Những trường hợp mở phiên tòa sơ bộ

Một phần của tài liệu Phiên tòa sơ bộ theo pháp luật tố tụng hình sự một số nước và kinh nghiệm cho việt nam (Trang 34)

2.1. Phiên tòa sơ bộ theo pháp luật tố tụng hình sự Liên Bang Nga

2.1.2. Những trường hợp mở phiên tòa sơ bộ

Để bắt đầu giai đoạn phiên tòa xét xử sơ thẩm thì vụ án hình sự phải trải qua thủ tục nhất định về chuyển giao hồ sơ vụ án từ cơ quan VKS sang Tòa án. Thủ tục này trong lý luận khoa học TTHS Liên Bang Nga gọi là giai đoạn chuyển vụ án sang Tòa án hoặc truy tố bị can ra trước Tòa án (Chương 33 BLTTHS Liên Bang Nga). Thẩm phán được phân công trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sẽ tiến hành các hoạt động tố tụng cần thiết để đánh giá xem có căn cứ để mở phiên tịa sơ bộ hoặc giải quyết vụ án hình sự theo thủ tục thơng thường. Do đó, khơng phải vụ án hình sự nào được chuyển đến Tòa án cũng tiến hành mở phiên tịa sơ bộ mà chỉ khi có các căn cứ được quy định trong BLTTHS Liên Bang Nga.

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 229 BLTTHS Liên Bang Nga, phiên tòa sơ bộ được tiến hành khi có một trong bốn căn cứ sau:

Thứ nhất, khi có yêu cầu của một trong các bên tranh tụng về tính khơng hợp pháp của chứng cứ trong hồ sơ vụ án (Khoản 2.1 Điều 229 BLTTHS Liên Bang Nga).

Mặc dù tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về các thuộc tính của chứng cứ nhưng đa số các quan điểm trong khoa học pháp lý hiện nay đều thừa nhận tính hợp pháp là một trong những thuộc tính quan trọng của chứng cứ.

Điều 74 BLTTHS Liên bang Nga quy định: “Chứng cứ trong vụ án hình sự là bất kỳ những gì mà Tịa án, Kiểm sát viên, Dự thẩm viên, Điều tra viên căn cứ vào đó theo thủ tục do Bộ luật này quy định để xác định có hay khơng có những tình tiết phải chứng minh trong quá trình tố tụng đối với vụ án cũng như những tình tiết khác có ý nghĩa đối với vụ án”.

Theo quy định này, có thể thấy pháp luật TTHS Liên Bang Nga cũng thừa nhận tính hợp pháp của chứng cứ được thể hiện ở việc chứng cứ được chứa đựng trong những nguồn và được thu thập bằng những biện pháp do pháp luật TTHS quy định.

Chứng cứ phải đảm bảo được các yêu cầu của quá trình thu thập, đánh giá, kiểm tra của các cơ quan tiến hành tố tụng. Thẩm phán, thành viên Bồi thẩm đoàn, kiểm sát viên, dự thẩm viên, nhân viên điều tra ban đầu đánh giá các chứng cứ theo niềm tin nội tâm dựa trên tổng hợp những chứng cứ có trong vụ án, căn cứ vào pháp luật và lương tâm, khơng có chứng cứ nào có hiệu lực nếu được xác định trước đó (Điều 17 BLTTHS Liên Bang Nga).

Nguồn chứng cứ được hiểu là nơi, mà từ đó, cơ quan tiến hành tố tụng

cũng như người tiến hành tố tụng có thể tìm ra chứng cứ trong vụ án hình sự29

. Biện pháp thu thập chứng cứ là cách thức mà các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng sử dụng để thu thập chứng cứ. Những tài liệu không được phản ánh từ những nguồn và thu thập bằng những biện pháp do pháp luật tố tụng hình sự quy định thì khơng được coi là chứng cứ. Trong q trình thu thập chứng cứ ở giai đoạn điều tra, truy tố mà Kiểm sát viên hoặc người bào chữa hoặc bị can phát hiện chứng cứ mà bên kia thu thập là không hợp pháp, khơng tn theo trình tự, thủ tục do

29

Vương Văn Bép (2014), Những vẫn đề lý luận và thực tiễn về chế định chứng cứ trong Luật TTHS Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ Luật học – Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội, tr.60.

BLTTHS Liên Bang Nga quy định thì có quyền u cầu Tịa án xem xét về tính hợp pháp của chứng cứ đó tại phiên tịa sơ bộ.

