạt động tố tụng đặc trưng được tiến hành tại giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự23.
Đối với mơ hình TTHS tranh tụng thì hoạt động chuẩn bị xét xử vụ án hình sự là hoạt động xem xét, chuẩn bị các điều kiện để mở phiên tịa xét xử thơng qua việc mở một phiên tịa có sự tranh luận tự do và cởi mở giữa bên buộc tội và bên gỡ tội. Mục đích là để Thẩm phán chủ tọa phiên tịa xem xét có đủ chứng cứ để đưa vụ án ra xét xử bằng phiên tịa chính thức hay khơng. Cịn đối với mơ hình
22 M.X.Xtrơgơvích (1970), Chương trình học tập luật TTHS Xơ Viết, Tập II, Nxb. Khoa học, Maxcơva, tr.242-243.
23
Bùi Thị Hồng (2012), Chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự - Thực trạng và giải pháp, Luận văn Thạc sỹ Luật học – Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.17.
TTHS thẩm vấn thì Thẩm phán là người có trách nhiệm xác định sự thật khách quan của vụ án bằng việc quy định Thẩm phán phải nghiên cứu hồ sơ trước khi mở phiên tòa, kiểm tra các chứng cứ mà Cơ quan điều tra, truy tố đã thu thập.
Chuẩn bị xét xử vụ án hình sự trong tố tụng thẩm vấn khơng chỉ chuẩn bị về hình thức đơn thuần như TTHS tranh tụng mà bao gồm cả việc nghiên cứu, xem xét nội dung vụ án để Thẩm phán có kế hoạch điều tra tiếp tại phiên tịa. Với mơ hình TTHS này thường bị lên án là vì được nghiên cứu hồ sơ trước mà Thẩm phán không vơ tư, khách quan và đã có sẵn phán quyết về vụ việc trước khi xét xử. Việc thẩm tra, tranh luận tại phiên tịa chỉ là hình thức, điều này dẫn đến tình trạng “án phong bì” và “án bỏ túi” hay cịn gọi là “án chỉ đạo”, là nguyên nhân dẫn đến những oan sai và tiêu cực trong hoạt động xét xử24. Do đó, tác giả chỉ làm rõ quan hệ giữa phiên tòa sơ bộ với chuẩn bị xét xử sơ thẩm dưới góc độ xem chuẩn bị xét xử sơ thẩm là một giai đoạn độc lập của quá trình giải quyết vụ án hình sự. Ở các quốc gia có quy định phiên tịa sơ bộ trong pháp luật TTHS thì phiên tịa này được xem là hoạt động tố tụng chủ yếu của giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự. Vì vậy, có thể thấy mối quan hệ giữa phiên tòa sơ bộ với chuẩn bị xét xử sơ thẩm là quan hệ bao hàm hay nói cách khác, chuẩn bị xét xử sơ thẩm bao gồm phiên tịa sơ bộ.
Trong đó, phiên tòa sơ bộ là hoạt động đặc trưng, quyết định việc có đạt được mục đích và ý nghĩa của giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm hay khơng. Đó là việc chuẩn bị cần thiết cho phiên tịa xét xử chính thức: đưa vụ án ra xét xử hoặc khắc phục những sai phạm của giai đoạn điều tra, truy tố. Bên cạnh đó, phiên tịa sơ bộ cịn là cơng cụ để tiến hành một số hoạt động tố tụng như thỏa thuận nhận tội, áp dụng lệnh phạt,… có khả năng làm chấm dứt vụ án hình sự tại giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự.
Tóm lại, với quan điểm cho rằng chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là một giai đoạn độc lập (ở cả các quốc gia theo mơ hình TTHS tranh tụng và mơ hình TTHS pha trộn) thì phiên tịa sơ bộ là hoạt động tố tụng đặc trưng và chủ yếu.
Trong khoa học pháp lý ở Việt Nam hiện nay cũng chưa có một quan điểm thống nhất về tính độc lập của chuẩn bị xét xử sơ thẩm. Vì vậy, việc nhận thức đúng đắn về chuẩn bị xét xử sơ thẩm và mối quan hệ giữa phiên tòa sơ bộ với chuẩn bị xét xử sơ thẩm sẽ là cơ sở cho việc hoàn thiện các hoạt động tố tụng của Tòa án trong giai đoạn này cũng như tại phiên tòa sơ thẩm.