2.3. Phiên tòa sơ bộ theo pháp luật tố tụng hình sự Italia
2.3.4. Những quyết định ban hành tại phiên tòa sơ bộ
Khi các bên kết thúc việc trình bày chứng cứ và tranh luận, Thẩm phán xét xử sơ bộ nếu tin rằng đã đủ chứng cứ truy tố bị can thì sẽ ra quyết định cơng nhận bản cáo trạng chính thức đưa người bị buộc tội ra xét xử (rinvio a giudizio) hoặc các quyết định làm chấm dứt vụ án hoặc yêu cầu điều tra thêm (Khoản 1 Điều 424 BLTTHS Italia).
Trường hợp Thẩm phán xét xử sơ bộ tin rằng có nguyên nhân để loại trừ hành vi phạm tội hoặc cần phải kết thúc việc tiếp tục truy tố hình sự hoặc hành vi đó khơng bị coi là phạm tội hoặc hành vi đã không xảy ra hoặc bị cáo khơng phạm tội hoặc hành vi đó khơng cấu thành tội phạm hoặc người này khơng bị trừng phạt vì bất kỳ lý do gì, Thẩm phán Phiên tịa sơ bộ sẽ đưa ra quyết định khơng có căn cứ để tiến hành truy tố bị cáo và Thẩm phán phải chỉ ra nguyên nhân trong phần nội dung của quyết định. Thẩm phán xét xử sơ bộ cũng ra quyết định này nếu tin rằng không đủ chứng cứ, có sự mâu thuẫn hoặc có lý do khơng phù hợp để tiếp tục truy tố (Khoản 1 và Khoản 3 Điều 425 BLTTHS Italia).
Thẩm phán xét xử sơ bộ có thể ra lệnh yêu cầu điều tra thêm (Điều 421b) hoặc đưa ra những chứng cứ làm cơ sở cho quá trình ra quyết định (Điều 422
44
Tơ Văn Hịa (chủ biên) (2012), Những mơ hình tố tụng hình sự điển hình trên thế giới, Nxb. Hồng Đức, tr.236.
BLTTHS45). Sau đó, Tịa án sẽ ấn định ngày mở phiên tịa sơ bộ mới kèm theo đó là quyết định triệu tập người làm chứng, bị hại hoặc người giám định.
Thông thường, biên bản của phiên tịa sơ bộ có hình thức bằng văn bản (verbale) nhưng theo u cầu của các bên thì Thẩm phán có thể ra lệnh ghi âm hoặc ghi hình (Khoản 4 Điều 420 BLTTHS). Băng ghi âm hoặc ghi hình này được Tịa án thực hiện chỉ để phục vụ các bên.
Theo quy định tại Điều 426 BLTTHS Italia thì các quyết định được ban hành khi kết thúc phiên tòa sơ bộ phải bảo đảm các nội dung sau: tiêu đề nhân danh nước Cộng hòa Italia và cơ quan Tòa án; các chi tiết nhân thân của bị cáo; lời buộc tội; mô tả ngắn gọn về chứng cứ buộc tội và chứng cứ gỡ tội mà các bên đã cung cấp; quyết định của Thẩm phán và điều luật được áp dụng; ngày ban hành và chữ ký của Thẩm phán xét xử sơ bộ.
Một công việc khác mà Thẩm phán sơ bộ phải làm trong trường hợp người bị tình nghi chính thức bị buộc tội là tách hồ sơ của Công tố viên khỏi hồ sơ để chuyển tới Thẩm phán xét xử. Nói cách khác, Thẩm phán sơ bộ sẽ phải tách một phần tài liệu trong hồ sơ hình sự của Cơng tố viên để tạo ra một bộ hồ sơ hình sự khác phục vụ cho Thẩm phán xét xử. Hồ sơ này chỉ bao gồm một số thông tin cơ bản như cáo trạng, danh sách chứng cứ mà các bên sẽ sử dụng tại phiên tòa và một số loại chứng cứ nhất định,… (Điều 431 BLTTHS). Mục đích của việc này là bảo đảm cho Thẩm phán xét xử thực sự khách quan khi xét xử vụ án trong khi vẫn có những thơng tin cơ bản về vụ án để việc xét xử nhanh chóng và có hiệu quả.
