phiên tòa sơ bộ trên cơ sở học tập kinh nghiệm pháp luật nước ngoài
Tranh tụng được coi là khâu đột phá trong hoạt động xét xử, chất lượng tranh tụng sẽ góp phần nâng cao chất lượng xét xử, chống oan sai và bảo vệ các quyền con người cơ bản của người bị buộc tội. Sự thể hiện của vấn đề tranh tụng trong các văn kiện của Đảng là tiền đề và là cơ sở để tiến tới hoàn thiện hệ thống pháp luật về tố tụng nói chung mà điển hình là việc tiếp tục hoàn thiện BLTTHS 2015 về các quy định thể hiện nguyên tắc tranh tụng, trong đó có các quy định về phiên tịa sơ bộ. Từ việc nghiên cứu và đánh giá ưu điểm, nhược điểm của các quy định về phiên tòa sơ bộ trong pháp luật TTHS một số quốc gia, cụ thể là Cộng hòa
liên bang Nga, Hoa Kỳ và Italia cũng như đánh giá sự cần thiết của việc quy định phiên tòa sơ bộ trong pháp luật TTHS Việt Nam, tác giả đưa ra một số kiến nghị nhằm xây dựng pháp luật TTHS Việt Nam về phiên tòa sơ bộ như sau:
Thứ nhất, quy định các nội dung cụ thể về phiên tòa sơ bộ tại mục II “Chuẩn bị xét xử” (Chương XXI BLTTHS 2015).
Như đã phân tích về vai trị, vị trí của giai đoạn chuẩn bị xét xử trong quá trình giải quyết vụ án hình sự cũng như từ việc đánh giá về mặt lý luận, chuẩn bị xét xử bao gồm các hoạt động tố tụng quan trọng có ý nghĩa trực tiếp đến hiệu quả của phiên tòa xét xử sơ thẩm. Về mặt lý luận nên thừa nhận chuẩn bị xét xử là giai đoạn TTHS độc lập vì thỏa mãn các điều kiện để trở thành một giai đoạn TTHS độc lập. Đối chiếu với quy định của BLTTHS 2015 tại mục II Chương XXI về chuẩn bị xét xử được quy định từ Điều 276 đến Điều 287 thì rõ ràng đây là một giai đoạn TTHS được bắt đầu từ khi tiếp nhận cáo trạng và hồ sơ vụ án do VKS chuyển
sang và kết thúc bằng việc Thẩm phán ban hành một trong các quyết định56. Các nội
dung công việc thực hiện được quy định rất cụ thể rõ ràng trong từng điều luật, do Thẩm phán chủ tọa phiên toà thực hiện, Thẩm phán phải kiểm tra một cách tồn diện đầy đủ tính hợp pháp mà cáo trạng đã truy tố, phải giải quyết các yêu cầu của những người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng, quyết định thay đổi, huỷ bỏ các biện pháp ngăn chặn, quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ vụ án, quyết định phục hồi vụ án, quyết định cho bổ sung tài liệu chứng cứ hay trả hồ sơ cho VKS để điều tra bổ sung. Tất các công việc trên được thực trong một thời hạn nhất định do luật định. Kết thúc giai đoạn này nếu vụ án khơng đình chỉ thì Thẩm phán ra Quyết định đưa vụ án ra xét xử và kể từ lúc này việc xem xét giải quyết các vấn đề của vụ án do Hội đồng xét xử quyết định theo trình tự thủ tục được quy định tại mục III BLTTHS 2015 Quy định chung về thủ tục tố tụng tại phiên toà.
Về mặt thực tiễn, đây là công việc thường xuyên của Thẩm phán do BLTTHS chưa quy định tách bạch nên vai trò cá nhân của Thẩm phán chưa được đề
56
Lê Thanh Phong (2018), Xét xử sơ thẩm từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh, Luận án Tiến sỹ Luật học - Học viện Khoa học Xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, tr.153.
cao mà còn “nhập nhằng” trách nhiệm giữa Thẩm phán với Hội đồng xét xử. Cùng với việc quy định tách chuẩn bị xét xử thành giai đoạn độc lập thì Thẩm phán phải nâng cao tinh thần trách nhiệm của mình ngay từ khi tiếp nhận hồ sơ vụ án, nghiên cứu đầy đủ toàn diện vụ án và chịu trách nhiệm cá nhân đối với các quyết định của mình. Khắc phục tình trạng khai mạc phiên tồ rồi hỗn do nghiên cứu hồ sơ chưa kỹ, hạn chế tình trạng sau khi nghị án mới trả hồ sơ điều tra bổ sung với lý do mà lẽ ra Thẩm phán đã thấy trước hoặc phải thấy trước, gây tốn kém thời gian, chi phí ảnh hưởng đến quyền lợi của bị cáo và những người tham gia tố tụng khác.
