Mối quan hệ giữa phiên tòa sơ bộ với phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án

Một phần của tài liệu Phiên tòa sơ bộ theo pháp luật tố tụng hình sự một số nước và kinh nghiệm cho việt nam (Trang 28 - 32)

1.3. Mối quan hệ giữa phiên tòa sơ bộ với các chế định có liên quan

1.3.2. Mối quan hệ giữa phiên tòa sơ bộ với phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án

hình sự

Phiên tịa sơ thẩm là giai đoạn trung tâm, giải quyết thực chất vụ án hình sự, trả lời câu hỏi cơ bản: bị cáo có tội hay khơng có tội? Hình phạt? Là nơi mà các chứng cứ thu thập được trong quá trình điều tra, truy tố được trình bày đầy đủ, xem xét cơng khai tại phiên tòa, là nơi mà quyền và nghĩa vụ của những người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng thể hiện rõ nét nhất25. Phiên tòa sơ thẩm là

sự áp dụng quyền lực Nhà nước vào trường hợp cụ thể26. Dù quốc gia theo mơ hình

TTHS tranh tụng, TTHS pha trộn hay TTHS thẩm vấn thì phiên tịa xét xử sơ thẩm cũng đều hướng đến những mục đích này, chỉ là cách thức tiến hành và tổ chức phiên tịa ở từng mơ hình TTHS có những đặc trưng riêng.

Như đã phân tích, phiên tịa sơ bộ chính là sự chuẩn bị cần thiết và quan trọng cho việc mở phiên tòa xét xử sơ thẩm. Phiên tòa sơ bộ là hoạt động tố tụng diễn ra trước, là cơ sở cho việc tiến hành phiên tòa xét xử sơ thẩm. Hay nói cách khác, mối quan hệ giữa phiên tòa sơ bộ với phiên tòa xét xử sơ thẩm là quan hệ “cần và đủ” để đưa ra một phán quyết đúng đắn, góp phần giải quyết hiệu quả vụ án hình sự. Tuy nhiên, giữa phiên tịa sơ bộ và phiên tịa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự cũng có những điểm khác biệt cơ bản. Cụ thể:

Thứ nhất, về thời gian tiến hành tố tụng: phiên tòa sơ bộ chỉ diễn ra

trong thời gian ngắn hơn nhiều so với phiên tòa xét xử sơ thẩm. Sự khác biệt này cũng xuất phát từ mục đích mà mỗi phiên tịa hướng tới.

25

Đinh Văn Quế (2011), Thủ tục xét xử sơ thẩm trong Tố tụng hình sự Việt Nam - Thực trạng và phương hướng hoàn thiện, Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Hồn thiện mơ hình tố tụng hình sự Việt Nam đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp - Kinh nghiệm Cộng hòa liên bang Đức”.

26 Võ Thị Thủy Tiên (2001), Giai đoạn xét xử sơ thẩm trong tố tụng hình sự Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ Luật học – Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, tr.48.

Thứ hai, về mục đích. Phiên tịa sơ bộ chỉ xem xét, đánh giá các chứng

cứ được bên đưa ra có đủ để xác định tội phạm đã xảy ra và bị cáo là người thực hiện hành vi phạm tội để ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. Hay nói cách khác, phiên tịa sơ bộ chỉ là sự sàng lọc các vụ án – để loại trừ các vụ án có chứng cứ yếu và bảo vệ các bị cáo khỏi sự truy tố vơ căn cứ27. Cịn phiên tịa xét xử sơ thẩm nhằm mục đích đánh giá, làm rõ các chứng cứ được đưa ra để xác định bị cáo có tội hay khơng có tội, bị cáo phạm tội gì và hình phạt được áp dụng ra sao.

Thứ ba, về trách nhiệm chứng minh tội phạm. Trách nhiệm chứng minh

tội phạm của Viện Công tố (VKS) được cho là “nhẹ nhàng” hơn tại phiên tòa sơ bộ vì chỉ cần đưa ra các chứng cứ quan trọng để thuyết phục Thẩm phán tin rằng đã có tội phạm xảy ra và đưa vụ án ra xét xử. Đối với phiên tòa xét xử sơ thẩm, trách nhiệm chứng minh tội phạm của Viện Công tố (VKS) được đề cao hơn để không chỉ thuyết phục Thẩm phán mà cả Bồi thẩm đoàn về cả chất lượng và số lượng chứng cứ đưa ra chứng minh bị cáo phạm tội cụ thể và hình phạt được áp dụng.

Thứ tư, về chủ thể tham gia. Chủ thể tham gia phiên tòa sơ bộ bao gồm

Thẩm phán chủ tọa, người tiến hành tố tụng (Công tố viên, Kiểm sát viên), người bị buộc tội, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác (nếu có). Đối với phiên tòa xét xử sơ thẩm, chủ thể tham gia với số lượng nhiều hơn bao gồm: Thẩm phán chủ tọa (Thẩm phán đã tham gia phiên tịa sơ bộ thì khơng được tham gia phiên tòa xét xử sơ thẩm), Bồi thẩm đồn, Cơng tố viên (Kiểm sát viên), bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác (người làm chứng, bị hại, người giám định,…).

