Sự cần thiết của việc quy định phiên tòa sơ bộ trong pháp luật tố tụng hình

Một phần của tài liệu Phiên tòa sơ bộ theo pháp luật tố tụng hình sự một số nước và kinh nghiệm cho việt nam (Trang 63 - 71)

tụng hình sự Việt Nam

Ngày 27/11/2015, tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII đã thơng qua BLTTHS. BLTTHS năm 2015 chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2018 có rất nhiều điểm mới, sửa đổi, bổ sung một cách căn bản và toàn diện so với BLTTHS năm 2003. Bộ luật ra đời nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam và thực hiện chủ trương cải cách tư pháp, đáp ứng yêu cầu thực tiễn của công tác điều tra, truy tố, xét xử và bảo đảm quyền con người. Một trong những điểm mới quan trọng của BLTTHS 2015 là đã phân định mạch lạc, chính xác các giai đoạn tố tụng; quy định đầy đủ, cụ thể trình tự, thủ tục các hoạt động tố tụng trong mỗi giai đoạn, đặc biệt là giai đoạn xét xử vụ án hình sự.

Nhiệm vụ quan trọng khi sửa đổi BLTTHS 2003 và ban hành BLTTHS 2015 là tiếp tục cụ thể hóa đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về cải cách tư pháp như Nghị quyết số 08–NQ/TW ngày 02/01/2002, Nghị quyết số 48– NQ/TW ngày 26/5/2005, Nghị quyết số 49–NQ/TW ngày 02/6/2005, Kết luận số 79–KL/TW ngày 28/7/2010, Kết luận số 92–KL/TW ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị; Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần X, XI của Đảng. Các nghị quyết của Đảng nhấn mạnh: Cải cách mạnh mẽ thủ tục tố tụng tư pháp theo hướng dân chủ, bình đẳng, cơng khai, minh bạch, chặt chẽ nhưng thuận tiện, bảo đảm sự tham gia và giám sát của nhân dân đối với hoạt động tư pháp; bảo đảm chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa xét xử, lấy kết quả tranh tụng tại tòa làm căn cứ quan trọng để phán quyết bản án, coi đây là khâu đột phá để nâng cao chất lượng hoạt động tư pháp; đồng thời, yêu cầu cải cách nhiều nội dung cụ thể khác của TTHS. Đây là những định hướng quan trọng, chỉ đạo việc nghiên cứu, hoàn thiện các quy định của

BLTTHS. Một trong những nội dung cốt lõi trong các Nghị quyết của Đảng về cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay là vấn đề tăng cường tính tranh tụng trong hoạt động xét xử nói riêng và trong TTHS nói chung. Nội dung này cũng được cụ thể hóa thành quan điểm chỉ đạo quan trọng trong việc xây dựng BLTTHS 2015. Đó là “khẳng định tiếp tục duy trì và phát huy những ưu điểm của mơ hình tố tụng thẩm vấn; đồng thời, tham khảo kinh nghiệm quốc tế, tiếp thu có chọn lọc những hạt nhân hợp lý của mơ hình tố tụng tranh tụng, phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam, bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong xét xử”46.

Quan điểm này cũng chỉ rõ tính quan trọng của việc tham khảo kinh nghiệm quốc tế để tăng cường tính tranh tụng trong TTHS ở Việt Nam hiện nay. Trong quá trình xây dựng BLTTHS 2015 cũng đã có nhiều quy định cụ thể hóa việc tham khảo kinh nghiệm pháp luật TTHS nước ngoài. Đây là xu hướng tất yếu của quá trình hội nhập tồn diện về kinh tế, văn hóa, xã hội và pháp luật, là nền tảng để các quốc gia “xích lại gần nhau”. Báo cáo tham khảo pháp luật TTHS một số nước trên thế giới (Pháp, Đức, Anh, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Nga, Trung Quốc) ngày 20 tháng

4 năm 2015 của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao – Tài liệu báo cáo Quốc hội47

cũng đã có sự nghiên cứu và đánh giá về thủ tụng tố tụng trong pháp luật TTHS các quốc gia này là về thủ tục phiên tòa sơ bộ. Báo cáo này chỉ ra ưu điểm của phiên tòa sơ bộ – phiên tòa trước khi xét xử vụ án là giúp loại trừ chứng cứ bất hợp pháp; giúp thể hiện rõ hơn về nguyên tắc tranh tụng, phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của các chủ thể theo chức năng cơ bản của TTHS, quy định cụ thể và đảm bảo tốt quyền bình đẳng của các bên khi tham gia tố tụng trong q trình giải quyết vụ án. Qua đó, có thể thấy các nhà làm luật Việt Nam cũng đã có sự quan tâm nhất định đến một trong những thủ tục tố tụng quan trọng của pháp luật TTHS nước ngoài. Tuy nhiên, thủ tục này chưa được nghiên cứu và đánh giá một cách tồn diện cũng như đã có sự tham khảo kinh nghiệm nước ngoài để ghi nhận vào pháp luật TTHS Việt Nam.