Như vậy, việc tách bạch chuẩn bị xét xử thành một giai đoạn TTHS độc lập là hoàn toàn phù hợp về mặt lý luận cũng như thực tiễn. Hoàn thiện về mặt lý luận vấn đề này sẽ định hướng cho hoạt động lập pháp TTHS, điều chỉnh nội dung, quan hệ TTHS trong giai đoạn này tốt hơn, bảo đảm cho giai đoạn tiếp theo là phiên tòa sơ thẩm được xét xử kịp thời và đạt được nhiệm vụ của mình là xét xử khách quan, đúng người đúng tội. Với kiến nghị bổ sung phiên toà sơ bộ vào nội dung chuẩn bị xét xử thì cần xem chuẩn bị xét xử là một giai đoạn TTHS nên về kết cấu của BLTTHS cần tách bạch rõ ràng cụ thể hơn giữa giai đoạn chuẩn bị xét xử và giai đoạn xét xử tại phiên toà.
Thứ hai, xây dựng các nội dung cụ thể của phiên tòa sơ bộ trong BLTTHS như sau:
Một là, về chủ thể tham gia phiên tịa sơ bộ.
Nhìn chung, thành phần tham gia phiên tòa sơ bộ đều được pháp luật TTHS các quốc gia (Liên Bang Nga, Hoa Kỳ, Iatalia) quy định bao gồm hai nhóm chủ thể là cả người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng. Từ đó, tác giả cũng kiến nghị quy định chủ thể tham gia phiên tòa sơ bộ trong BLTTHS Việt Nam gồm cả 2 nhóm chủ thể nêu trên. Xuất phát từ nguyên tắc “Xác định sự thật của vụ án” (Điều 15 BLTTHS 2015) thì trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng mà mục đích của phiên tịa sơ bộ nhằm kiểm tra, đánh giá tính hợp pháp của chứng cứ. Do đó, chủ thể bắt buộc tham gia phiên tòa sơ bộ
phải là cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, cụ thể là Thẩm phán và Kiểm sát viên.
Đánh giá cơ cấu, tổ chức của Tòa án nhân dân và số lượng Thẩm phán ở Việt Nam hiện nay57, Thẩm phán được phân công tham gia vụ án tại giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án cũng là Thẩm phán được phân cơng chủ tọa phiên tịa xét xử sơ thẩm vụ án đó. Do đó, tác giả kiến nghị quy định Thẩm phán được phân cơng chủ tọa phiên tịa sơ bộ ở giai đoạn chuẩn bị xét xử cũng là Thẩm phán chủ tọa phiên tòa xét xử. Quy định này nhằm tạo ra tính xuyên suốt trong quá trình giải quyết vụ án cũng như tiết kiệm được nguồn lực, chi phí tố tụng.
Sự tham gia của Kiểm sát viên trong phiên tòa sơ bộ là bắt buộc. Kiểm sát viên là bên buộc tội và tại phiên tòa sơ bộ, Kiểm sát viên phải đưa ra các chứng cứ, lập luận để thuyết phục Thẩm phán chủ tọa tin rằng đã có tội phạm xảy ra và người bị buộc tội chính là người thực hiện hành vi phạm tội đó. Kết quả của việc thuyết phục này là Thẩm phán ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.
Nếu như phiên tòa sơ bộ chỉ có sự tham gia của Thẩm phán, Kiểm sát viên (đại diện cho cơ quan, người tiến hành tố tụng) thì về bản chất nó cũng chỉ là một “phiên họp trù bị” đã từng được pháp luật TTHS Việt Nam quy định hay là một cuộc họp “liên ngành” giữa cơ quan tiến hành tố tụng (Cơ quan điều tra – Viện Kiểm sát – Tòa án) với nhau để giải quyết các vấn đề chưa thống nhất trong việc điều tra truy tố, có vụ phải họp nhiều lần do phức tạp. Các “phiên họp” này chưa được sự điều chỉnh bằng các quy phạm pháp luật có tính bắt buộc chung nên dễ tạo ra sự tùy nghi, lạm dụng. Đồng thời, thiếu đi sự tham gia của bị cáo, người bào chữa là bên bị buộc tội thì chưa đảm bảo chính xác vì chỉ khi có ý kiến phản biện thì vấn đế mới trở nên chính xác và có như vậy mới đảm bảo cơng bằng. Do đó, sự tham gia của người bị buộc tội, người bào chữa tại phiên tịa sơ bộ là vơ cùng quan trọng và quyết định phần lớn đến việc phiên tịa sơ bộ có đạt được mục đích hay khơng.