Thứ năm, về hoạt động tố tụng và văn bản tố tụng. Hoạt động tố tụng

diễn ra tại phiên tòa sơ bộ đơn giản hơn nhiều so với phiên tòa xét xử sơ thẩm. Kết quả của phiên tòa sơ bộ là quyết định đưa vụ án ra xét xử hoặc yêu cầu bổ sung chứng cứ hoặc quyết định làm chấm dứt vụ án hình sự. Đối với phiên tịa xét xử sơ

27

Sự khác biệt giữa Phiên tòa sơ bộ và Phiên tòa xét xử sơ thẩm,

https://www.nolo.com/legal-encyclopedia/the-difference-between-preliminary-hearing-trial.html (truy cập lần cuối ngày 06/4/2020).

thẩm thì văn bản tố tụng đặc trưng là Bản án xác định bị cáo có tội hay vơ tội, bị cáo phạm tội gì và hình phạt được áp dụng.

Tóm lại, phiên tịa sơ bộ và phiên tịa xét xử sơ thẩm có mối quan hệ tác động lẫn nhau. Phiên tòa sơ bộ là cơ sở cần thiết đảm bảo hiệu quả cho phiên tòa xét xử sơ thẩm, còn phiên tòa xét xử sơ thẩm là sự phát triển nối tiếp các hoạt động tố tụng đã diễn ra tại phiên tòa sơ bộ. Tuy nhiên, phiên tòa sơ bộ và phiên tòa xét xử sơ thẩm cũng có những đặc điểm riêng biệt. Trong đó, việc xác định chính xác mục đích và các hoạt động tố tụng tại phiên tòa sơ bộ cũng như phiên tòa xét xử sơ thẩm là cơ sở cho việc giải quyết vụ án hình sự đúng đắn và hiệu quả.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Phiên tòa sơ bộ là một trong những chế định và hoạt động tố tụng quan trọng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự được quy định không chỉ ở những quốc gia theo mơ hình TTHS tranh tụng mà cả những quốc gia có mơ hình TTHS pha trộn cũng có sự học hỏi và ghi nhận vào trong pháp luật TTHS. Do đó, trong Chương này, tác giả đã tập trung nghiên cứu, làm rõ một số nội dung cơ bản sau:

Thứ nhất, tác giả rút ra và hoàn thiện khái niệm về phiên tòa sơ bộ là

phiên tòa được tổ chức trước khi mở phiên tòa xét xử vụ án theo những căn cứ luật định với sự tham gia của những người tiến hành tố tụng, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác nhằm xác định có đủ chứng cứ để buộc tội người bị buộc tội tại phiên tòa sơ thẩm được thể hiện bằng quyết định đưa vụ án ra xét xử hoặc quyết định bổ sung chứng cứ hoặc các quyết định làm chấm dứt vụ án hình sự. Từ khái niệm này, tác giả phân tích một số đặc điểm của phiên tòa sơ bộ về thời điểm, mục đích, chủ thể, căn cứ và văn bản tố tụng. Bên cạnh đó, Luận văn cịn làm rõ một số ý nghĩa của phiên tòa sơ bộ đối với phiên tòa xét xử sơ thẩm cũng như đối với cả quá trình giải quyết vụ án hình sự.

Thứ hai, phân tích một số cơ sở của việc quy định phiên tòa sơ bộ trong

TTHS. Trong đó, phiên tịa sơ bộ chịu sự chi phối và quyết định chủ yếu của yếu tố về mơ hình TTHS.

Thứ ba, Luận văn làm rõ mối quan hệ giữa phiên tòa sơ bộ với giai đoạn

chuẩn bị xét xử và với phiên tòa xét xử sơ thẩm. Đây là cơ sở xác định trình tự của các hoạt động tố tụng cũng như cơ sở cho việc hoàn thiện các quy định pháp luật trong giai đoạn chuẩn bị xét xử và phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự.

CHƯƠNG 2

PHIÊN TỊA SƠ BỘ THEO

PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ MỘT SỐ NƯỚC

Trên thế giới, nhiều quốc gia đã có sự ghi nhận cũng như áp dụng có hiệu quả các quy định liên quan đến phiên tòa sơ bộ trong việc giải quyết vụ án hình sự. Theo đó, trong đề tài này, tác giả lựa chọn nghiên cứu pháp luật TTHS của Cộng hòa liên bang Nga, Hoa Kỳ và Italia là những quốc gia phát triển và có trình độ kỹ thuật lập pháp cao, đặc biệt là có nhiều kinh nghiệm trong việc xây dựng cũng như áp dụng các quy định về phiên tòa sơ bộ. Đồng thời, một số quốc gia này cũng có sự tương đồng khi lựa chọn mơ hình TTHS pha trộn (Việt Nam cũng đang hoàn thiện các quy định pháp luật TTHS để phát huy ưu điểm của mơ hình TTHS này). Do đó, trên cơ sở nghiên cứu so sánh pháp luật TTHS của Cộng hòa liên bang Nga, Hoa Kỳ và Italia, tác giả nhận thấy các vấn đề cần phải làm rõ liên quan đến phiên tòa sơ bộ trong pháp luật các quốc gia này bao gồm: Thành phần tham gia phiên tòa sơ bộ; Những trường hợp mở phiên tịa sơ bộ; Trình tự, thủ tục tiến hành phiên tòa sơ bộ; Các quyết định ban hành tại phiên tòa sơ bộ.

Một phần của tài liệu Phiên tòa sơ bộ theo pháp luật tố tụng hình sự một số nước và kinh nghiệm cho việt nam (Trang 28 - 32)