46

Tờ trình về Dự án Bộ luật TTHS sửa đổi (Trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XIII) ngày 08/06/2015, http://duthaoonline.quochoi.vn/Pages/dsduthao/chitietduthao.aspx?id=561 (truy cập lần cuối ngày 16/07/2020).

47

http://duthaoonline.quochoi.vn/Pages/dsduthao/chitietduthao.aspx?id=561 (truy cập lần cuối ngày 17/07/2020).

Lịch sử pháp luật TTHS Việt Nam chưa từng ghi nhận về phiên tòa sơ bộ. Tuy nhiên, pháp luật TTHS Việt Nam từng quy định một loại “phiên họp đặc biệt” và còn là cơ sở giải quyết mối quan hệ giữa Tòa án và VKS cho đến hiện nay. Theo mục II Thông tư liên tịch số 01–TANDTC–VKSNDTC/TTLT của Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ngày 08 tháng 12 năm 1988 về hướng dẫn thi hành một số quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự về vấn đề họp trù bị như sau:

“Bộ luật tố tụng hình sự khơng quy định thủ tục họp trù bị, cho nên, họp trù bị không phải là thủ tục tố tụng bắt buộc, mà chỉ là lề lối làm việc trong quan hệ phối hợp giữa Tòa án và Viện kiểm sát nhằm giúp nhau thực hiện tốt hơn những công việc thuộc chức năng của mỗi ngành. Do đó, bên nào thấy cần thì chủ động mời bên kia trao đổi những trường hợp cần trao đổi là:

- Khi Tòa án thấy cần trả hồ sơ để Viện kiểm sát điều tra bổ sung, đổi tội danh nặng hơn hoặc áp dụng khung hình phạt nặng hơn;

- Khi Tịa án thấy cần đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án; - Khi cần nhập hoặc tách vụ án;

- Khi cần chuyển vụ án cho Tòa án khác giải quyết (kể cả chuyển lên, chuyển xuống hoặc chuyển cho Tòa án cùng cấp);

- Khi chuẩn bị xét xử vụ án trọng điểm hoặc vụ án phức tạp; Các trường hợp cần thiết khác.

Thẩm phán chuẩn bị xét xử vụ án và Kiểm sát viên sẽ tham gia phiên tòa trực tiếp trao đổi với nhau. Trong trường hợp cần thiết thì cán bộ lãnh đạo của hai ngành cùng trao đổi. Tùy từng vụ án có thể mời thêm đại diện của cơ quan điều tra, giám định viên.

Sau khi trao đổi, dù nhất trí hay khơng nhất trí, mỗi bên vẫn tiến hành những công việc thuộc chức năng của mình. Thí dụ: Trường hợp Tịa án thấy cần trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung, qua trao đổi, Viện kiểm sát nhất trí thì Tịa án ra quyết định trả hồ sơ để Viện kiểm sát điều tra bổ sung. Trường hợp Viện kiểm sát khơng nhất trí nhận lại hồ sơ để điều tra bổ sung đã nói rõ lý do,

nhưng Tòa án vẫn thấy cần phải được điều tra bổ sung thì Tịa án ra quyết định trả hồ sơ để Viện kiểm sát điều tra bổ sung. Trong quyết định phải nói rõ những vấn đề cần được điều tra bổ sung (theo Điều 154). Trong trường hợp này, Viện kiểm sát cùng cấp cần nghiên cứu, giải quyết yêu cầu của Tòa án. Nếu kết quả điều tra bổ sung dẫn tới đình chỉ vụ án thì Viện kiểm sát ra quyết định đình chỉ vụ án và báo cho Tịa án biết. Nếu Viện kiểm sát khơng bổ sung được những vấn đề mà Tịa án yêu cầu mà vẫn giữ nguyên quyết định truy tố, thì chuyển hồ sơ trở lại cho Tòa án, kèm theo văn bản nói rõ lý do không điều tra bổ sung được. Khi nhận lại hồ sơ, trong thời hạn 15 ngày, Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử”.