Như vậy, pháp luật TTHS Italia cũng có những quy định về phiên tịa sơ bộ bao gồm thành phần tham gia phiên tịa, căn cứ mở phiên tịa, trình tự, thủ tục tiến hành và những quyết định ban hành tại phiên tòa sơ bộ. Trong đó, những trường hợp mở phiên tòa sơ bộ cũng căn cứ vào loại tội phạm (tội phạm nghiêm trọng được quy định trong BLHS). BLTTHS Italia quy định chặt chẽ trình tự, thủ
45
Quyền hạn của Thẩm phán xét xử sơ bộ trong việc ra lệnh điều tra thêm và bổ sung chứng cứ được quy định trong Luật số 479 năm 1999.
tục tiến hành phiên tòa sơ bộ và khả năng xem xét, đánh giá lại chứng cứ đã được trình bày tại phiên tịa sơ bộ bằng phiên tịa xét xử chính thức.
Qua việc phân tích pháp luật TTHS Cộng hịa Liên Bang Nga, Hoa Kỳ và Italia về những nội dung của phiên tòa sơ bộ bao gồm chủ thể tham gia phiên tòa sơ bộ; những trường hợp mở phiên tòa sơ bộ; trình tự, thủ tục tiến hành phiên tịa sơ bộ; những quyết định ban hành tại phiên tòa sơ bộ, tác giả rút ra một số nhận xét như sau: Các quốc này đều dành một chế định riêng trong BLTTHS (Liên Bang Nga, Italia) hoặc trong Nguyên tắc TTHS Liên Bang (Hoa Kỳ) quy định về phiên tòa sơ bộ.
Thứ nhất, về chủ thể tham gia phiên tòa sơ bộ. Các quốc gia này đều quy
định thành phần tham gia phiên tòa sơ bộ bao gồm Thẩm phán chủ tọa, các bên tranh tụng là Công tố viên, Kiểm sát viên, người bào chữa, người bị buộc tội. Ngồi ra, cịn có sự tham gia của người làm chứng, bị hại hoặc chuyên gia giám định nếu được Thẩm phán đồng ý triệu tập theo đề nghị của các bên. Riêng Italia có sự quy định chặt chẽ về nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán xét xử sơ bộ – Thẩm phán chuyên biệt trong pháp luật TTHS. Ngồi ra, Italia cịn có các quy định về hướng giải quyết khi người bào chữa hoặc người bị buộc tội vắng mặt tại phiên tòa sơ bộ.
Thứ hai, về những trường hợp mở phiên tòa sơ bộ. Pháp luật TTHS Hoa
Kỳ và Itali đều quy định những trường hợp mở phiên tòa sơ bộ căn cứ vào loại tội phạm mà Công tố viên truy tố người bị buộc tội. Khác với pháp luật TTHS Hoa Kỳ và Italia, BLTTHS Liên Bang Nga quy định những trường hợp mở phiên tòa sơ bộ căn cứ vào việc chuẩn bị những điều kiện về hình thức cho phiên tịa xét xử sơ thẩm (như khắc phục vi phạm tố tụng, loại trừ chứng cứ khơng hợp pháp,…).
Thứ ba, về trình tự, thủ tục tiến hành phiên tịa sơ bộ. Nhìn chung, trình
tự, thủ tục tiến hành phiên tịa sơ bộ trong pháp luật TTHS Liên Bang Nga, Hoa Kỳ và Italia khá chi tiết và chặt chẽ bằng các quy định về thời hạn mở phiên tòa sơ bộ, gửi thông báo cho các bên tranh tụng. Phiên tòa sơ bộ trong pháp luật TTHS các quốc gia này diễn ra như một phiên tranh tụng có sự trình bày chứng cứ và tranh luận nhằm thuyết phục Thẩm phán chủ tọa phiên tịa sơ bộ có đưa vụ án ra xét xử
hay khơng. Ngồi ra, phiên tòa sơ bộ còn là phiên tòa để các bên đề nghị Thẩm phán giải quyết vụ án theo một số thủ tục đặc biệt như thỏa thuận nhân tội (Liên Bang Nga), thủ tục xét xử rút gọn (Italia). Riêng đối với pháp luật TTHS Italia có sự quy định cụ thể về trường hợp Công tố viên sửa đổi cáo buộc tại phiên tòa sơ bộ và giới hạn của việc sửa đổi này; hướng giải quyết khi các bên đề nghị cung cấp thêm chứng cứ sau khi kết thúc phiên tòa sơ bộ.