Khi đó, bên có yêu cầu sẽ nộp lên Tòa án đơn xin loại trừ chứng cứ (Petition for Excluding Proof) (Khoản 1 Điều 235 BLTTHS Liên Bang Nga). Tại phiên tịa sơ bộ, bên có u cầu phải đưa ra các lập luận để chứng minh rằng chứng cứ đó được thu thập vi phạm các quy định của BLTTHS Liên Bang Nga (Khoản 4 Điều 235). Nếu Thẩm phán chấp nhận yêu cầu về việc loại trừ chứng cứ trong phiên tịa sơ bộ thì chứng cứ đó mất hiệu lực pháp lý, không được sử dụng làm căn cứ buộc tội hoặc gỡ tội trong bản án hoặc cả trong quá trình tố tụng (Khoản 5 Điều 235) hoặc nếu vụ án được xét xử bởi Bồi thẩm đoàn, các bên cũng khơng có quyền thơng báo về sự tồn tại của chứng cứ đã bị loại trừ bởi Tòa án (Khoản 6 Điều 235 BLTTHS Liên Bang Nga).

Thứ hai, khi có căn cứ trả hồ sơ cho VKS để khắc phục những vi phạm thủ tục tố tụng nghiêm trọng trong giai đoạn điều tra, truy tố (Khoản 2.2 Điều 229 BLTTHS Liên Bang Nga).

Vi phạm thủ tục tố tụng nghiêm trọng có thể được hiểu là những vi phạm do việc cơ quan tiến hành tố tụng không làm hoặc làm không đúng với quy định của pháp luật ảnh hưởng đến việc xác định sự thật của vụ án hoặc xâm phạm đến quyền,

lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng30. Theo quy định của pháp luật TTHS

Liên Bang Nga, những vi phạm thủ tục tố tụng nghiêm trọng này trong giai đoạn điều tra, truy tố được xem là những trở ngại ảnh hưởng đến việc xét xử của Tòa án. Tại phiên tịa sơ bộ, Thẩm phán tự mình hoặc theo yêu cầu của một trong các bên trả lại hồ sơ vụ án cho VKS để khắc phục những trở ngại trong việc xét xử của Toà án trong những trường hợp sau (Khoản 1 Điều 237 BLTTHS Liên Bang Nga):

- Việc lập Cáo trạng hoặc quyết định truy tố vi phạm những quy định

của Bộ luật này dẫn đến Tồ án khơng có khả năng ra bản án hoặc quyết định dựa trên cơ sở bản Cáo trạng hoặc quyết định truy tố đó.

30

Trần Xuân Huệ (2009), Trả hồ sơ để điều tra bổ sung của Tòa án cấp sơ thẩm – Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận văn Thạc sỹ Luật học – Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.11.

- Bản sao bản Cáo trạng hoặc quyết định truy tố không được giao cho bị can.

- Cần thiết phải lập bản Cáo trạng hoặc quyết định truy tố và chuyển cho Toà án kèm theo quyết định biện pháp bắt buộc chữa bệnh.

- Có lý do để nhập vụ án đang giải quyết với các vụ án khác được quy

định tại Điều 153 của Bộ luật này.

- Bị can khơng được giải thích về quyền và nghĩa vụ được quy định tại

phần thứ năm của Bộ luật này.

Tại phiên tòa sơ bộ, Thẩm phán xét thấy có một trong các căn cứ nêu trên thì Thẩm phán sẽ trả hồ sơ cho VKS và giao trách nhiệm cho Kiểm sát viên trong thời hạn 05 ngày phải bảo đảm khắc phục những vi phạm đó (Khoản 2 Điều 237 BLTTHS Liên Bang Nga).

Thứ ba, khi có căn cứ tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án.

Tạm đình chỉ vụ án có thể được hiểu là việc cơ quan tiến hành tố tụng tạm ngừng hoạt động tố tụng hình sự đối với vụ án hoặc đối với bị can, bị cáo khi có những căn cứ luật định. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 238 BLTTHS Liên Bang Nga các căn cứ để tạm đình chỉ vụ án hình sự bao gồm:

- Trong trường hợp bị can bỏ trốn và không biết được họ đang ở đâu;

- Bị can bị bệnh nặng và được xác nhận bằng một kết luận y tế;

- Vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án hiến pháp Liên Bang Nga;

- Nơi ở của bị can được biết nhưng khơng có khả năng thực tế về sự tham gia của họ vào quá trình tố tụng.