Như vậy, có thể thấy tại giai đoạn chuẩn bị xét xử vụ án vẫn tồn tại mối quan hệ trao đổi một số nội dung vụ án bằng hình thức phiên họp trù bị. Mặc dù Thông tư liên tịch số 01–TANDTC–VKSNDTC/TTLT của Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ngày 08 tháng 12 năm 1988 về hướng dẫn thi hành một số quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự coi “việc họp trù bị giữa Tịa án và VKS khơng phải là thủ tục bắt buộc, mà chỉ là lề lối làm việc trong quan hệ phối hợp giữa Tòa án và VKS nhằm giúp nhau thực hiện tốt hơn chức năng của mỗi ngành…” thì thơng tư này cũng khơng thể phủ nhận tính tất yếu tồn tại khách quan quan hệ tố tụng giữa Tòa án và VKS, giữa Tòa án và những người tham gia tố tụng khác (chỉ trong trường hợp Tịa án khơng thực hiện bất kì hành vi tố tụng nào trong q trình chuẩn bị xét xử thì giữa Tịa án và VKS, Tịa án và những người tham gia tố tụng khác mới khơng có các quan hệ tố tụng ràng buộc nhau). Vấn đề là phải thừa nhận tính tất yếu của những quan hệ tố tụng đó và phải điều chỉnh các quan hệ đó bằng cách xác định rõ ràng quyền và nghĩa vụ tố tụng của các chủ thể tham gia. Trường hợp ngược lại, khi cố tình bỏ qua sự điều chỉnh của BLTHHS đối với những quan hệ này thì một khi chỉ là lề lồi làm việc, bên nào thấy cần thì chủ động mời bên kia trao đổi, khi thấy cần thiết thì tính tùy tiện sẽ là ngun tắc trong quan

hệ của các cơ quan này48. Hơn nữa, bên nào thấy cần thì mời bên kia trao đổi nhưng

48 Võ Thị Thủy Tiên (2001), Giai đoạn xét xử sơ thẩm trong tố tụng hình sự Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ Luật học – Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, tr.14.

sau khi trao đổi “dù nhất trí hay khơng nhất trí mỗi bên vấn tiến hành những cơng việc thuộc chức năng của mình”.

Một trong những thực tiễn tiếp nối phiên họp này là việc họp liên ngành giữa Tòa án – Viện kiểm sát – Cơ quan điều tra tại giai đoạn chuẩn bị xét xử để giải quyết thực chất phần lớn nội dung của vụ án. Tương tự, việc họp liên ngành cũng không được sự điều chỉnh của BLTTHS mà tồn tại dưới dạng các văn bản là quy chế. Các phiên họp trù bị, phiên họp liên ngành này có tạo ra cho Tịa án sự định kiến trong việc giải quyết vụ án hình sự khi mà các bên có sự thống nhất trong đường lối giải quyết và việc xét xử tại phiên tịa sơ thẩm là khơng cần thiết hay chỉ mang tính hình thức. Một bất cập nữa đặt ra trong các phiên họp trù bị, phiên họp liên ngành là thiếu vắng đi sự tham gia của bên đối trọng lại việc buộc tội, bên góp phần vào việc giải quyết vụ án hình sự là bị can, người bào chữa. Tại các phiên họp trù bị, phiên họp liên ngành chỉ với sự tham gia của Tòa án và bên buộc tội (Viện Kiểm sát, Cơ quan điều tra) thì vơ hình chung, Tịa án chỉ tiếp xúc với quan điểm và chứng cứ của bên buộc tội mà tạo ra định kiến cho việc giải quyết vụ án hình sự. Từ đó, việc tranh tụng của các bên tại phiên tòa xét xử chỉ mang tính hình thức vì đã có “án bỏ túi”, “án chỉ đạo”.

Dù mỗi quốc gia có sự lựa chọn mơ hình TTHS thẩm vấn hoặc mơ hình TTHS tranh tụng hoặc mơ hình TTHS pha trộn thì tiến trình giải quyết vụ án hình sự đều trải qua hoạt động chuẩn bị xét xử. Hiện nay, vẫn còn tồn tại nhiều quan điểm về tính độc lập của chuẩn bị xét xử. Trong các giáo trình về luật TTHS ở Việt Nam hiện nay, giai đoạn xét xử sơ thẩm được xem là giai đoạn tiếp nối ngay sau khi kết thúc giai đoạn điều tra, khi VKS ra quyết định truy tố bằng bản cáo trạng. Giai đoạn này gồm hai phần: chuẩn bị xét xử và phiên tòa sơ thẩm. Hay nói cách khác, chuẩn bị xét xử là một khâu, một phần của giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự bao gồm các hoạt động tố tụng khác nhau, có mối liên hệ và cùng hướng tới việc làm “tiền đề” cho hoạt động xét xử sơ thẩm đảm bảo việc xét xử đúng người, đúng