Thứ tư, về những quyết định ban hành tại phiên tịa sơ bộ. Các quốc gia có
ghi nhận phiên tòa sơ bộ đều xem phiên tòa sơ bộ như là một công cụ “sàng lọc” các vụ án có chứng cứ yếu, loại trừ các chứng cứ không hợp pháp và chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việc mở phiên tòa xét xử sơ thẩm. Do đó, khi kết thúc phiên tịa sơ bộ, pháp luật TTHS Liên Bang Nga, Hoa Kỳ và Italia đều trao cho Thẩm phán chủ tọa có quyền ra quyết định đưa vụ án ra xét xử nếu tin rằng đã có đủ chứng cứ để xét xử người bị buộc tội hoặc ra các quyết định về điều tra bổ sung, cung cấp thêm chứng cứ hoặc quyết định làm chấm dứt vụ án hình sự. Như vậy, có thể thấy, phiên tòa sơ bộ khơng chỉ giải quyết về mặt hình thức (thủ tục) để chuẩn bị cho phiên tòa xét xử mà còn xem xét, giải quyết một số vấn đề về nội dung của vụ án hình sự bằng các quyết định làm chấm dứt vụ án hình sự.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong chương 2, trên cơ sở nghiên cứu có hệ thống các vấn đề liên quan đến phiên tòa sơ bộ trong pháp luật TTHS Liên Bang Nga, Hoa Kỳ và Italia, Luận văn đã làm rõ các nội dung sau:
Thứ nhất, về chủ thể tham gia phiên tòa sơ bộ. Các quốc này đều quy định
phiên tịa sơ bộ có sự tham gia của Thẩm phán chủ tọa, các bên tranh tụng bao gồm Công tố viên (Kiểm sát viên), người bào chữa, người bị buộc tội. Ngồi ra, cịn có sự tham gia của bị hại, người làm chứng hoặc người giám định (nếu có).
Thứ hai, về những trường hợp mở phiên tòa sơ bộ. Mỗi quốc gia có sự quy
định khác nhau về các trường hợp mở phiên tòa sơ bộ bao gồm hai loại căn cứ là căn cứ vào loại tội phạm và căn cứ về hình thức (trình tự, thủ tục). Tuy nhiên cũng có một số loại trừ đối với những trường hợp này như người bị buộc tội từ bỏ quyền được tiến hành phiên tòa sơ bộ, vụ án được giải quyết bằng các thủ tục khác.
Thứ ba, về trình tự, thủ tục tiến hành phiên tịa sơ bộ đều được pháp luật TTHS các quốc gia này quy định một cách chặt chẽ. Phiên tòa sơ bộ được xem như
một phiên tranh luận mà ở đó có sự cơng khai chứng cứ, có sự tranh luận và bảo vệ quan điểm của các bên nhằm thuyết phục Thẩm phán có nên đưa vụ án ra xét xử bằng phiên tịa chính thức hay khơng.
Thứ tư, về những quyết định ban hành tại phiên tòa sơ bộ. Các quốc gia này đều ghi nhận thẩm quyền của Thẩm phán ngay sau khi kết thúc phiên tịa sơ bộ có thể ra một trong các quyết định như quyết định đưa vụ án ra xét xử, quyết định trả hồ sơ để bổ sung thêm chứng cứ hoặc quyết định làm chấm dứt vụ án hình sự
Như vậy, qua việc nghiên cứu nội dung Chương 2, Luận văn đã đánh giá để nhìn nhận rõ hơn những điểm giống nhau, khác nhau cũng như những nhân tố tích cực của từng nội dung về phiên tòa sơ bộ trong pháp luật các quốc gia, làm nền tảng cho việc kiến nghị xây dựng các quy định cụ thể về phiên tòa sơ bộ đáp ứng các u cầu về mơ hình TTHS, nguyên tắc TTHS, điều kiện cải cách tư pháp của Việt Nam tại Chương 3.
CHƯƠNG 3
KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM TRONG VIỆC XÂY DỰNG PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VỀ PHIÊN TỊA SƠ BỘ