57
Số liệu theo Báo cáo thuyết minh số 423/BC-CA của Tòa án nhân dân tối cao Về đề nghị điều chỉnh, bổ sung Thẩm phán sơ cấp cho Tòa án nhân dân huyện, quận, thi xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương.
Ngoài các chủ thể trên, phiên tịa sơ bộ cũng có thể có sự tham gia của người làm chứng, người phiên dịch, người giám định hoặc bị hại do các bên tham gia đề nghị hoặc do Tòa án triệu tập.
Hai là, về những trường hợp mở phiên tịa sơ bộ.
Nhìn chung, các trường hợp mở phiên tòa sơ bộ trong pháp luật TTHS Liên Bang Nga, Hoa Kỳ và Italia gồm 2 nhóm là trường hợp mở phiên tịa sơ bộ căn cứ vào loại tội phạm mà Công tố viên truy tố người bị buộc tội (Hoa Kỳ, Italia) và trường hợp mở phiên tòa sơ bộ căn cứ vào việc chuẩn bị những điều kiện về hình thức cho phiên tòa xét xử sơ thẩm (Liên Bang Nga). Đối chiếu với pháp luật TTHS Việt Nam, nhiệm vụ của Thẩm phán ở giai đoạn chuẩn bị xét xử là chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho việc mở phiên tịa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự. Do đó, trên cơ sở học tập kinh nghiệm pháp luật TTHS Liên Bang Nga, tác giả kiến nghị xây dựng những trường hợp mở phiên tòa sơ bộ cũng theo hướng là việc chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho việc mở phiên tịa xét xử sơ thẩm trên cơ sở hồn thiện các quy định đã được quy định trong BLTTHS 2015. Cụ thể, các trường hợp mở phiên tòa sơ bộ bao gồm:
- Sau khi Toà án đã yêu cầu VKS bổ sung tài liệu chứng cứ mà VKS
không bổ sung được (Điều 284 BLTTHS 2015).
Viện kiểm sát giao bản cáo trạng, hồ sơ vụ án và vật chứng kèm theo (nếu có), Tịa án phải kiểm tra và xử lý: Trường hợp tài liệu trong hồ sơ vụ án, vật chứng kèm theo (nếu có) đã đầy đủ so với bảng kê tài liệu, vật chứng và bản cáo trạng đã được giao cho bị can hoặc người đại diện của bị can thì nhận hồ sơ vụ án (Điểm a Khoản 1 Điều 276 BLTTHS 2015); trường hợp tài liệu trong hồ sơ vụ án, vật chứng kèm theo (nếu có) khơng đủ so với bảng kê tài liệu, vật chứng hoặc bản cáo trạng chưa được giao cho bị can hoặc người đại diện của bị can thì chưa nhận hồ sơ vụ án và yêu cầu Viện kiểm sát bổ sung tài liệu, vật chứng (Điểm b Khoản 1 Điều 276 BLTTHS 2015). Ngay sau khi nhận được hồ sơ vụ án kèm theo bản cáo trạng thì Tịa án phải thụ lý vụ án. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày thụ lý vụ án, Chánh án
Tịa án phải phân cơng Thẩm phán chủ tọa phiên tòa giải quyết vụ án (Khoản 2 Điều 276 BLTTHS 2015).
Sau khi phân công Thẩm phán chủ tọa giải quyết vụ án, nếu Thẩm phán xét thấy cần phải bổ sung tài liệu, chứng cứ cần thiết cho việc giải quyết vụ án mà không phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung thì Thẩm phán chủ toạ phiên tịa u cầu VKS bổ sung (Khoản 1 Điều 284 BLTTHS 2015). Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của Tòa án, VKS gửi cho Tòa án tài liệu, chứng cứ được yêu cầu bổ sung.