Đình chỉ vụ án trong tố tụng hình sự có thể được hiểu là việc cơ quan tiến hành tố tụng ra quyết định chấm dứt hoạt động tiến hành tố tụng đối với vụ án hoặc đối với bị can, bị cáo khi có những căn cứ theo luật định. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 212 BLTTHS Liên Bang Nga, các căn cứ đình chỉ vụ án hình sự được quy định từ Điều 24 đến Điều 28 của Bộ luật này bao gồm:

- Các căn cứ tại Điều 24 như khơng có sự kiện phạm tội; hết thời hạn truy tố; bị can chết; khơng có đơn khiếu nại của bị hại đối với các vụ án được khởi tố theo yêu cầu của bị hại,…

- Các căn cứ tại Điều 27 như bị cáo được ân xá; Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật;…

Thứ tư, khi cần thiết xem xét vấn đề xét xử có sự tham gia của đồn bồi thẩm.

Xét xử có bồi thẩm đồn là một trong những điểm nhấn lớn trong khuôn khổ cải cách tư pháp của Cộng hòa liên bang Nga. Khoản 2 Điều 47 và Khoản 4 Điều 123 Hiến pháp 1993 đã đảm bảo quyền phiên tịa có bồi thẩm tham gia. Theo quy định của luật, quyền này chỉ có hiệu lực thi hành đối với các tội phạm nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng và được xét xử bởi Tòa án chuyên trách (subject level courts). Bồi thẩm Nga hoạt động độc lập với Thẩm phán và về cơ bản giống mô hình bồi thẩm trong hệ thống luật Anh – Mỹ. Điểm khác biệt duy nhất và đáng kể là khi kết luận bồi thẩm Cộng hịa liên bang Nga khơng đơn thuần chỉ trả lời với Thẩm phán rằng bị cáo có tội hay khơng có tội mà khơng cần đưa lý do (Điều 399 BLTTHS Liên Bang Nga).

Tại thời điểm kết thúc giai đoạn điều tra sơ bộ, các Điều tra viên phải thông báo cho bị cáo trong các vụ án được xét xử có sự tham gia của bồi thẩm về bản chất của bồi thẩm cũng như quyền yêu cầu bồi thẩm tham gia phiên tòa của bị cáo. Một phiên tòa sơ bộ là bắt buộc khi bị cáo có yêu cầu bồi thẩm tham gia xét xử và tại phiên tòa này bị cáo lại được hỏi để xác nhận yêu cầu mời bồi thẩm của mình. Một khi yêu cầu mời bồi thẩm được bị cáo xác nhận thì u cầu đó khơng thể thay đổi. Theo quy định của BLTTHS Liên Bang Nga, trong các vụ án có nhiều bị can, nếu chỉ cần một bị can yêu cầu mời bồi thẩm thì phiên tịa sẽ có bồi thẩm tham gia.

Qua các phân tích trên, có thể thấy căn cứ mở phiên tòa sơ bộ trong BLTTHS Liên Bang Nga mang tính chất xem xét về hình thức (trình tự, thủ tục) chuẩn bị cho phiên tịa xét xử chứ Thẩm phán khơng can thiệp vào nội dung của vụ

án (trừ các căn cứ đình chỉ vụ án). Ngay cả ra quyết định đình chỉ vụ án tại giai đoạn chuẩn bị xét xử cũng phải được xem xét trong phiên tòa sơ bộ với sự tham gia của các bên tranh tụng chứ không phải từ việc xem xét đơn phương của Thẩm phán. Trong BLTTHS của nước Nga Xô Viết trước đây, tại giai đoạn chuẩn bị xét xử, Thẩm phán có quyền quyết định trả hồ sơ cho VKS để điều tra bổ sung khi cho rằng hồ sơ không đủ chứng cứ mà Tòa án không thể bổ sung được hoặc khi thấy có căn cứ để truy tố bị can về tội mới liên quan đến tội mà bị can đang bị truy tố hoặc cần thiết thay đổi nội dung truy tố bị cáo theo hướng nặng hơn hoặc khi có thay đổi khác biệt lớn về tình tiết, sự kiện thực tế của vụ án hoặc khi có vi phạm thủ tục tố tụng nghiêm trọng trong quá trình điều tra, truy tố. Có thể cho rằng, trong giai đoạn này, thực chất BLTTHS của nước Nga Xô Viết đã cho phép Thẩm phán kiểm tra khơng chỉ tính hợp pháp mà cả tính có căn cứ (nội dung) của cáo trạng trước khi quyết định mở phiên tòa xét xử. Đến BLTTHS năm 2001 của Liên Bang Nga đã thu hẹp thẩm quyền của Thẩm phán ở giai đoạn này. Thẩm phán khơng có thẩm quyền trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung với lý do khơng đủ chứng cứ để mở phiên tịa xét xử sơ thẩm hoặc cần thiết phải truy tố bổ sung hoặc cần thiết thay đổi nội dung truy tố theo hướng nặng hơn với bị cáo. Thẩm phán chỉ có quyền trả hồ sơ cho VKS với lý do duy nhất là đã có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong quá trình điều tra, truy tố và với những vi phạm này theo luật khơng thể mở phiên tịa xét xử bị cáo được.