tội, đúng pháp luật49. Quan điểm trên cho rằng, chuẩn bị xét xử sơ thẩm chỉ là một phần của giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự và khơng phải là giai đoạn tố tụng độc lập. Bên cạnh đó, cũng có quan điểm cho rằng chuẩn bị xét xử quan hệ mật thiết với phiên toà sơ thẩm với tư cách là giai đoạn trước phiên toà sơ thẩm, là tiền đề cho phiên tồ sơ thẩm chứ khơng phải với tư cách là một phần của phiên toà sơ

thẩm50. Tức, quan điểm này thừa nhận tính độc lập của chuẩn bị xét xử vì chuẩn bị

xét xử mang đầy đủ đặc trưng của một giai đoạn tố tụng độc lập. Quan điểm này cho rằng không thể chỉ dựa vào cấu trúc của BLTTHS khi các quy định về chuẩn bị xét xử và toàn bộ quy định liên quan đến phiên tòa sơ thẩm đều được ghi nhận trong cùng một phần là xét xử sơ thẩm. Theo đó, cấu trúc của BLTTHS chỉ thuần túy là vấn đề về kỹ thuật lập pháp, không phải là cơ sở để giải quyết vấn đề về phân kỳ hoạt động TTHS – một trong những vấn đề lý luận quan trọng của TTHS.

Về mặt thực tiễn sau khi VKS chuyển hồ sơ vụ án sang Tồ án, Thẩm phán có nhiệm vụ nghiên cứu hồ sơ, kiểm tra xem xét toàn bộ các tài liệu, chứng cứ, vật chứng xem có phù hợp với vụ án hay khơng cũng như cáo trạng truy tố đã đầy đủ hay chưa? Việc kiểm tra xem xét này nhằm mục đích chuẩn bị cho việc đưa vụ án ra xét xử chính xác. Theo quy định của BLTTHS 2015 sau khi tiếp nhận hồ sơ do Chánh án phân công trong thời gian luật định Thẩm phán phải tiến hành các thủ tục bắt buộc như: Xem xét thẩm quyền, áp dụng thay đổi biện pháp ngăn chặn, kiểm tra tính có căn cứ của cáo trạng và chứng cứ vụ án, sự hiện diện của các chủ thể tham gia tố tụng,… Kết thúc giai đoạn này Thẩm phán phải ban hành một trong các quyết định như: Quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung, Quyết định tạm đình chỉ, Quyết định đình chỉ, Quyết định đưa vụ án ra xét xử. Về mặt lý luận thì đây là giai đoạn tiếp theo của tiến trình TTHS, giai đoạn này do Thẩm phán thực hiện nhằm mục đích kiểm tra, khắc phục, bổ sung những thiếu sót của giai đoạn trước. Giai đoạn chuẩn bị xét xử được thực hiện trong thời gian luật định, bắt đầu từ khi hồ sơ

49

Giáo trình Luật Tố tụng hình sự Việt Nam (Tái bản có sửa đổi, bổ sung), Trường Đại học Luật TPHCM, Nxb Hồng Đức – Hội Luật giaViệt Nam, năm 2018, tr.515.

50 Nguyễn Thái Phúc (2009), Đổi mới phiên tịa sơ thẩm hình sự nhằm đáp ứng các yêu cầu cái cách tư pháp, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 5.

vụ án được phân công cho Thẩm phán và kết thúc khi Thẩm phán ban hành một trong các quyết định nói trên. Như vậy, chuẩn bị xét xử thoả mãn các yếu tố về hình thức cũng như nội dung của một giai đoạn TTHS nên có thể xem là một giai đoạn tố tụng độc lập51. Việc thừa nhận tính độc lập của giai đoạn chuẩn bị xét xử trong pháp luật TTHS Việt Nam sẽ là cơ sở quan trọng để xây dựng và hoàn thiện các hoạt động tố tụng tại giai đoạn này, góp phần hiệu quả vào quá trình giải quyết vụ án hình sự, nhất là đối với phiên tòa xét xử sơ thẩm mà theo đó hình thức tố tụng chủ yếu của giai đoạn chuẩn bị xét xử là phiên tòa sơ bộ52.

Một câu hỏi đặt ra là khi ghi nhận các quy định về phiên tòa sơ bộ tại giai đoạn chuẩn bị xét xử vào BLTTHS Việt Nam thì có làm thay đổi mơ hình

Một phần của tài liệu Phiên tòa sơ bộ theo pháp luật tố tụng hình sự một số nước và kinh nghiệm cho việt nam (Trang 63 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)