Trong trường hợp VKS khơng bổ sung được tài liệu, chứng cứ thì Tịa án tiến hành mở phiên tòa sơ bộ. Tại phiên tòa sơ bộ, các tài liệu, chứng cứ một lần nữa được kiểm tra, đánh giá bởi cả người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng. Khi đó, các tài liệu, chứng cứ mà VKS khơng bổ sung được có tác động đến quyết định đưa vụ án ra xét xử của Thẩm phán chủ tọa hay quyết định trả hồ sơ cho VKS điều tra bổ sung. Từ đó, hạn chế được trường hợp tại phiên tịa xét xử sơ thẩm, vấn đề này mới được đánh giá và ra quyết định trả hồ sơ cho VKS điều tra bổ sung. Như vậy, trong trường hợp Thẩm phán chủ tọa yêu cầu VKS bổ sung tài liệu, chứng cứ mà VKS bổ sung được thì ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, khơng tiến hành mở phiên tịa sơ bộ (trừ trường hợp các bên có yêu cầu khác). Ngược lại, nếu VKS khơng bổ sung được tài liệu, chứng cứ thì Thẩm phán ra quyết định mở phiên tòa sơ bộ để giải quyết.
- Khi các bên có u cầu, đề nghị trước khi mở phiên tồ (Điều 279
BLTTHS 2015).
Các yêu cầu, đề nghị trước khi mở phiên tòa bao gồm: Yêu cầu của Kiểm sát viên, người tham gia tố tụng về việc cung cấp, bổ sung chứng cứ; triệu tập người làm chứng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng khác đến phiên tòa; về việc thay đổi thành viên Hội đồng xét xử, Thư ký Tòa án; Đề nghị của bị cáo hoặc người đại diện của bị cáo, người bào chữa về việc thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; Đề nghị của Kiểm sát viên, người tham gia tố tụng về việc xét xử theo thủ tục rút gọn, xét xử cơng khai hoặc xét xử kín.
- Khi có yêu cầu của các bên về việc xem xét tính hợp pháp của chứng cứ cụ thể trong vụ án.
Khi VKS hoặc bị cáo, người bào chữa có yêu cầu Thẩm phán xem xét tính hợp pháp của các chứng cứ có trong danh mục chứng cứ của vụ án sẽ đưa ra phiên tòa sơ thẩm. Theo quy định tại Điều 86 BLTTHS 2015 thì tính hợp pháp của chứng cứ là một thuộc tính quan trọng, gắn liền với quyền hạn, nhiệm vụ mỗi chủ thể được BLTTHS quy định. Tính hợp pháp của chứng cứ được thể hiện là “những gì được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định, được dùng làm căn cứ để xác định có hay khơng có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án” (Điều 86 BLTTHS 2015).
Theo đó, nếu Kiểm sát viên hoặc người bào chữa, bị cáo phát hiện các chứng cứ trong danh mục chứng cứ được nộp cho Tịa án có chứng cứ khơng hợp pháp, khơng được thu thập theo trình tự, thủ tục do BLTTHS quy định hoặc chứng cứ đó là kết quả của việc sử dụng bức cung, nhục hình thì có quyền u cầu Tịa án xem xét loại trừ ngay tại phiên tịa sơ bộ. Quy định này có ý nghĩa trong việc khắc phục những vi phạm thủ tục tố tụng trong quá trình thu thập chứng cứ cũng như là công cụ “sàng lọc” những chứng cứ không liên quan đến việc giải quyết vụ án hình sự. Bên cạnh đó, quy định này cũng góp phần giải quyết nhanh chóng vụ án hình sự vì khơng phải đến khi phiên tòa xét xử mới trả hồ sơ điều tra bổ sung và khắc phục những vi phạm về thủ tục tố tụng. Từ đó, tiết kiệm được chi phí và thời gian tố tụng.
- Khi có căn cứ tạm đình chỉ, căn cứ đình chỉ vụ án.
Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự có thể xuất hiện một hoặc một số căn cứ làm ngừng hoặc tạm ngừng các hoạt động tố tụng. Theo đó, tạm đình chỉ vụ án là quyết định tạm ngừng việc tiến hành tố tụng đối với vụ án hoặc với từng bị can58. Khoản 1 Điều 281 BLTTHS 2015 quy định các căn cứ tạm đình chỉ vụ án như sau:
58
Trường Đại học Luật Hà Nội (2014), Giáo trình Luật Tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, tr.340.
Khi có kết luận giám định tư pháp xác định bị can bị bệnh tâm thần hoặc bệnh hiểm nghèo hoặc khi trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản, yêu cầu nước ngồi tương trợ tư pháp chưa có kết quả nhưng đã hết thời hạn chuẩn bị xét xử