2.1.3. Trình tự, thủ tục tiến hành phiên tịa sơ bộ

Để bắt đầu giai đoạn phiên tịa xét xử sơ thẩm thì vụ án hình sự phải trải qua thủ tục nhất định về chuyển giao hồ sơ vụ án từ cơ quan VKS sang Tòa án. Thủ tục này trong lý luận khoa học TTHS Liên Bang Nga gọi là giai đoạn chuyển vụ án sang Tòa án hoặc truy tố bị can ra trước Tòa án và có những nhiệm vụ sau đây:

- Kiểm tra chất lượng của giai đoạn điều tra bao gồm vấn đề có thu thập đủ chứng cứ để có thể xét xử sơ thẩm hay khơng? Trong q trình điều tra có tn thủ các quyền của bị can hay không và những quy định khác của BLTTHS hay không?

- Kiểm tra tất cả các điều kiện cần thiết để tiến hành phiên tòa sơ thẩm.

- Xác định phạm vi xét xử của Tòa án tại phiên tòa sơ thẩm.

Ý nghĩa của thủ tục này là tạo điều kiện thực tế bảo đảm cho việc mở và tiến hành phiên tòa xét xử sơ thẩm thuận lợi, hiệu quả và bảo đảm tính khách quan của Thẩm phán khi xét xử vì Thẩm phán khơng được can thiệp trước vào một số nội dung của vụ án như chứng cứ của vụ án đã đủ hay chưa, tội danh của bị cáo có đúng hay không,…

Trong giai đoạn này, Thẩm phán cũng phải kiểm tra có một trong các căn cứ để mở phiên tịa sơ bộ hay khơng (Khoản 2 Điều 229). Nếu có một trong các căn cứ mở phiên tịa sơ bộ thì trong thời hạn khơng q 30 ngày kể từ ngày vụ án được chuyển sang Tịa án hoặc khơng q 14 ngày kể từ ngày vụ án được chuyển sang Tòa án nếu trong vụ án có bị can bị tạm giam (Khoản 3 Điều 227 BLTTHS Liên Bang Nga), Thẩm phán phải ra quyết định tiến hành phiên tòa sơ bộ.

Tại phiên tịa sơ bộ có sự tham gia của Thẩm phán chủ tọa và các bên tranh tụng bao gồm: Kiểm sát viên, bị can và người bào chữa. Phiên tòa sơ bộ được tiến hành như một phần “giản lược” của phiên tòa xét xử, chủ yếu tập trung vào việc trình bày chứng cứ và tranh luận của các bên. Theo đó, Kiểm sát viên sẽ trình bày các chứng cứ đã thu thập được trong quá trình điều tra, truy tố và thuyết phục Thẩm phán chủ tọa tin rằng đã đủ chứng cứ để tin rằng đã có tội phạm xảy ra và bị can là người thực hiện hành vi phạm tội bằng việc ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. Ngược lại, người bào chữa, bị can sẽ đưa ra các chứng cứ đã thu thập được để thuyết phục Thẩm phán tin rằng bị can vô tội hoặc ra các quyết định làm chấm dứt vụ án hình sự. Sau đó, Kiểm sát viên và người bào chữa, bị can sẽ tranh luận với nhau về các chứng cứ đã được các bên trình bày nhằm thuyết phục Thẩm phán chủ tọa phiên tịa sơ bộ. Trong q trình này, các bên có thể tiến hành lấy lời khai nhân chứng, bị hại hoặc yêu cầu trưng cầu giám định. Tuy nhiên, việc triệu tập này đã được Tòa án chấp nhận bằng việc các bên gửi lên Tòa án danh sách nhân chứng, bị hại hoặc người giám định trước khi tiến hành phiên tòa sơ bộ. Khi nghe các bên

trình bày, Thẩm phán có thể ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, quyết định làm chấm dứt vụ án hình sự hoặc quyết định loại trừ chứng cứ không hợp pháp, các bên khơng được sử dụng chứng cứ tại phiên tịa xét xử sơ thẩm hoặc quyết định trả hồ sơ cho

Một phần của tài liệu Phiên tòa sơ bộ theo pháp luật tố tụng hình sự một số nước và kinh nghiệm cho việt nam (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)